Làm giàu ở Mỹ nhờ món ăn Việt
Đặt chỗ ở nhà hàng Slanted Door của Charles Phan là một thử thách, bởi ở đây luôn chật kín khách đến thưởng thức những món ăn Việt không xa lạ nhưng được chế biến thành những tuyệt phẩm.
Charles Phan tại nhà hàng Slanted Door ở San Francisco. Ảnh: San Joe Mercury News
Dường như để khắc phục việc thực khách phải chờ hàng tuần để có cơ hội thưởng thức món mình nấu, ông chủ gốc Việt Charles Phan, 50 tuổi, đã ra mắt cuốn sách mang tựa đề “ Vietnamese Home Cooking”.
Phan cho biết cuốn sách gồm 226 trang, có giá 35 USD, đơn giản là sách hướng dẫn cách nấu món ăn Việt tại nhà, cung cấp hiểu biết chung về nền ẩm thực Việt Nam, cách thưởng thức món ăn. Đặc biệt, cuốn sách tiết lộ những câu chuyện thú vị đằng sau những món ăn có trong thực đơn của Slanted Door từ khi mở cửa năm 1995 và kỹ thuật nấu nướng khiến những món ăn ở đây trở nên đặc biệt.
Cấu trúc cuốn sách của Phan không sắp xếp theo món ăn mà theo kỹ thuật nấu. Anh cho rằng mọi người chỉ thường mua sách để biết một công thức nấu ăn mà không hiểu được những quy tắc cơ bản và cách kết hợp các nguyên liệu.
Video đang HOT
“Nếu bạn học cách chiên, xào, om, nướng, cách kiểm soát ngọn lửa, bạn có thể làm bất cứ điều gì”, San Joe Mercury News dẫn lời anh. “Về cơ bản cuốn sách tương tự những gì chúng tôi đang làm ở Slanted Door, quảng bá ẩm thực Việt với những nguyên liệu địa phương”, anh nói.
Sinh ra ở Đà Lạt, Phan cùng cha mẹ và anh em rời Việt Nam đến đảo Guam năm lên 13 tuổi. Mẹ anh khi đó đang làm hai công việc một lúc và anh chịu trách nhiệm nấu ăn cho cả gia đình. Họ trải qua hai năm ở đó trước khi đến San Francisco định cư năm 1977.
Anh bắt đầu đi làm ở nhà hàng khi đang học cấp ba. Mỗi tuần Phan làm việc 3 buổi tối, cho đến tận hai giờ sáng và nấu bữa ăn 6 món cho 5 người bạn trong phòng ký túc xá. “Mọi người nghĩ tôi bị dở hơi”, anh kể.
Vào năm thứ ba đại học, Phan tham gia một cuộc biểu tình về học phí và buộc phải nghỉ học. Anh trải qua nhiều công việc nhưng không thành công và quyết định đi du lịch một thời gian. Tuy nhiên, trong tâm trí anh, ước mơ về một nhà hàng vẫn luôn day dứt.
Bước ngoặt của cuộc đời Phan là khi anh đến châu Á năm 1994 và quyết định rằng “mình phải làm việc cho chính mình”. Thế rồi nhà hàng Việt Nam Slanted Door ra đời một năm sau đó. Đây là nhà hàng Việt Nam đầu tiên chuyên phục vụ các món ăn Việt chất lượng cao trong vùng, với các nguyên liệu địa phương tươi ngon nhập trực tiếp từ trang trại.
“Thừa thắng xông lên” sau Slanted Door, ông chủ Phan phát triển một “đế chế nhà hàng” nhỏ ở vùng vịnh San Francisco với những nhà hàng như Heaven’s Dog, Academy Cafe hay Wo Hing General Store. Năm 2004, anh giành giải Đầu bếp Giỏi nhất của Quỹ James Beard, giải thưởng được xem là “Oscars của Ẩm thực” Mỹ.
Bìa sách Vietnamese Home Cooking của Charles Phan. Ảnh: San Joe Mercury News
Phan cho biết bí quyết để nấu ngon là trước hết phải học cách ăn.
“Khi bạn thưởng thức nhiều món ăn ngon, bạn bắt đầu xây dựng cho mình vốn từ vựng về hương vị. Bạn hình dung ra hình ảnh món ăn và cách để làm chúng”, anh nói. “Đừng chỉ đến và nói với tôi rằng thức ăn rất tuyệt. Tôi nói thế với tụi trẻ con nhiều rồi. Mục tiêu của tôi là thực sự khiến mọi người nghiện thức ăn ngon. Có nhiều thứ gây nghiện, như ma túy, nhưng tôi nghĩ nghiện thức ăn thì tốt hơn, vì chúng ta tìm thấy niềm vui trong đó”.
Theo VNE
Tâm và tài của người đầu bếp gốc Việt
Là một Việt kiều thành danh trên đất Mỹ, đầu bếp Dương Huy Khải tâm sự rằng, điều làm ông hạnh phúc nhất là được góp phần giới thiệu cho thế giới biết ẩm thực chính là một tinh hoa văn hóa của Việt Nam.
