Làm giàu khác người: Nuôi ốc nhồi ở ao bỏ hoang, kiếm bộn tiền
Nhờ tận dụng và cải tạo các ao, ruộng bỏ hoang để nuôi ốc nhồi mà anh Nguyễn Văn Bảy (35 tuổi) ở đội 11, xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) kiếm được bộn tiền từ loài ốc đặc sản này.
Nhờ loài ốc nhồi có tiếng là siêu đẻ, chỉ ăn bèo, lá cây mà gia đình anh Bảy ngày càng ăn nên làm ra, làm giàu khác người so với đại đa số nông dân trong vùng.
Đến xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng hỏi về trang trại của anh Nguyễn Văn Bảy không ai là không biết, nhắc đến tên anh là người ta thường gọi là anh Bảy” ếch” và thời gian gần đây người ta còn đặt thêm cho anh cái tên nữa là anh Bảy “ốc”.
Mấy cái biệt danh này gắn với anh Bảy là bởi anh là người nuôi ếch nổi tiếng trong vùng và cũng là người đầu tiên ở đây nuôi thành công loài ốc nhồi.
Theo anh Bảy, nuôi ốc nhồi rất dễ, vứt đâu cũng sống được miễn có nước sạch và thức ăn sạch. Nước ô nhiễm hoặc môi trường nuôi biến động về sinh hóa quá nhanh là 1 trong những nguyên nhân khiến ốc nhồi tự dưng biến mất ở ao, hồ, đồng ruộng ngoài tự nhiên.
Nuôi ốc nhồi đặc sản là mô hình chăn nuôi con đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao đang nhận được sự quan tâm của nhiều nông dân, nhất là những nông dân trẻ đang trên đường tìm cách khởi nghiệp, làm giàu ở nông thôn…
Giữa cái nắng nhẹ của tiết trời thu, men theo con đường bê tông nhỏ dẫn ra phía cánh đồng, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN tìm đến mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi ốc nhồi cho hiệu quả kinh tế cao của anh Nguyễn Văn Bảy ở xã Nghĩa Hồng.
Anh Bảy kể, đầu năm 2016 anh mạnh dạn vay thêm vốn, thuê thêm đất công điền thuộc khu ruộng trũng gần như bỏ hoang trước đó của xã để làm trang trại với quy mô 2,5 ha. Loài vật nuôi chủ yếu khi ấy anh Bảy lựa chọn là ếch Thái Lan là chủ yếu. Vì nuôi ếch Thái Lan sinh sản, nuôi ếch Thái Lan bán thịt nên chỉ chỉ chiếm mất một phần diện tích nhỏ trong trang trại, diện tích còn lại anh Bảy chỉ để thả nuôi các loại cá truyền thống và trồng ít loại cây ngắn ngày khác.
Ốc nhồi từ khi nở từ trứng tới khi nuôi được xuất bán khoảng 3 tháng.
Thấy thả cá không hiệu quả, nên cứ sau mỗi vụ ếch, rảnh rỗi anh Bảy lại lang thang đi các nơi khác để tìm tòi những loại vật nuôi mới lạ để thay thế. “Được một người bạn giới thiệu về mô hình nuôi ốc nhồi cho hiệu quả kinh tế cao, nghe đến nuôi ốc nhồi, tôi thấy vừa gần gũi lại vừa lạ lẫm. Gần gũi vì trước kia đồng ruộng, ao chuôm ở quê tôi nhiều ốc nhồi vô số kể….”.
Theo anh Bảy, ngày trước, môi trường còn tốt, những cái ao bèo về mùa mưa thì ốc nhồi sinh sôi nảy nở nhanh. Mà hồi bấy giờ, ốc nhồi còn nhiều nên cũng không ai để ý đến việc phải nuôi, cứ ra ao, ra ruộng bắt độ 1 tiếng đồng hồ là được 1 rổ đầy. Lạ là sau này có lẽ môi trường không còn tốt nên chúng “biến” đi đâu mất sạch. Sau thời gian suy tính, anh Bảy quyết định mua 3.000 con ốc nhồi bố mẹ về thả ao.
