Làm giàu ở nông thôn: Bỏ lúa, làm ghép cây, 8X kiếm hàng trăm triệu
“Lúc mới bắt đầu, tôi cũng tự mày mò làm nhưng cây ghép chết nhiều. Về sau đi chợ thấy nhiều thương lái nhập cây bên nước bạn Trung Quốc về bán, tôi mới mua về nghiên cứu, tìm hiểu xem cách họ ghép như thế nào rồi học mót làm theo”, anh Vy Văn Thọ (1984) tại Văn Quan – Lạng Sơn hiện đang là chủ của một mô hình ươm ghép cây giống cho thu nhập hơn 300 triệu/năm…
Học bưu chính xong quay về làm nông
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, bố mẹ anh Thọ đã rất cố gắng tạo mọi điều kiện cho con học hành đàng hoàng với mong muốn cuộc sống đời con sẽ bớt khổ hơn. Nhưng may mắn đã không mỉm cười với anh, học xong ngành bưu chính viễn thông, nhưng anh Thọ sau bao nhiêu lần xin việc không thành, cuối cùng anh quyết định về quê làm ruộng-đúng cái nghề của cha mẹ mình. Nhưng cách làm ruộng của anh có khác với cha mẹ mình. Nhận thấy đất đai ở quê phù hợp với việc ươm, ghép giống cây ăn quả, Thọ đã mạnh dạn vay 400 triệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội cùng với số vốn nhỏ tích góp được đầu tư làm vườm ươm ghép cây giống. Các loại cây ăn quả được anh chọn ươm ghép gồm mận, đào cảnh và hồng.
Vườn ươm cây mận của gia đình anh Thọ phát triển rất xanh tốt.
Dẫn chúng tôi thăm vườn ươm của gia đình, Anh Thọ cho biết, trước đây diện tích đất này vốn cấy lúa nhưng hiệu quả thấp mà lại vất vả. Ban đầu mới làm nghề ươm ghép cây giống, nhưng do chưa nắm được kỹ thuật nên cây chết nhiều. Có đợt cây chết nửa diện tích vườn ươm. Nhiều lúc anh Thọ cũng nản nhưng với quyết tâm và sự kiên trì chịu khó mày mò, học hỏi, anh đã có những thành công.
Sau mỗi lần thất bại, anh Thọ lại phân tích, tìm ra nguyên nhân và khắc phục, dần dần anh mở rộng quy mô vườn ươm. Lúc mới làm, vườn nhà anh chủ yếu ươm đào để ghép mận lai đào, sau đó mới mở rộng và ươm thêm nhiều loại cây khác. Không có kiến thức kỹ thuật bài bản, anh đã mày mò, học hỏi từ sách vở và đặc biệt có các chuyến thăm các mô hình ươm ghép cây giống ở bên Trung Quốc. Nhờ sự đam mê và những gì học hỏi được từ các mô hình khác, anh áp dụng vào vườn ươm của gia đình và thành công…
Có trí thì nên
Anh Thọ chia sẻ: “Nghề ươm và ghép cây giống không tốn nhiều diện tích đất và chi phí đầu tư không quá lớn. Tuy nhiên, quy trình ươm cây giống phức tạp nên đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật gieo hạt, cắt, ghép mắt cây và phải chăm sóc tỉ mỉ thì cây mới sinh trưởng, phát triển tốt. Để ươm ra 1 cây giống tốt, khỏe mạnh phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại đòi hỏi người làm nghề có một kỹ thuật nhất định…”. Trung bình mỗi sào ruộng gia đình anh có thể ươm khoảng 1 vạn cây giống. Thời gian từ lúc ươm hạt đến khi ra cây giống để bán mất khoảng 1 năm.
Video đang HOT
Anh Thọ cho biết, chọn mắt mận để ghép là rất quan trọng, vì cây mẹ tốt thì cây con mới khỏe và sạch bệnh.
