Làm giàu ở nông thôn: Bỏ 10 tỷ trồng rau xanh, cả làng “phát sốt”
Bỏ ngoài tai những lời can ngăn, đàm tiếu, ông Nguyễn Phú Đỏ, tổ 3 phường Thành Bình, thành phố Điện Biên Phủ, (Điện Biên) vẫn bỏ 10 tỷ đồng trong 2 năm để quyết tâm trồng rau xanh an toàn. Sau hơn 2 năm, đến nay trang trại rau xanh, sạch của ông Đỏ đã cho thu nhập trung bình trên 300 triệu đồng/tháng-con số mà khiến cả làng “phát sốt”.
Đau đáu với thực phẩm sạch
“Nhìn thấy cảnh người dân hôm nay phun thuốc sâu, 2 hôm sau đã mang rau xanh ra chợ bán, tôi thấy sợ vì chính người dân đang giết chết chính mình khi sản xuất, sử dụng thực phẩm không an toàn” ông Đỏ mở đầu câu chuyện khi dẫn chúng tôi thăm quan trang trại trồng rau sạch, nuôi lợn sinh học rộng 3,5ha của gia đình.
Trong trang trại trồng rau xanh của ông Đỏ đang có gần 20 lao công đang miệt mài lao động bên những luống rau chuẩn bị cho thu hoạch. Để quy hoạch được trang trại rau xanh quy mô như thế này, ông Đỏ mất nhiều thời gian để tìm xuống các vùng nông thôn của huyện Điện Biên tìm hiểu, thương lượng và thu gom, tập trung đất đai…
Ông Nguyễn Phú Đỏ kiểm tra giống dưa Nhật được ông và kỹ sư nông nghiệp Trần Thị Nga đem về trồng thử nghiệm đã ra quả, và rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, môi trường tự nhiên tại Điện Biên. Ảnh: Vinh Duy.
“Đã làm là phải ra tấm, ra món. Diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi phải lớn, đủ rộng để bỏ cái công và vốn đầu tư. Như các anh thấy đấy, cả cánh đồng Mường Thanh toàn một màu xanh của cây lúa, rất ít chỗ trồng cây rau xanh khác. Tôi rất vất vả để mua được khu đất rộng như thế này để trồng rau xanh. Trang trại này đã ngốn của tôi trên 10 tỷ đồng vốn đầu từ từ A-Z rồi đấy”, ông Đỏ chia sẻ.
Sau nhiều tháng, ngày với bao vất vã và lòng kiên trì, 1 niềm tin về hướng trồng rau sạch, an toàn, cuối cùng ông Đỏ cũng mua được trang trại rộng 3,5ha tại C2 xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, cách xa thành phố Điện Biên Phủ 6km. Có được trang trại ưng ý, ông Đỏ bắt đầu công việc mà mọi người bảo ông là “liều mạng” khi chưa rõ bỏ 10 tỷ đồng trồng rau sạch bán cho ai? Ông Đỏ đầu tư làm nhà kính rộng hơn 1ha để trồng rau xanh, thuê 17 công nhân làm việc thường xuyên tại trang trại. Ngoài diện tích trồng rau thì ông quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, vùng nuôi lợn sinh học…
Giống rau cải được lựa chọn kỹ từ khâu giống, chăm sóc theo kỹ thuật trồng rau sạch đã thu hút được người tiêu dùng tại thành phố Điện Biên Phủ, các huyện, thậm chí đã có các mối lái ở tận dưới xuôi lên thăm thú trang trại rau xanh, nuôi lợn sinh học của ông Nguyễn Phú Đỏ. Ảnh: Vinh Duy.
Để công nhân-vốn là nông dân chân lấm tay bùn nắm bắt được kỹ thuật trồng rau sạch, ông Đỏ không ngần ngại thuê hẳn 1 kỹ sư nông nghiệp, chuyên ngành trồng trọt về hướng dẫn kỹ thuật cho họ. Những giống rau được trồng trong trang trại của ông Đỏ không phải là loại rau nào khác lạ mà vẫn là những giống rau cải, rau muống, cà chua… Nhưng khác ở chỗ rau được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, trồng và chăm sóc tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn. Từng luống rau, gieo ngày nào, bón phân gì, tưới tắm liều lượng ra sao đều được kỹ sư Trần Thị Nga ghi tỷ mỷ vào cuốn sổ nhật ký.
Dưa Nhật trong trang trại rau xanh của ông Nguyễn Phú Đỏ đang cho thu hoạch, quả có vị ngon, ngọt, thơm ngon hơn so với các loại dưa khác. Ảnh: Vinh Duy.