Video đang HOT
Đối với ốc nhồi bố mẹ, sau khi ốc đẻ trứng cần phải đi thu gom hết trứng lại nhằm tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào gây hỏng. Sau đó bỏ trứng ốc nhồi vào thùng xốp tưới nước tạo độ ẩm. Sau 16 ngày là trứng sẽ nở thành ốc nhồi con cho vào ương thành ốc giống
Do nắm bắt được đặc tính của loại ốc này, anh Bảy về cải tạo lại ao nuôi làm sao có mực nước lý tưởng cho con ốc phát triển, cũng như diệt hết các thiên địch gây hại cho ốc khác. Vì vậy, sau khi thả nuôi thử nghiệm ốc nhồi phát triển cực tốt và sinh sản trong vòng một tháng sau đó.
Thấy ốc nhồi đẻ trứng, anh Bảy bắt đầu đi gom trứng lại bỏ vào thùng xốp để ấp nhằm có tỷ lệ nở cao hơn và cũng tránh các loại thiên địch gây hại như chuột, cá, rắn… ăn mất trứng.
Ốc nhồi chế biến được nhiều món ăn ngon đắt tiền, trong đó có món ốc nhồi hấp lá gừng. Ảnh: internet.
“Ốc nhồi đẻ trứng dưới ao dễ bị phân tán, không thu gom được, bị chuột, rắn ăn hết và tỷ lệ nở thành con sẽ thấp. Nếu cho vào bể nhỏ, mình dễ quản lý, thu gom dễ dàng, đặc biệt là cho trứng vào ấp, đảm bảo độ ấm, tỷ lệ nở thành ốc nhồi con sẽ cao hơn”, anh Bảy tiết lộ với phóng viên Báo DANVIET.VN.
Anh Nguyễn Văn Bảy, cho biết, ốc nhồi này khá dễ nuôi, thức ăn của nó cũng rất đơn giản với bèo tấm, các loại rau xanh dễ kiếm như rau muống, rau khoai lang, lá sắn… Những thứ này, mọi người có thể kiếm rất đơn giản mà không cần phải bỏ tiền mua.
“Môi trường không ô nhiễm thì ốc nhồi dễ nuôi, chi phí thấp, lợi nhuận cao lại không mất nhiều công. Đặc biệt, đầu ra của mặt hàng ốc nhồi thịt thương phẩm, ốc nhồi giống này thường ổn định, có bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu…Có bao nhiêu ốc giống tôi đều bán hết”, anh Bảy quả quyết với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Ốc nhồi là loại ốc dễ nuôi, chi phí thấp, lợi nhuận cao lại, đây là mô hình giúp bà con nông dân thoát nghèo.
Anh Nguyễn Văn Bảy lưu ý, trong quá trình nuôi cần phải chú ý đến mực nước trong ao nuôi, sao cho luôn duy trì từ 40 – 100 cm là an toàn cho ốc. Mùa đông, ốc nhồi dường như không hoạt động, lúc này cần hút hết nước trong ao để ốc rúc xuống bùn trú đông, hoặc thả thật dày cây bèo lục bình, vứt thêm cỏ dại xuống ao để giữ ấm cho ốc.
Anh Bảy cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, ốc nhồi từ khi mới nở nuôi đến 12 tháng thì bắt đầu bước vào thời kỳ sinh sản, đẻ trừng. Thời gian ốc nhồi đẻ trừng từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch hàng năm. Mỗi con ốc mẹ đẻ từ 5 – 6 ổ trứng/năm, thời gian ấp trứng từ 20 – 25 ngày. Khi ấp phải thường xuyên quan sát trứng ốc nhồi và đảm bảo độ ẩm. Ốc nhồi sau khi nở 30 ngày tuổi có giá là 500-700 đồng/con, ốc bố mẹ từ 160 – 180.000 đồng/kg. Ốc nhồi nuôi sau 3 tháng là có thể xuất bán ốc thịt.