Từ khoảng tháng 11 – 12 (âm lịch) là gia đình anh Thọ bắt đầu ươm hạt giống. Sau khi cây con được hơn 1 tháng là thì làm đất, lên luống. Qua 3- 4 tháng chăm sóc, tưới tắm và bón phân, đến khoảng tháng 6-7 anh Thọ bắt tay vào ghép mận. Anh cho biết: “Thường thì quá trình ghép mắt mận mình không thuê nhân công mà sẽ tự làm. Không phải mê tín, nhưng nhiều hôm ghép thì đạt khoảng hơn 90% cây mọc chồi và phát triển rất tốt, nhưng nhiều hôm cũng với kỹ thuật và cách làm như vậy nhưng cây mọc chồi với tỷ lệ rất thấp nên giai đoạn này mình tự làm để khỏi suy nghĩ. Mình cũng chưa tìm ra nguyên nhân, nhưng có thể hôm đó là ngày…không đẹp trời…”, anh Thọ cười nói dí dỏm.
Với anh Thọ, công đoạn ghép mắt mận phải tỉ mỉ và đúng kỹ thuật thì tỷ lệ cây mọc chồi mới cao.
Chia sẻ về kinh nghiệm ươm cây giống, anh Thọ thổ lộ: “Ruộng ươm cây giống phải cao ráo, dễ thoát nước; hạt giống phải chọn hạt mẩy, đều, phôi tốt. Khi chọn mắt ghép cho cây giống phải chọn mắt ghép sạch bệnh, cây mẹ có năng suất cao, khỏe mạnh. Giai đoạn nuôi cây phải sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân bón NPK để chăm bón và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh…”.
Đến nay, vườn ươm của gia đình Thọ có quy mô hơn 8 sào chuyên ươm ghép các giống giống mận, hồng, đào cảnh. Hiện tại, mỗi năm vườn ươm của gia đình anh Thọ cung cấp ra thị trường khoảng gần 10 vạn cây giống các loại. Mỗi loại cây giống bán với giá khác nhau. Như các nắm trước, mận sẽ được anh Thọ bán lẻ với giá 10-20 nghìn/cây, hồng có giá bán 40.000/cây. Mỗi năm gia đình anh có thu nhập hơn 300 triệu từ vườn ươm cây giống, sau khi trừ hết các chi phí còn lãi 120 triệu. Nhờ phát triển vườn ươm cây thuận lợi và thành công anh đã xây được ngôi nhà khang trang và sắm được 2 ô tô chuyên chở cây con đi chợ và chở cây giống bán cho các đại lý…
Khoảng 2 tháng nữa vườn mận này của gia đình sẽ có thương lái đến đặt mua.
Nhờ nắm vững các kỹ thuật nên các vườn cây giống của gia đình anh Thọ luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng khắp nơi trong tỉnh và nhiều tỉnh lân cận như Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang….Thời gian tới anh đang dự tính thuê thêm đất để ươm giống cây hoa hồi phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng…
Theo Danviet
Không gì bằng nuôi rươi, lãi nửa tỷ đồng mỗi năm
Ở bãi thoi thị trấn Minh Tân, Hải Dương, người dân phất lên nhờ nuôi rươi, lãi ít trên 150 triệu đồng, nhiều lên đến 500 triệu đồng một năm.
Các hộ nuôi rươi ở đây khẳng định, không nuôi con gì nhàn bằng nuôi rươi
Anh Vũ Văn Thu ở khu dân cư Tử Lạc có tiếng nuôi rươi ngon nhất vùng này dẫn chúng tôi ra đầm rươi. Anh cho biết: "Tôi đã theo dõi kỹ con nước từ mấy hôm trước. Nước chuyển màu đục, thời tiết lại trở trời. Hôm nay, nhất định sẽ có rất nhiều rươi".
Đúng như lời anh Thu nói, chừng nửa tiếng sau, rươi từ dưới đầm dần dần nổi lên, kín cả mặt nước. Đợi rươi lên nhiều, anh Thu giăng sẵn lưới và bắt đầu mở cửa cống. Nước trong đầm rươi theo máng chảy ra sông. Rươi cũng lũ lượt theo con nước đổ về lưới.
