Làm giàu ở nông thôn: Bí quyết chăm cam sai như nho nhờ thuốc lào
Bà Ngô Thị Na ở xóm Dệ 2, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình sở hữu bí quyết chăm vườn cam sai quả và sạch bệnh bằng thuốc lào ngâm với nước vôi trong. Cam không những sạch bệnh mà quả luôn sáng bóng và đẹp mã
Bà Na trồng 300 cây cam lòng vàng trên diện tích 6.000m2. Cây cam nào trong vườn nhà bà Ngô Thị Na cũng sai trĩu quả. Bà Na ước tính, mỗi cây cam cho sản lượng khoảng 250kg. Với 300 cây cam hiện có, năm nay nhà bà Ngô Thị Na thu được khoảng trên 60 tấn cam. Với giá bán 20.000đ/1kg, bà Na có tiền tỷ trong tay.
Chăm cam bằng thuốc lào ngâm với nước vôi trong, bà Ngô Thị Na đã tạo nên vườn cam đẹp nhất xứ Mường.
Một bí quyết nữa để chăm sóc vườn cam của bà Ngô Thị Na là thường xuyên bón đậu tương cho cây. Đặc biệt là khi phun thuốc phòng bệnh cho cam, bà Na đã nghĩ ra “tuyệt chiêu” là ngâm thuốc lào với nước vôi trong.
Vườn cam đẹp của bà Ngô Thị Na được nhiều người đến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm.
Theo bà Ngô Thị Na, thuốc lào ngâm với nước vôi trong khoảng 3 tháng. Sau đó, lọc kĩ các bã, lấy nước. Cứ mỗi xô nước khoảng 10 lít, hòa với 1.000 lít nước phun cho cây cam. Mỗi tháng phun một lần, các bệnh nấm mốc, loét đều trị được. Bọ trĩ, nhện đỏ, ruồi vàng… đều không có đất sống ở vườn cam khi phun dung dịch có nước ngâm thuốc lào và nước vôi trong. Theo bà Nga, cách làm này tiết kiệm được chi phí lại bảo vệ môi trường.
Video đang HOT
Mỗi cây cam trong vườn của bà Ngô Thị Na cho thu trên 200kg quả.
“Không như phun thuốc sâu hóa học, người phun không bị ảnh hưởng gì khi phun cam bằng nước thuốc lào ngâm nước vôi trong. Không chỉ trị bệnh trên lá, cây cam nào mà rễ bị yếu hoặc bị vàng lá, chỉ cần đổ 1-2 xô thuốc nước pha thuốc lào ngâm nước vôi trong xung quanh tán là cây hết bệnh”, bà Ngô Thị Na tiết lộ
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: "Choáng" với trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn
Năm 2000, ông Nguyễn Văn Tuệ - một kỹ sư công nghệ sinh học, với khát khao xây dựng được thương hiệu và đưa sản phẩm nấm linh chi đỏ ra thị trường thế giới, đã mạnh dạn đầu tư trang trại quy mô lớn-"khủng" nhất miền Đông Nam bộ. Trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn có quy trình nuôi trồng khép kín, đạt chuẩn an toàn...
Trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ tại ấp Ruộng Lớn, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.Tại trang trại nấm này, từng trại nấm mái lợp lá dài hàng chục mét nối đuôi phủ kín trang trại rộng 3,3ha. Ảnh: Trần Đáng.
Trang trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư Nguyễn Văn Tuệ mỗi năm sản xuất khoảng 25 tấn nấm xích chi, hồng chi, na sa Nhật Bản. Sản lượng này bằng 10% tổng sản lượng linh chi Việt Nam sản xuất (hiện sản lượng nấm linh chi của Việt Nam khoảng 250 tấn/năm. Ảnh: Trần Đáng.
Ngoài quy trình nuôi trồng đạt chuẩn an toàn, trang trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ còn ứng dụng hiệu ứng nhà kính để phơi sấy nấm. Với cách phơi này nấm sẽ khô đều và đạt dược tính cao nhất. Trong ảnh: Đoàn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm nhà kính đang phơi sấy nấm. Ảnh: Trần Đáng.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Nguyễn Hồng Lý đã đánh giá rất cao sự thành công của trang trại nấm. Trong ảnh: Bà Nguyễn Hồng Lý và chủ trại nấm Nguyễn Văn Tuệ đang trao đổi về việc sản xuất nấm linh chi trong đợt thăm trang trại tháng 8.2016. Ảnh: TL. Trần Đáng.
Ông Trần Văn Làm - Nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, phụ trách phía Nam, khá thích thú với các tai nấm linh chi tại trang trại. Ảnh: Trần Đáng.
Thu hoạch nấm tại trang trại linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ. Ảnh Trần Đáng.
Năm 2016, ông Tuệ đã hợp tác cung cấp sản phẩm nấm linh chi cho Công ty cổ phần dược liệu để sản xuất dược liệu. Ảnh: Trần Đáng.
Hiện nay, trang trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ có các dòng sản phẩm linh chi nguyên tai, linh chi xắt lát, linh chi xay và bột bào tử với nhiều trọng lượng, kích cỡ cho khách lựa chọn. Trong ảnh: Sản phẩm được đóng gói trước khi xuất bán. Ảnh: Trần Đáng.
Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với quy mô lớn, đảm bảo về chất lượng nên trang trại thu hút khá nhiều doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân đến tìm hiểu và học tập kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: Trần Đáng.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Ngỡ ngàng vườn cam "vừa chửa, vừa đẻ, vừa nuôi con" "Vua cam V2" là biệt danh người dân đặt cho bà Phạm Thị Lan ở thôn Tân Phú, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Giống cam V2 là giống cam có thời gian thu hoạch kéo dài từ suốt dịp tết Nguyên đán. Nhiều người gọi giống cam này "vừa chửa, vừa đẻ, vừa nuôi con" bởi cây vừa ra...