Video đang HOT
“Phải theo dõi chặt chẽ sự sinh trưởng của rau xanh rồi nhận biết cây đang thiếu những loại khoáng chất gì để có hướng bón phân. Ở đây chúng tôi dùng toàn phân hữu cơ để chăm sóc, bón cho rau xanh, không hề dùng 1 tý phân vô cơ nào…” kỹ sư Trần Thị Nga chia sẻ. Chỉ tay ra chỗ xây dựng hơn 10 cái bể to hàng trăm mét khối, chị Nga cho biết đấy là những bể ủ phân hữu cơ để bón cho rau. “Chúng tôi lấy rơm, rạ ủ cùng phân chuồng, đậu tương, bã đậu để làm phân hữu cơ bón rau. Những loại nguyên liệu này đem lại dinh dưỡng tốt nhất cho đất, giúp đất tơi xốp, rau phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, rau xanh khi thu hoạch, chế biến vẫn giữ được hương vị thơm đặc trưng của từng giống-Đó chính là 1 trong những yếu tố rau xanh của trang trại thuyết phục được những bà nội trợ khó tính…” chị Nga cho biết thêm.
Sản phẩm rau, củ quả từ trang trại của gia đình ông Nguyễn Phú Đỏ được bày bán tại siêu thị ở thành phố Điện Biên Phủ. Ảnh: Vinh Duy.
Tìm ra cây trồng chủ lực để xây dựng thương hiệu
Lượng rau tại trang trại của gia đình ông Nguyễn Phú Đỏ chỉ đủ cung ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng tại thành phố Điện Biên Phủ. Ảnh: Vinh Duy.
Nuôi lợn sinh học là 1 trong những mô hình mà ông Nguyễn Phú Đỏ dày công đầu tư, kiên trì theo đuổi và nhờ đó hút được thị hiếu của người tiêu dùng khi thịt lợn do trang trại của ông nuôi có tiếng là thơm ngon. Ảnh: Vinh Duy.
Ngoài trồng rau, ông Đỏ còn nuôi lợn sinh học chất lượng cao. Cách nuôi lợn của ông cũng khác với các chủ trang trại lợn khác. Lợn ăn thức ăn tự nhiên, không ăn cám tăng trọng. Ông Đỏ cũng không bán ra thị trường như những nơi khác mà mổ lợn, bán trực tiếp tại siêu thị để giới thiệu sản phẩm sạch của chính mình. Giới thiệu về bí quyết nuôi lợn sinh học của mình, ông Đỏ cho biết: “Tôi chọn 2 giống lợn cái Móng Cái và giống lợn siêu nạc để phối giống cho ra lợn lai có nhiều gen trội của 2 dòng lợn này vì thế thịt lợn thơm ngon. Lợn lại được nuôi tự nhiên, thức ăn chủ yếu là ngô, đậu tương được ủ lên men, rồi rau xanh trong trang trại nên rất tốt cho tiêu hóa và sự sinh trưởng, phát triển của lợn”.
Kỹ sư Trần Thị Nga-người “chỉ huy kỹ thuật” của trang trại đang kiểm tra rau sự sinh trưởng của 1 khu trồng rau xanh. Ảnh: Vinh Duy.
Những sản phẩm từ trang trại của ông Đỏ được bán tại một địa chỉ duy nhất tại thành phố Điện Biên Phủ là tại siêu thị Tâm Đỏ, tổ 3 phường Thanh Bình. Ông Đỏ cũng cam kết và chịu trách nhiệm với người tiêu dùng sử dụng sản phẩm do trang trại của ông sản xuất và cung ứng ra thị trường. Ông Đỏ cũng chia sẻ về giá bán rau sạch “Mặc dù là rau sạch, trồng và chăm sóc theo yêu cầu kỹ thuật cao, nhưng tôi bán ra thị trường giá cũng không cao hơn so với các loại rau xanh trồng theo cách bình thường khác, nhưng cái được của tôi là người tiêu dùng yên tâm về sản phẩm, đảm bảo sức khỏe…”.
