Làm giàu nhờ mô hình trồng nấm an toàn
Với mục tiêu tạo ra sản phẩm an toàn, anh Lê Đình Trúc, thôn Hùng Sơn, xã Yên Thọ, huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện mô hình trồng nấm an toàn để vươn lên làm giàu.
Anh Lê Đình Trúc với mô hình trồng nấm an toàn.
Mô hình này đang cho anh Trúc thu nhập 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 12 lao động với mức lương 4-6 triệu/người/tháng. Hiện mỗi tháng anh Trúc bán 1,5 – 3 tấn, giá bán 1 kg nấm Bào ngư xám tươi là 40.000 đồng/kg, nấm Bào ngư xám khô 300.000 đồng/kg, nấm Mục nhĩ 100.000/kg, nấm Linh chi khô được anh bán giá 1,5-1,7 triệu đồng/kg khô.
Sinh ra trong gia đình thuần nông, sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Trúc đã vào học tại Đại học công nghiệp TP Hồ Chí Minh, tốt nghiệp anh làm thuê nhiều nơi nhưng cuộc sống nay đây mai đó rất vất vả, tiền kiếm được không đủ lo cho gia đình. Trong một lần sang thăm một cơ sở làm nấm, anh đã co ý định về quê lập nghiệp bằng nghề trồng nấm, thông qua sách báo và internet anh Trúc nhận thấy trên thị trường nhiều loại nấm, nhưng nhiều cơ sở sản xuất nấm không đảm bảo vệ sinh an toàn, ảnh hưởng sức khỏe người dùng, cũng từ đây anh đã nảy sinh ý tưởng về quê thực hiện mô hình trồng nấm an toàn, cũng là kế tiếp công việc trồng nấm của bố anh để lại.
Anh Lê Đình Trúc với sản phẩm nấm an toàn.
Video đang HOT
Năm 2016, sau một thời gian đi làm thuê khắp nơi, anh Trúc quyết định về quê lập nghiệp, thừa kế lại cơ ngơi trồng nấm của bố anh để lại, tuy nhiên bố anh ngày xưa trồng và sản nấm theo phương thức cũ, lạc hậu nên hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, anh quyết định trồng nấm theo phương thức mới nhằm tạo ra một sản phẩm an toàn, hướng tới xây dựng một sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) ngay tại quê hương mình. Để làm được điều này anh Trúc đã vay vốn ngân hàng, người thân để nhập nguyên liệu, xây dựng một nhà xưởng chuyên trồng nấm rộng 5.000 m2 để thực hiện mô hình trồng nấm an toàn với các loại nấm như: Linh chi, Mục nhĩ, nấm Bào ngư xám.
Để cây nấm sống khỏe và phát triển tốt cần phải tạo điều kiện khí hậu thuận lợi, tránh ánh nắng, đối với nấm Bào ngư xám khi bắt đầu trồng phải dùng mùn cưa, ủ vôi khoảng 1 tháng rồi đưa vào lò tuyệt trùng để hấp. Sau khi hấp, nấm phải để nguội rồi mới cấy giống. Khi cấy giống xong, sau 1 tháng, anh Trúc cho nấm vào nhà nuôi trồng để chăm sóc hàng ngày, sau khi nấm phát triển tốt thì thu hoạch, đóng bịch và bán ra thị trường, thông thường mỗi đợt trồng nấm tính cả các khâu phải mất 2-3 tháng với thu hoạch nấm được.
Bên cạnh đó, loài nấm Bào ngư xám này rất khó nuôi, tuy nhiên trên thị trường rất ưa chuộng loại nấm này do ăn ngon, nhiều dinh dưỡng, trong khi giá lại rất rẻ nên anh Trúc sản xuất nhiều hơn các loại nấm khác.
Nhờ những nỗ lực vượt khó trong 5 năm qua, đến nay anh Trúc đã có 2 nhà xưởng chuyên trồng nấm an toàn, tổng diện tích cơ sở trồng nấm của anh là 4 ha. Hiện anh đang nuôi trồng 4 loại nấm; trong đó, có 3 sản phẩm được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP vào năn 2020 là nấm Bào ngư xám, nấm Mục nhĩ khô và nấm Linh chi đỏ.
