Làm giàu không khó: Cô gái kiếm tiền tỷ bằng nghề ‘ôm người lạ’
Dù nhiều người không có cái nhìn thiện cảm về công việc này nhưng với Cecelia, đây là cách để cô truyền cảm hứng tích cực trong cuộc sống và giúp cô có thêm thu nhập.
Trị liệu tâm lý bằng cách ôm – nghe có vẻ lạ lùng nhưng đây lại là một công việc ngày càng phổ biến. Những người được ôm là người cần sự an ủi, động viên và tiếp thêm động lực trong cuộc sống, còn người làm dịch vụ ôm là người mang lại cảm hứng và cũng kiếm được một khoản thu nhập khá từ công việc này.
Cecelia Baez, 24 tuổi, sống tại Mỹ là ví dụ điển hình cho việc kiếm tiền bằng cách cho người khác ôm. Thường thì Cecelia sẽ gặp gỡ những người tìm đến phương pháp trị liệu tâm lý này, lắng nghe họ chia sẻ về những bế tắc, rắc rối khiến họ bị stress và cuối cùng là dành cho họ một cái ôm thật ấm áp như một sự sẻ chia, truyền năng lượng, và mang đến suy nghĩ tích cực hơn cho họ.
Trong một giờ điều trị tâm lý, cô nàng kiếm được khoảng 80USD (1,8 triệu đồng).
Cô gái trẻ kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ công việc ôm người lạ
Cecelia coi đây là một công việc làm thêm để có thêm thu nhập cho cuộc sống thoải mái hơn. Mỗi tuần, cô nàng dành ra 15 tiếng đồng hồ để gặp gỡ khách hàng và trao cho họ những cái ôm, nhờ vậy mà thu nhập từ việc ôm người khác của cô lên đến 55.500USD (khoảng 1,3 tỷ) mỗi năm.
Dù là một công việc đem lại thu nhập cao, không tốn quá nhiều thời gian, sức lực nhưng vẫn còn khá nhiều người có cái nhìn e ngại với công việc này bởi tính chất nhạy cảm và có thể phát sinh nhiều tình huống không hay.
Bản thân Cecelia Baez cũng từng khá do dự khi được người bạn giới thiệu nghề này nhưng dần dần cô đã hiểu ra được ý nghĩa của việc trao đi những cái ôm và ngày càng yêu thích nó.
Video đang HOT
Hiện tại, cô gái trẻ đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người mỗi khi gặp vấn đề trong cuộc sống và cần giải tỏa áp lực.
Cecelia tin rằng mình đã truyền cảm hứng và động lực cho người khác. Không còn bất kỳ sự lăn tăn nào về nghề nghiệp của cô nàng bởi chính gia đình cũng ủng hộ công việc của Cecelia.
Bên cạnh nghề trị liệu tâm lý bằng phương pháp ôm, Cecelia Baez còn là một nhân viên pha chế. Tuy nhiên, công việc làm thêm ‘ôm người lạ’ còn mang lại nguồn thu nhập khá khẩm hơn công việc chính, giúp cô nàng có cuộc sống thoải mái và thực hiện được những dự định của mình.
Theo Tiin
"Trong tương lai, trường ĐH tốt sẽ như một doanh nghiệp"
Mùa lễ hội cuối năm là thời điểm lý tưởng để sinh viên nhiều nước tìm kiếm công việc làm thêm. Sinh viên ở Phần Lan cũng luôn tất bật với công việc trong những kỳ nghỉ, hoặc thậm chí quanh năm, vì vừa học vừa làm được nhà trường đặc biệt khuyến khích trong những năm gần đây. Họ đã được dạy và rèn luyện các kỹ năng hướng nghiệp từ trường phổ thông.
Chuẩn bị cho công việc từ khi học phổ thông
Trong cuốn sách mới xuất bản tháng 9/2018 mang tên "Phenomenal learning from Finland" tạm dịch là "Hiện tượng học tập từ Phần Lan", giáo sư tâm lý học Kirsti Lonka từ trường ĐH Helsinki nhấn mạnh rằng các trường học phổ thông ở Phần Lan đang ngày càng chú trọng dạy các kỹ năng hướng nghiệp, chuẩn bị cho công việc tương lai của học sinh.
"Một trường học hiện đại nên khuyến khích học sinh có thái độ tích cực với công việc từ sớm và hỗ trợ trang bị cho họ những năng lực cần thiết cho công việc đó',' bà viết. "Chúng tôi quyết định đưa vào giảng dạy các kỹ năng làm việc hay khởi nghiệp trong chương trình học phổ thông mới bởi vì trong tương lai con người sẽ phải giải quyết các vấn đề phức tạp hơn hiện nay khi tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và robot đảm nhiệm phần lớn các công việc truyền thống. Công việc của chúng ta lúc đó sẽ chủ yếu là phân tích, xử lý và tương tác ngoài xã hội.
Gian trưng bày đồ lưu niệm do SV làm tại ĐH Helsinki
Theo giáo sư Lonka, trong tương lai con người sẽ chủ yếu tự khởi nghiệp hoặc làm công việc tự do. Có nhiều dự đoán rằng phần lớn các công việc sẽ được tạo ra bởi các công ty startup nhỏ chứ không phải các công ty lớn. Do vậy, học sinh ngày nay cần phải được trang bị phát triển các kỹ năng thích ứng, sáng tạo, sẵn sàng với công việc, và nắm được những thực tế của việc khởi nghiệp.