“Từ đầu năm đến nay, gia đình tôi cung cấp ra thị trường hơn 15.000 ốc giống và hiện dưới ao đang nuôi hơn 1 tấn ốc nhồi thịt thương phẩm. Riêng tiền bán ốc nhồi giống tôi đã thu về gần 80 triệu đồng, còn hơn 1 tấn ốc nhồi thịt thương phẩm dưới ao thì tôi chỉ giữa lại một nửa làm giống, số ốc còn lại sẽ bắt hết lên bán thịt. Tính ra năm nay tôi cũng kiếm được hơn 100 triệu đồng từ việc nuôi ốc nhồi”, anh Bảy vui vẻ nói.
Thức ăn của ốc nhồi giống là rau, bèo thái nhỏ. Ốc nhồi nuôi từ 20 -30 ngày là có thể xuất bán được, giá dao động từ 500-700 đồng/con.
Cũng theo anh Bảy, ốc nhồi ngoài tự nhiên đang khan hiếm, giá cả lại cao. Chính vì thế, ốc nhồi nuôi trong ruộng, trong ao, trong bể xi măng sẽ là nguồn chính cung ứng cho nhu cầu ầm thực của người tiêu dùng.
Nuôi ốc nhồi khác với nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá là chi phí thức ăn và công chăm sóc ốc lại ít nhưng hiệu quả kinh tế mà nó mang lại rất cao.
“Như tôi nuôi ếch cả chục năm nay nên kinh nghiệm cũng chẳng thu kém ai, nhưng nhiều vụ ếch vẫn thất bại là chuyện bình thường. Từ khi nuôi thêm ốc để kiếm thêm thu nhập thì tôi thấy mô hình này cho hiệu quả tương đối cao mà chi phí đầu tư ban đầu thấp, ít rủi ro và hoàn toàn có thể làm giàu ở nông thôn được”, anh Bảy tiết lộ.
Hiện anh Bảy đã làm chủ được kỹ thuật nuôi ốc nhồi và giàu kinh nghiệm nuôi ốc nhồi, nhất là kỹ thuật ấp trứng ốc nhồi, cách chăm sóc ốc nhồi giống. Mô hình nuôi ốc nhồi của anh Nguyễn Văn Bảy là địa chỉ tin cậy về con giống cho người dân tại nhiều địa phương. Ngoài bán giống, anh còn nhiệt tình hướng dẫn cho những hộ mới bắt đầu nuôi. Đồng thời, anh Bảy đang có dự định mở rộng diện tích mô hình nuôi ốc để tăng thu nhập.
Theo Danviet
Chán cá chuyển sang nuôi ốc nhồi, chỉ ăn rau cỏ mà có tiền to
Từ khi chuyển sang nuôi ốc nhồi ở ao nhà, năm nào, ông Trần Văn Cấp (50 tuổi) ở xóm Xuân Thắng, xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cũng thu được tiền to.
Loài ốc siêu đẻ, đẻ cả trăm trứng này và chúng chỉ ăn bèo, lá cây, ít tốn công chăm sóc, nhiều người tìm mua này giúp ông Cấp kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Đang là ông chủ của một tiệm sửa xe máy khá đông khách, nhận thấy ốc nhồi là loài dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, chúng lại ăn phụ phẩm nông nghiệp như rau, cỏ, bèo tấm, lá sắn..và hiệu quả kinh tế mang lại cao nên ông Trần Văn Cấp tìm đến các mô hình nuôi ốc nhồi thành công để thăm quan học hỏi kinh nghiệm...
Mô hình nuôi ốc nhồi đem lại thu nhập cao. Mỗi năm gia đình ông Trần Văn Cấp ở xóm Xuân Thắng, xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có thu nhập cả trăm triệu đồng từ nuôi và bán ốc nhồi.