Giấy chứng nhận OCOP cho các sản phẩm nấm của anh Lê Đình Trúc.
Anh Trúc cũng đã thành lập Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Trúc Phượng, mỗi năm anh xuất bán 4.000 tấn nấm. Sản phẩm nấm đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và được bán thị trường Thanh Hóa, Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng..
Nói về phương hướng phát triển nghề trồng nấm trong thời gian tới, anh Trúc cho biết cuối năm nay, hợp tác xã sẽ mở rộng mô hình, sản xuất một số loại nấm có hiệu quả kinh tế cao như: nấm Hoàng đế; đồng thời, nâng sao cho các sản phẩm cũ, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm nấm ra châu Âu, châu Á… Qua đó, khẳng định sản phẩm nấm mang tính chất thương hiệu của địa phương. Ngoài ra, anh Trúc cũng sẽ thường xuyên hỗ trợ người dân quanh khu vực chuyển giao khoa học trong sản xuất nấm để cùng vươn lên thoát nghèo.
Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Yên Thọ, huyện Như Thanh cho hay, mô hình trồng nấm an toàn của anh Trúc đang là điển hình của xã, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra địa bàn, để người dân cùng thực hiện theo. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Hậu Giang nỗ lực tiêu thụ nông sản qua giao dịch điện tử
Ngày 6/9, tại buổi làm việc với các ngành về sàn giao dịch điện tử nông sản của địa phương, ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, địa phương đặt mục tiêu tăng lượng sản phẩm chủ lực được bán qua sàn giao dịch điện tử trong thời gian tới.
Nông sản của người dân được tập kết trước khi được vận chuyển đi TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Duy Khương/TTXVN
Các ngành liên quan sẽ tham mưu để UBND tỉnh sớm ban hành kế hoạch triển khai thực hiện giao dịch điện tử đối với nông sản đến các hợp tác xã, người dân; hỗ trợ, hướng dẫn nông dân về sàn giao dịch điện tử nông sản, giúp họ hiểu về ưu điểm khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Trước mắt, tỉnh sẽ thực hiện giao dịch điện tử đối với 66 sản phẩm OCOP của địa phương.
Theo ông Huỳnh Thanh Phong - Giám đốc Sở Công Thương Hậu Giang, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoạt động kinh doanh truyền thống thuần túy bị chậm lại. Do đó, việc giao dịch điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho bên bán và cung cấp dịch vụ, hàng hóa phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị hàng hóa; đồng thời, tạo điều kiện cho bên mua dễ tìm kiếm, sử dụng và mua được sản phẩm, dịch vụ.
Thời gian tới, cơ quan chức năng của tỉnh tiếp tục hỗ trợ các cơ sở chọn lựa hình ảnh, cập nhật thông tin và quản lý bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ nông hộ đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử lớn để kết nối, quảng bá mở rộng thị trường trong điều kiện hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống không thể thực hiện được.
Hậu Giang đặt mục tiêu thông qua các sàn thương mại điện tử và nền tảng số để cung cấp thông tin hữu ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp như: thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân... Tỉnh sẽ lựa chọn đưa lên sàn thương mại điện tử các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp có thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, giá cả phù hợp để giới thiệu, cung cấp cho hộ sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, tại Hậu Giang đã có nhiều cơ sở, hợp tác xã đăng ký bán sản phẩm lên các trang thương mại điện tử như voso.vn, postmart.vn, Shopee, Lazada, Tiki... Thời gian gần đây, Hậu Giang có hơn 20 sản phẩm được đưa lên giao dịch trên các sản thương mại điện tử với sản lượng hàng chục tấn.
Hà Nội kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn Ngày 1/9, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức "Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn". Chương trình nhằm hỗ trợ các huyện, thị xã kết nối xúc tiến thương mại tiêu thụ sản...