Thu nhập trung bình từ trang trại rau sạch, lợn sinh học của ông Đỏ đã đạt được trên 300 triệu đồng/tháng, nhưng ông Đỏ vẫn chưa hài lòng với kết quả đã đạt được. “Mang tiếng là thu gần 4 tỷ đồng/năm từ trang trại, nhưng trừ chi phí tôi mới chỉ có lãi tầm 1,5 tỷ đồng. Tôi đang muốn tìm ra loại rau, củ, quả chủ lực để xây dựng thương hiệu rau đạt sản phẩm hữu cơ. Muốn làm được việc này sẽ mất nhiều thời gian, công sức, nhưng khó mấy tôi vẫn sẽ làm…” ông Đỏ quả quyết…
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Ương cá mè dinh "rinh" 3 Huân chương Lao động
Cách đây hơn 20 năm, ấp Mỹ Chánh 4, xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nổi tiếng cả miền Tây bởi nghề ương nuôi cá giống, trong đó có ương giống cá mè dinh-cá đặc sản Nam bộ. Một trong những nông dân làm nên tiếng tăm cho nghề ương cá giống ở đây là ông Âu Văn On. Cũng nhờ ương cá mè dinh mà ông On "rinh" về 3 Huân chương Lao động của Nhà nước trao tặng...
Cũng chính nhờ kinh nghiệm, khả năng ương cá tốt, giúp nhiều hộ nông dân trong ấp, ngoài xã thoát nghèo, vươn lên khá giả mà lão nông Âu Văn On đã được nhà nước tặng 3 Huân chương Lao động, trong đó có 2 Huân chương Lao động hạng Ba và 1 Huân chương Lao động hạng Nhì. Mới đây, ông Âu Văn On được bình chọn là một trong 24 gương mặt nông dân tiêu biểu của 30 năm đổi mới lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và 5 năm chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam"...
Cách đây hơn 20 năm, lão nông Âu Văn On là 1 trong những người tiên phong trong nghề ương cá giống, góp phần làm nên 1 xã Hậu Mỹ Bắc A trù phú, nông thôn mới như ngày hôm nay.
Duyên nợ với loài cá đặc sản
Như đã hẹn, chúng tôi tìm đến nhà ông Hai On (ấp Mỹ Chánh 4). Tại trại ương cá, ông Hai On đang lui cui chăm nom 2 triệu con cá trôi bột và 20 triệu con cá mè dinh bột. Đây là số cá giống ông và gia đình đang ngày đêm chăm sóc và chờ khách hàng khắp các tỉnh miền Tây đến lấy.
Lão nông đã ở tuổi cao niên nhưng vẫn còn nhanh nhẹn, hoạt bát, đặc biệt ông sôi nổi hẳn lên khi chúng tôi nói nhắc lại ký ức một thời nổi tiếng của làng nghề ương cá giống mà ông là một trong những người tiên phong.
Ông Âu Văn On kiểm tra cá bột sau khi cho ương. ảnh:Trần Đáng
Theo hồi ức, ông Hai On theo nghề ương cá cũng chỉ vì thấy con cá mè dinh - một loại cá đặc trưng ở miền sông nước Nam Bộ, đang tiến tới thời kỳ tuyệt chủng. "Khoảng giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, không hiểu sao cá mè dinh dần dà biến mất. Trong ao, dưới sông rất khó tìm thấy bóng dáng cá mè dinh. Tiếc con cá quá, tui sục sạo dưới ao, dưới sông bắt từng con rồi gom góp mang đến Viện Nghiên cứu thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long nhờ cán bộ của Viện chỉ cách ương để gầy giống lại" - ông Hai On thổ lộ.
Sau bao ngày theo học các cán bộ kỹ thuật của Viện Nghiên cứu thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long, ông Âu Văn On cũng nắm trong tay được kỹ thuật ương giống cá mè dinh. Ông mừng lắm, lập tức về quê về làm trại ương cá. "Lúc bấy giờ nước ta mới thoát khỏi cảnh thiếu lương thực. Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đã qua mấy mùa cho xuất khẩu gạo và mọi gia đình, địa phương đang háo hức với những thành tích xuất khẩu gạo năm sau luôn cao hơn năm trước. Bởi vậy, chính quyền đâu có cho lấy đất ruộng lúa để đào ao nuôi cá. Bí quá, tui be đất ruộng cao 3 - 4cm rồi lấy vải nylon của trái sáng (pháo sáng) lót làm ao. Được cái, cá mè dinh cũng dễ ương giống, ao ương dã chiến mà cá ương vẫn thành công, tỷ lệ đạt rất cao" - ông Âu Văn On nhớ lại.
Tuy nhiên, thấy làm ao kiểu dã chiến này không cho năng suất ương cao, ông On đã mở rộng diện tích ao ương bằng cách be bờ ruộng rộng vài trăm đến hơn ngàn mét làm ao nuôi cá. Vì cố tình "lách" quy định của chính quyền không cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng từ lúa sang nuôi cá nên ông chỉ có thể be bờ cao 4 -5cm và cứ xoay vòng trong năm một vụ ương cá - một vụ làm lúa...
Cho đến hiện nay, ông Âu Văn On vẫn duy trì nghề ương cá giống như cách đây hơn 20 năm ông từng tiên phong làm.