"Vì môi trường ô nhiễm, biến đổi khí hậu, loài ốc nhồi ngoài tự nhiên đang khan hiếm dần, nhiều nơi loài ốc này gần như đã tuyệt chủng. Chính vì lý do đó mà tôi để ý những năm gần đây, giá ốc nhồi rất cao, số lượng lại khan hiếm. Thú thực, giờ ăn 1 cân thịt bò còn dễ mua hơn là tìm dăm chục con ốc nhồi. Đó cũng là lý do tôi mày mò tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc nhồi...Mà chúng có đòi ăn uống gì cao sang, chỉ là rau cỏ, những thứ vứt đi như xơ mít, vỏ dưa...", ông Cấp tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN về lý do quay sang nuôi ốc nhồi
Sau quá trình tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc nhồi, kỹ thuật nuôi ốc nhồi, đầu năm 2015, ông Cấp quyết định đầu tư nuôi loài ốc này. Khu ao trước kia gia đình ông nuôi cá với thu nhập mỗi năm chẳng đáng là bao nay được ông cải tạo lại để làm nơi nuôi ốc nhồi sinh sản, ốc nhồi giống, ốc nhồi thịt.
Ông Cấp thổ lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Thời gian đầu mới nuôi tôi thả cả vài vạn ốc nhồi giống. Do chưa có nhiều kinh nghiêm nên 2 lần thả nuôi đầu tiên ốc nhồi giống bị chết gần hết và thiệt hại mỗi lần cả chục triệu tiền mua ốc giống. Ốc chết như ngả rạ, tôi cũng hoảng, tưởng đâu dễ nuôi, ai ngờ lại thất bại. Tìm hiểu mãi mới biết nguyên nhân dẫn đến ốc nhồi bị chết bởi môi trường nước chưa được tốt và tôi cho ốc ăn quá nhiều, dưa thừa thức ăn cũng gây ô nhiễm nguồn nước...".
Ông Trần Văn Cấp cho biết, mỗi con ốc nhồi mẹ đẻ từ 5 - 6 ổ trứng/năm, mỗi ổ trứng trên 100 quả. Thời gian ấp để từ trứng nở thành ốc nhồi con từ 20 - 25 ngày và nếu quản lý tốt tỷ lệ trứng ốc nhồi nở đạt trên 80%.
Ông Trần Văn Cấp cho biết, hiện gia đình ông đang nuôi hàng vạn ốc nhồi bố mẹ và ốc nhồi thịt thương phẩm trên diện tích 700m2 ao. Kể từ năm thứ 3 nuôi ốc nhồi thành công, trung bình mỗi năm ông Cấp xuất bán trên 15.000 ốc giống và hơn 1 tấn ốc nhồi thịt thương phẩm.
"Hiện tại giá ốc nhồi giống tôi đang bán ra với gia giao động từ mức 500-700 đồng/con tùy loại. Đối với ốc nhồi thịt thương phẩm thì bán với giá 70.000 đồng/kg. Tính ra mỗi năm cũng thu về được hơn 100 triệu đồng từ việc nuôi ốc nhồi", ông Cấp tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo kinh nghiệm nuôi ốc nhồi của ông Cấp, loài ốc nhồi ưa sạch, nguồn thức ăn hoàn toàn từ tự nhiên như: bèo tấm, quả mướp, lá sắn...Không chỉ thức ăn mà nguồn nước nuôi ốc nhồi cũng cần phải sạch. Ngoài ra cần chú ý mực nước trong ao nuôi luôn duy trì từ 40 - 100 cm là an toàn nhất cho ốc nhồi. Sau 12 tháng nuôi, ốc nhồi bắt đầu sinh sản và thời gian sinh sản thường là từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch.
Ông Cấp lưu ý, khi cho ấp trứng ốc nhồi phải thường xuyên quan sát và luôn giữ cho trứng khô, phòng chống chuột ăn trứng ốc. Nếu làm tốt tỷ lệ ấp nở trứng ốc nhồi sẽ đạt trên 80%. Ốc nhồi sau 30 ngày tuổi có thể bán giống với là 500 đồng/con; ốc nhồi bố mẹ có giá từ 160 - 180.000 đồng/kg. Ốc nhồi nuôi sau 3 tháng là có thể xuất bán ốc thịt.