Các em học sinh lớp 6 tại Phần Lan thậm chí còn có cơ hội học khởi nghiệp thông qua một chương trình học mới mang tên 'Me & MyCity", tạm dịch là "Tôi & Thành phố của tôi". Chương trình này bao gồm các bài học tại trường và chuyến đi thực hành tới môi trường làm việc. Đó là một thành phố thu nhỏ nơi học sinh sẽ trực tiếp tham gia làm việc tại các công ty, hoặc đóng vai làm người dân, người tiêu dùng trong xã hội thu nhỏ đó.
Chương trình học này đã giành được nhiều giải thưởng sáng tạo và đã được giới thiệu sang một số nước khác.
"Trường đại học tốt hoạt động không hoàn toàn như một trường đại học"
Tại Phần Lan, sinh viên nước ngoài được phép làm thêm không quá 25 tiếng mỗi tuần, còn sinh viên đến từ các nước EU có thể làm thêm bao nhiêu tùy thích, miễn là nó không ảnh hưởng đến việc học tập
Các trường ĐH thường có các dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm thêm cho sinh viên. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể có cơ hội tìm việc tại các hội chợ việc làm do nhà trường phối hợp với các đơn vị tuyển dụng tổ chức. Ngoài ra các trường cũng tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn kỹ năng xin việc cho sinh viên.
Rất nhiều sinh viên Phần Lan làm thêm ngoài giờ, buổi tối hoặc cuối tuần. Kỳ nghỉ hè hoặc kỳ nghỉ cuối năm cũng là thời gian lý tưởng để bắt đầu công việc.
Ông Teemu Kokko, chủ tịch Trường Đại học Khoa học ứng dụng Haaga-Helia cho biết 87% SV trường này đang đi làm thêm hơn 20 giờ mỗi tuần
Trong bài phát biểu tại ngày hội giáo dục Dare To Learn 2018 hồi tháng 9, ông Teemu Kokko, chủ tịch Trường Đại học Khoa học ứng dụng Haaga-Helia, một trong những trường đại học lớn nhất tại Phần Lan chia sẻ rằng 87% sinh viên tại trường này đang làm thêm hơn 20 tiếng mỗi tuần. Họ là lực lượng lao động tích cực, năng động và đang góp phần mang lại bộ mặt mới cho các công ty trong vùng.
"Chúng tôi rất khuyến khích sinh viên làm thêm và thường có các buổi chia sẻ làm thế nào để SV kết hợp giữa học và làm một cách hiệu quả," ông nói. "Sinh viên học tập được rất nhiều từ nơi làm việc. Và chúng tôi nhận định trong tương lai một trường ĐH tốt sẽ không giống như một trường ĐH hiện tại mà sẽ như một doanh nghiệp".
Ông Kokko cũng nhắc đến câu nói gần đây của Bộ trưởng Giáo dục Phần Lan Sanni Grahn-Laasonen rằng đất nước này hiện đang cần đào tạo lại hơn 1 triệu lao động (chiếm 1/3 lực lượng lao động) do họ không theo kịp đòi hỏi của thị trường lao động. Và do vậy thử thách lớn nhất cho các trường ĐH hiện tại là làm sao trang bị cho sinh viên theo kịp tốc độ phát triển của xã hội.
"Giúp sinh viên có cơ hội tham gia vào lực lượng lao động sớm sẽ tạo cơ hội cho họ phát triển toàn bộ khả năng của mình", ông nhấn mạnh. "Tại trường Haaga-Helia chúng tôi cố gắng tạo ra sự linh động trong chương trình giảng dạy để sinh viên có thể thu xếp cho công việc và cuộc sống hàng ngày".
Chia sẻ với PV Dân trí, bà Laura Teinil, Trưởng bộ phận Dịch vụ hướng nghiệp tại trường Đại học Helsinki cho biết việc thực hành nghề thường được đưa vào chương trình đào tạo của sinh viên.
"Sinh viên có thể được gửi đến các doanh nghiệp tìm hiểu, thực hành ngành nghề mình đang theo học hoặc tham gia vào các dự án của doanh nghiệp", bà nói. "Bộ phận Dịch vụ hướng nghiệp chúng tôi còn trợ giúp sinh viên tìm việc làm bằng cách tư vấn, cung cấp thông tin tuyển dụng và giới thiệu sinh viên đến các nhà tuyển dụng".
Tại trường ĐH Helsinki còn thành lập một hội doanh nghiệp mang tên Helsinki Think với ý tưởng đưa những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn ngay tại trường. Nơi đây đã là bệ phóng giúp cho rất nhiều sinh viên chia sẻ ý tưởng và khởi nghiệp thành công.
Phong Lan
Theo Dân trí
Hơn 1,3 triệu người chết do tai nạn đường bộ hàng năm Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, có hơn 1,3 triệu người chết vì tai nạn đường bộ hàng năm. Theo báo cáo tình trạng toàn cầu về an toàn giao thông của WHO, cứ 24 giây lại có 1 người chết vì tai nạn đường bộ và khoảng 1,35 triệu người chết vì nguyên nhân này trên...