"Theo kỹ thuật làm ao ương, độ sâu của nước phải 7cm - 1,2m. Trong khi đó, ao của tui chỉ sâu 4 - 5cm. Mắc cái, nước ao nông nên giữa trưa nắng nhiều thì nước khá nóng, cá ương trong ruộng có nguy cơ bị hấp chín. May tui be bờ nên tạo được nước trong rãnh sâu hơn xung quanh ruộng. Trong cái khó lại ló cái khôn, cá giống gặp nước nóng đã chạy xuống rãnh lấy đất be bờ ao trốn nóng. Mô hình nuôi cá lạ lùng này lại trở thành điểm học kinh nghiệm của nông dân khắp nơi" - ông Hai On cười rộn ràng nhớ lại.
Theo ông Hai On, cá mè dinh được ương thành công đã trở thành một vật nuôi lúc nào cũng "cháy" hàng. Lúc bấy giờ một con cá mè dinh bột giá 500 đồng. Một 1 triệu con cá bột giá bằng 1 chỉ vàng hay 200 giạ thóc. "Đời sống gia đình thay đổi rõ rệt. Bấy giờ, gia đình tui thiếu điều chỉ mua máy bay là không nổi" - ông kể.
Nghề ươm cá giống lên hương
Theo ông Hai On, cá mè dinh được ương thành công đã trở thành một vật nuôi lúc nào cũng "cháy" hàng. Lúc bấy giờ một con cá mè dinh bột giá 500 đồng. Một 1 triệu con cá bột giá bằng 1 chỉ vàng hay 200 giạ thóc.
Thấy gia đình ông Hai On đổi đời bằng nghề ương cá mè dinh, nhiều hộ nông dân trong ấp, ngoài xã bắt đầu tới học nghề. Ôn Hai On chẳng giấu giếm điều gì, có bao nhiêu kỹ thuật, kinh nghiệm ương cá ông mang ra chỉ hết cho bà con.
Từ vài ao ương cá nhỏ lẻ, giờ ấp Mỹ Chánh 4 có 150ha ao ương cá bột, cá hương (cá giống) với 80 hộ ương cá. Mỗi năm tại ấp này, nông dân xuất ra thị trường hàng trăm triệu con cá bột, cá hương mè dinh, cá trôi... Theo ông On, hầu hết cá hương mè dinh ở đây làm ra là xuất sang Campuchia. Thương lái cứ đến mua ầm ầm, các hộ làm không kịp bán...
Khi đã được ông Âu Văn On và bà con ấp Mỹ Chánh 4 ương nuôi thành công cách đây hơn 20 năm, ngày nay cá mè dinh-loài cá đặc sản của đồng bằng Nam bộ đã sinh sôi ngoài sông, rạch và được nuôi phổ biến hơn. Ảnh: Nguyễn Nhân (CATP).
Từ chỗ nghèo khó với 2 vụ lúa/năm, giờ đây hầu hết người dân ấp Mỹ Chánh 4 vươn lên khá giả nhờ ương cá. Thành tựu nổi bật nhất là việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ một xã còn nhiều khó khăn, sản xuất bấp bênh, đến nay, Hậu Mỹ Bắc A đã đa dạng nhiều đối tượng cây trồng, vật nuôi như: nuôi thủy sản, chăn nuôi heo hay chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng rau màu... Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất sản xuất, nâng cao mọi mặt đời sống cho người dân (thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 30 triệu đồng/năm). Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.
Ông Âu Văn On chia sẻ: "Từ một vùng bị chiến tranh tàn phá, ngày hôm nay Hậu Mỹ Bắc A đã thay đổi hoàn toàn. Điện, đường, trường, trạm đều được đầu tư thỏa đáng, nhà cửa kiên cố, khang trang, gia đình nào cũng có xe gắn máy, tivi, có gia đình xây cả biệt thự mini... Chẳng bao lâu nữa, Hậu Mỹ Bắc A sẽ phát triển không thua kém một địa phương nào trong huyện. Nhìn quê hương đổi thay từng ngày, tôi phấn khởi vô cùng"./.
Theo Danviet
Hoàng Su Phì rộn ràng mùa thu hoạch thảo quả Tuy mới bước vào đầu vụ thu hoạch, nhưng giá thu mua Thảo quả trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì năm nay tăng cao so với mọi năm. Cụ thể, giá Thảo quả tươi được các cơ sở thu mua từ 60 - 65 nghìn đồng/kg, Thảo quả khô trên 400 nghìn đồng/kg. Đây không chỉ là niềm vui, mà còn đem...