Dễ nuôi, chi phí thấp, lợi nhuận cao lại không mất nhiều công chăm sóc nên nuôi ốc nhồi có thể là lựa chọn hay giúp bà con nông dân thoát nghèo.
Nói thêm về con ốc nhồi, ông Cấp cho hay, ốc nhồi là con đặc sản, có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon khác nhau nên đây là loại vật nuôi khá triển vọng và cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, so với các loại vật nuôi khác thì nuôi ốc nhồi chi phí đầu tư cực thấp và không mất tiền mua thức ăn nên rất phù hợp với quy mô nuôi nhỏ lẻ. Hộ khó khăn, hộ nghèo nếu có ao, hồ, bể sạch thì vẫn có thể đầu tư nuôi ốc nhồi để tăng thu nhập...".
"Cứ lấy gia đình tôi mà nói, tính toán kỹ ra thì thu nhập từ nuôi ốc nhồi cũng chẳng kém gì nghề sửa xe máy của tôi, mà lại tốn ít công hơn, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra khoảng 1 tiếng đồng hồ để đi hái lá cây, vớt bèo cho ốc nhồi ăn", ông Cấp tâm sự với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Nói về kỹ thuật nuôi ốc nhồi cho hiệu quả cao, ông Cấp cho hay, ốc nhồi sống tốt, phát triển và sinh sản ở nhiệt độ khoảng từ 20 - 32 độ C, vì vậy ở miền Bắc, bắt đầu nuôi ốc nhồi từ tháng 4 đến tháng 12. Vào mùa đông ốc sẽ dừng ăn và tìm nơi trú ẩn. Đặc biệt nếu thời tiết có sương muối hoặc nước giá buốt sẽ làm ốc chết.
Kinh nghiệm của ông Cấp là khi ốc nhồi đẻ trứng nên vớt từ ao cho vào các bể nhỏ để ấp. Làm cách này để tránh bị các con vật như chuột, ếch...ăn mất trứng ốc nhồi và trứng nở thành ốc nhồi con với tỷ lệ cao hơn.
Chính vì vậy, theo ông Trần Văn Cấp, vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp cần làm bể tránh rét cho ốc nhồi, "ủ ấm" để ốc nhồi sống qua mùa đông lạnh giá. Bể tránh rét cho ốc nhồi có đắp đất bùn, trồng cỏ dại um tùm để ốc trú ẩn, tránh rét. Ngoài ra, trong quá trình nuôi ốc nhồi, nhất thời kỳ mới thả ốc giống cần lưu ý các loại vật tìm bắt ăn ốc nhồi nhỏ. Đặc biệt, chuột là "kẻ thù" lớn nhất của ốc nhồi. Gặp đàn chuột chúng có có thể ăn hại cả 1 bao ốc nhồi thịt thương phẩm trong 1 đêm.
Hiện ông Cấp đã làm chủ được kỹ thuật nuôi ốc nhồi giống, kỹ thuật nuôi ốc nhồi thịt. Mô hình nuôi ốc nhồi của ông là địa chỉ tin cậy về con giống cho người dân tại nhiều địa phương. Không chỉ là nơi nhân nuôi, cung cấp ốc nhồi giống, ông Cấp còn hướng dẫn tận tình kỹ thuật nuôi ốc nhồi cho bà con. Ông Cấp cũng đang có dự định mở rộng diện tích mô hình nuôi ốc nhồi bởi theo ông loài ốc này vẫn còn triển vọng rất tốt đối với thị trường tiêu thụ đang trong tình trạng cầu quá cung...
Theo Danviet
Biến ruộng thành ao, làm giàu nhờ nuôi con mỗi lần đẻ cả trăm trứng Có 1.000m2 đất ruộng trồng lúa cho năng suất thấp, sau bao trăn trở anh Nguyễn Tiến Sáu (trú tại thôn Bản Cáu, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã tìm ra cách làm giàu khi cải tạo thửa ruộng xấu nói trên thành ao để nuôi ốc nhồi sinh sản. Loài ốc mỗi lần đẻ cả trăm trứng này...