Đối với ông, việc nấu thật ngon các món ăn Việt, tìm và giữ lại những món ngon truyền thống, quảng bá ẩm thực Việt ra thế giới... là một cách thể hiện tình yêu với quê hương xứ sở.
Dương Huy Khải là đầu bếp Việt Nam đầu tiên được vinh danh trên Đại lộ Cordon Bleu, Pháp.
Dù đạt được nhiều thành tựu trong nghề nhưng vị đầu bếp gốc Việt này rất khiêm nhường ít nói. Ông chia sẻ, nghề nấu ăn đến với ông bất ngờ như một định mệnh. Xuất thân trong một gia đình không dính dáng gì với ẩm thực nhưng mọi thành viên đều có khả năng chế biến các món ăn thật khéo léo. Có lẽ từ điều căn bản này đã là tiền đề cho ông phát huy nghề bếp. Nhận ra niềm đam mê nấu nướng của mình sau 3 năm theo học ngành cơ khí, Dương Huy Khải đã bỏ lại mọi thứ sau lưng để theo đuổi nghiệp bếp núc. Tốt nghiệp một khóa học nấu ăn, sau 3 năm trau dồi kỹ năng, ông vào làm đầu bếp tại một nhà hàng ở San Francisco. Tuy nhiên, không hài lòng với tay nghề của mình, ông tiếp tục học thêm ở Pháp và Mỹ.
Khởi nghiệp từ con số không, nhưng bằng ý chí và niềm say mê nghề, Dương Huy Khải đã có bảng thành tích thật đáng ngưỡng mộ: Tốt nghiệp thủ khoa trường ẩm thực danh tiếng của Pháp Cordon Bleu Academie là chủ nhà hàng Ana Mandara của giới thượng lưu ở San Francisco, nơi thường xuyên lui tới của các ngôi sao Hollywood như Sean Penn, Will Smith, Sharon Stone và cả những tỷ phú như Lary Ellison đoạt cúp vàng cuộc thi nấu ăn quốc tế Bắc Kinh... Đặc biệt, ông Khải là đầu bếp Việt Nam đầu tiên được nhận một ngôi sao trên Đại lộ Cordon Bleu ở Pháp, nơi vinh danh các đầu bếp thế giới, tương tự Đại lộ Danh vọng ở Hollywood dành cho những người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật. Sau gần 40 năm sinh sống, lập nghiệp tại Mỹ, đã đoạt nhiều giải thưởng để đời, nhưng Dương Huy Khải luôn chỉ nghĩ về món ăn Việt. Giờ đây vị đầu bếp gốc Việt này chỉ mong muốn quảng bá món ăn Việt, đặc biệt là món ăn dân dã 3 miền Bắc, Trung, Nam ra thế giới.
Dương Huy Khải nhận ra nghiệp bếp núc có thể giúp cho những người quanh mình một công việc tốt, thu nhập ổn định. Ông quyết định vận động bạn bè tổ chức và thành lập Hiệp hội Đầu bếp Á Đông và kế tiếp là Hiệp hội Đầu bếp không biên giới, mà ông chính là chủ tịch của cả hai tổ chức này. Hiện hiệp hội của ông đã vận động được nhiều mạnh thường quân cùng nhau làm thiện nguyện như tổ chức nấu 3.000 bữa ăn miễn phí hằng năm để dành tặng những người thu nhập thấp, vô gia cư và thực hiện những chuyến cứu trợ đến các quốc gia có động đất, sóng thần. Riêng tại Việt Nam, trong những chuyến đi tìm kiếm tư liệu về ẩm thực cũng như khai thác nguồn gia vị cho các món ăn Việt, ông nhận ra rằng, quê hương còn nhiều người nghèo cần giúp đỡ. Ông đã vận động Hiệp hội Đầu bếp không biên giới nhận lời tài trợ mỗi năm 30 phần học bổng toàn phần chuyên ngành bếp tại Trường Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn, giúp đỡ các cô gái miền tây Nam bộ từ độ tuổi 16-18 tuổi, vốn là nạn nhân của nạn buôn người qua biên giới. Trong tương lai gần, ông còn có ý định mở trường dạy về ẩm thực với mục đích truyền đạt những kiến thức và niềm say mê nghề cho những đầu bếp trẻ, nhất là những em có năng khiếu nhưng gia cảnh khó khăn. Càng gắn bó lâu với nghề, ông đúc kết rằng, người đầu bếp muốn thành danh phải có tâm và tài.
Theo Dantri
[Chế biến] - Vịt xào mướp lạ miệng ngon cơm Món này bạn có thể ăn kèm với bún cũng rất hợp nhé! Nguyên liệu: 1 con vịt làm sẵn chừng 1.5 kg Mướp hương 1 quả to Hành lá, mùi tàu, 2 củ sả, 2 củ hành khô, ớt, rau sống ăn kèm Bột canh, nước mắm, mỳ chính Bước 1: Hành khô bóc vỏ đập dập, sả đập dập băm nhỏ....