Chỉ nửa tiếng sau, lưới nặng trĩu rươi, anh Thu nhấc lưới thu hoạch mẻ đầu tiên. Liên tục như vậy đến hơn 3h chiều thì việc thu rươi hoàn tất với sản lượng đạt gần 50kg. Các thương lái đã chờ sẵn trên bờ để thu mua với giá 420 nghìn đồng/kg. Mẻ rươi nước đầu đã mang về cho anh Thu trên 20 triệu đồng.
Năm 1992, anh Thu và một số hộ dân khu Tử Lạc ra bãi thoi này đào ao thả cá, cấy lúa, trồng màu. Nhận thấy những ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng đất đai và con nước, 7 năm trở lại đây, anh Thu và người dân vùng bãi đã khai thác và phát triển nghề nuôi rươi cho hiệu quả kinh tế cao.
Không phải là gia đình có diện tích rộng nhất nhưng anh Thu lại là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc nuôi rươi ở vùng này. Với 4.600m2 đất bãi, anh đầu tư kinh phí xây mương dẫn nước, lắp cửa cống và cải tạo đất, sử dụng mùn hữu cơ bón lót dưới đầm để khai thác rươi. Sản lượng rươi của gia đình thu hoạch bình quân mỗi năm đạt 3,5 - 4 tạ rươi, hiệu quả kinh tế gần 200 triệu đồng.
Các hộ nuôi rươi ở đây khẳng định, không nuôi con gì nhàn bằng nuôi rươi, trong khi lợi nhuận kinh tế rất lớn. Rươi có quanh năm, nhưng thường chín rộ từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, mỗi tháng cho thu hoạch 2 - 3 lần, mỗi lần liên tục trong 2 - 3 ngày.
Là món ăn bổ dưỡng nên dù giá cao nhưng rươi lại vô cùng được khách hàng ưa chuộng, nhất là đối với những người sành ăn. Rươi bắt được bao nhiêu đều được thương lái thu mua đi Quảng Ninh, Hải Phòng bán hết. Giá rươi cao, dao động từ 350 - 550 nghìn đồng/kg. Những năm mất mùa, rươi khan hiếm, giá lên đến 800 nghìn đồng/kg. Nhà nuôi ít thì lãi trên 150 triệu đồng, nhà nhiều lên đến 500 triệu đồng mỗi năm.
Người nuôi phấn khởi sau mỗi mùa rươi bội thu
Phấn khởi sau mỗi mùa rươi bội thu, người dân vùng bãi thường bảo nuôi rươi là "lộc trời cho". Hết mùa rươi, người dân lại cấy lúa, thả cá, nuôi cáy, tăng thêm thu nhập.
Ông Trần Khắc Quyền, Chủ tịch UBND thị trấn Minh Tân cho biết: "Khu bãi thoi hiện có 11 hộ nuôi rươi với diện tích 10,2ha. Nhà ít thì vài sào, nhiều lên đến gần 3ha. Sản lượng rươi mỗi năm đạt gần 6 tấn, giá trị kinh tế trên 2,5 tỷ đồng. Để phát triển nghề nuôi rươi, địa phương đã phối hợp với cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật cho người dân. Đến nay, khu bãi thoi đã được huyện đầu tư kinh phí hơn 2 tỷ đồng làm đường giao thông nội vùng. Sắp tới huyện sẽ đầu tư xây dựng một số hạng mục để đáp ứng tốt hơn nhu cầu SX".
Nằm giữa dòng sông Đá Vách, nhìn từ trên cao, bãi thoi như một dải lụa xanh ngát một màu với lúa, ngô, cây ăn quả; với rươi, cái mà người dân tự hào về thành quả lao động của mình gọi đó là "đảo Ngọc".
Theo Thu Xuân (NNVN)
Làm giàu từ nông nghiệp: Gái đảm dân tộc Thái, hái vài chục tấn táo/năm Chị Quàng Thị Hưng (dân tộc Thái), tiểu khu 2, xã Mường Bú, huyện Mường La (Sơn La) đã trồng xen ghép các loại cây ăn trái và làm chuồng trại chăn nuôi, rồi mở mang thêm diện tích, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Riêng với hơn 800 gốc táo, mỗi năm người phụ nữ Thái này hái bán...