Làm giàu khác người: Hotgirl 9X kiếm tiền đô từ thứ cả làng vứt đi
Những chiếc túi xách thời trang hàng hiệu được thiết kế từ chất liệu da thuộc, da simili hay vải luôn là những phụ kiện hấp dẫn và không thể thiếu trong bộ sưu tập thời trang của nhiều chị em.
Với cô nàng hotgirl 9X Trần Thị Ngọc Nhi (SN 1995) ở TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) thì cây lục bình- thứ cả làng vứt đi mới chính là nguồn cảm xúc mãnh liệt giúp cô gái trẻ có ý tưởng thiết kế ra những bộ sưu tập thời trang mang “hơi thở” thiên nhiên. Cách kiếm tiền này được cho là làm giàu khác người.
Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Trường Đại học Đồng Tháp, song Trần Thị Ngọc Nhi không chọn gắn bó với nghề làm nhân viên ngân hàng mà cô lại quay về khởi nghiệp với nghề làm thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình.
Ngọc Nhi cho biết, nghề trồng và đan lục bình là nghề gia truyền của gia đình em, nhờ cây lục bình mà chị em của em được ăn học tới nơi tới chốn. Những năm 2011 – 2012, nghề đan lục bình gia công đi vào giai đoạn khó khăn khi các doanh nghiệp (DN) thu mua sản phẩm đan gia công ép giá.
Sản phẩm handmade từ cây lục bình giúp Ngọc Nhi vực dậy công việc trước đây của gia đình
“Thời điểm đó, hàng về không liên tục khiến cho những người thợ đan như gia đình em gặp nhiều khó khăn. Chính thời điểm đó đã thôi thúc em suy nghĩ, tại sao mình cứ làm hàng gia công, nếu có tay nghề mình vẫn có thể làm sản phẩm riêng để bán cho thị trường” – Ngọc Nhi chia sẻ.
Video đang HOT
Do “sinh sau đẻ muộn” so với những công ty lớn trong nghề làm đồ mỹ nghệ từ cây lục bình nên Ngọc Nhi hiểu rằng, cần phải sáng tạo ra những mẫu sản phẩm mới, phá cách và tiện dụng cho người tiêu dùng sẽ là yếu tố cốt lõi giúp các sản phẩm mới của Nhi trụ vững trên thị trường. Ban đầu, với những kỹ thuật đan được tích lũy từ quá trình sản xuất hàng gia công cho DN, Ngọc Nhi biến tấu và đan thành những chiếc túi đeo thời trang đầu tiên.
Những chiếc túi này có kiểu dáng tương tự như các kiểu túi thời trang hàng hiệu may bằng da thuộc hay da simili, nhưng điểm độc đáo tạo và sự khác biệt những chiếc túi này chính là thứ nguyên liệu hoàn toàn được làm từ cây lục bình.
Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế thời trang, nhưng bằng sự quyết tâm và đam mê với nghề đan lục bình, Trần Thị Ngọc Nhi đã mang đến một làn gió mới cho nghề đan lục bình của gia đình mình.
Từ sự độc đáo và tinh tế trong từng sản phẩm, những chiếc túi handmade được làm từ lục bình của Nhi nhanh chóng được các cửa hàng bán hàng handmade để ý tới. Với những thuận lợi bước đầu, Ngọc Nhi tiếp tục tự nghiên cứu và trau dồi thêm các kiến thức về thời trang.
Ngọc Nhi đã nắm bắt kịp thời các xu hướng thời trang mới trong và ngoài nước, để từ đó có những mẫu túi thiết kế phù hợp với thị hiếu của thị trường. Nếu như buổi đầu Ngọc Nhi ra mắt thị trường chỉ vài ba mẫu túi xách thô sơ, thì hiện nay bộ sưu tập túi xách thời trang của Nhi đã tăng lên trên 400 mẫu các loại.
Hiện tại, ngoài việc cung cấp cho thị trường các mẫu túi xách thời trang, Cơ sở thủ công mỹ nghệ Sen Việt (xã Tịnh Thới, TP.Cao Lãnh) của Nhi còn cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm đồ gia dụng phục vụ cho nhu cầu trang trí nội thất, gia dụng như: ghế ngồi, thảm lót sàn, đế lót ly… Ngoài ra, cơ sở còn cung cấp nhiều sản phẩm sang trọng phục vụ cho trang trí nội thất tại các khu resort, khách sạn.
Theo nhận định của bà chủ 9X Ngọc Nhi thì hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có nguồn gốc thiên nhiên đang được thị trường ưa chuộng. Vì vậy, khả năng tăng trưởng của mặt hàng khởi nghiệp này trong tương lai vẫn rất khả quan.
Để xây dựng cho mình kênh bán hàng cũng như lượng khách hàng ổn định, ngoài việc tiếp thị sản phẩm theo cách truyền thống, Ngọc Nhi còn tận dụng các kênh mạng xã hội như: Zalo, Facebook, tham dự các phiên chợ, hội chợ xúc tiến thương mại…
Hiện mỗi tháng, Cơ sở thủ công mỹ nghệ Sen Việt cung cấp cho thị trường trên 5.000 sản phẩm các loại, lợi nhuận khoảng hơn 30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, đây còn là nơi giúp cho khoảng 20 chị em ở địa phương có việc làm thường xuyên với thu nhập từ 3 – 4,5 triệu đồng/tháng.
Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp của mình, Ngọc Nhi tâm sự: “Để khởi nghiệp thành công thì bản thân người khởi nghiệp phải thật sự đam mê với nghề mình chọn. Khi có đủ đam mê thì cho dù khó khăn thế nào cũng có thể vượt qua. Bên cạnh đó, tri thức cũng là một nền tảng quý giá giúp cho con đường khởi nghiệp được thuận lợi hơn”.
Theo Mỹ Lý (Báo Đồng Tháp)
Làm giàu khác người: Nuôi loài cá 4 chân đáng sợ, bán 150 ngàn/ký
Nuôi cá sấu hơn 10 năm nay, anh Lê Văn Út, ngụ tại khu vực Phú Thạnh, phường Tân Phú, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) đã gầy dựng nên một trang trại nuôi loài cá 4 chân đáng sợ này khá quy mô với trên 2.500 con cá sấu, thu nhập mỗi năm khoảng 2 tỉ đồng. Trong bối cảnh nghề nuôi cá sấu có lúc thăng, trầm, anh Lê Văn Út vẫn kiên trì với nghề theo cách nhiều người nói là "làm giàu khác người".
Nghề nuôi cá sấu đã dần trở nên quen thuộc và được nhiều nông dân lựa chọn thử sức bởi đầu ra sản phẩm khá ổn định, công việc lại "nhàn".
Chủ trang trại nuôi cá sấu Lê Văn Út (bên phải) giới thiệu mô hình chăn nuôi của gia đình.
Trang trại cá sấu Văn Út có hệ thống chuồng trại kiên cố, hàng ngàn con cá sấu đủ kích cỡ được nuôi theo từng chuồng nhỏ riêng biệt, đúng quy cách 3 mét/con. Chủ trang trại, anh Lê Văn Út, cho biết: "Cá sấu là động vật hung dữ nên ngay từ khi bắt đầu nuôi, tôi đã đầu tư trang trại kỹ lưỡng với tường rào cao che chắn, chọn nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, hệ thống thoát nước hợp vệ sinh...".
Nhắc đến cơ duyên với nghề nuôi cá sấu, anh Út kể: "Năm 2007, được tham quan một số nơi nuôi cá sấu thương phẩm, thấy mô hình hay nên tôi mạnh dạn đầu tư. Được cha mẹ ủng hộ, ban đầu tôi mua 100 con cá sấu con ở tận An Giang về nuôi với chi phí 54 triệu đồng. Lứa đầu tiên tôi bán được trên 260 triệu đồng, tạo động lực nhân rộng mô hình cho đến nay".
Chia sẻ bí quyết nuôi cá sấu, anh Út cho biết: "Những ngày đầu khởi nghiệp, do không biết kinh nghiệm chăm sóc, chọn lựa thức ăn và vệ sinh chuồng trại, có đợt nuôi 500 con cá sấu đã chết hàng loạt gần 300 con. Từ đó, tôi cũng rút ra nhiều kinh nghiệm chăn nuôi".
Về kinh nghiệm nuôi cá sấu, theo anh Ut, cá sâu có sức đề kháng cao, khả năng chống chịu bệnh tật rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nhốt phải chú ý đến vấn đề nhiệt độ môi trường, vệ sinh chuồng trại để phòng tránh bệnh tật cho cá sấu. Theo đó, mỗi ngày, anh đều tiến hành rửa chuồng, thay nước để đảm bảo môi trường vệ sinh...
Anh Út chọn lựa nuôi cá sấu bởi đây là loài vật dễ nuôi, có thể cho ăn tất cả thức ăn có nguồn gốc động vật. Tốc độ lớn của cá sấu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn đạm động vật cho ăn. Trung bình, thời gian phát triển của con cá sấu từ lúc nuôi nhỏ đến tầm 17-30 ký mất khoảng 2 năm.
Để đảm bảo tốc độ sinh trưởng tốt, anh Út cho cá sấu ăn theo tỷ lệ 3:1 (3 ký mồi cho 1 ký thịt), tầm 3-4 ngày sẽ cho cá sấu ăn một lần. Nguồn thức ăn của cá sấu chủ yếu là các loại cá: cá rô phi, cá điêu hồng... Để có nguồn thực phẩm tốt, anh Út chọn lựa nơi bán có uy tín, trữ lạnh hợp vệ sinh.
Hơn 10 năm gầy dựng, trang trại Văn Út đã được nhiều người biết đến. Thương lái thu mua chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, An Giang... Tùy theo thời điểm, trang trại của anh Út có bán cá sấu nguyên con và mổ lấy da, thịt. Cá sấu nguyên con có giá bán trung bình 150.000 đồng/ký. Với mô hình này, mỗi năm, anh Út có thu nhập khoảng 2 tỉ đồng.
Theo Danviet
Làm giàu khác người: Buông dao đồ tể, thành tỷ phú nuôi lợn Anh Hoàng Đình Quê, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) trước vốn là tay mổ lợn bán chợ. Tích lũy được lưng vốn, muốn tìm công việc đỡ vất vả mà lại tránh sát sinh, vậy là anh "buông dao đồ tể" chuyển qua nuôi lợn.Hiện nay anh là tỷ phú nuôi lợn ở chân núi Cô Tiên. Nhiều người nói,...