Làm giàu khác người: Giám đốc bỏ về quê nuôi lươn bán sang Nhật
Từng làm giám đốc nhân sự cho một công ty Hàn Quốc ở TP.HCM, anh Nguyễn Thanh Tân (ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) “làm liều” nghỉ việc trở về quê lập nghiệp với nghề nuôi lươn.
“Làm liều” khởi nghiệp với con lươn
Kể lại với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Tân nhớ lại: “Trước đây anh học ngành kinh tế, sau khi ra trường thì ở lại TP.HCM lập nghiệp tại một công ty Hàn Quốc. Sau thời gian công tác tôi được đề cử giữ chức giám đốc nhân sự, với mức thu nhập khá. Sau khi lập gia đình, để tiện bề chăm sóc vợ con nên tôi xin nghỉ việc về quê lập nghiệp”.
Sau khi về quê anh Tân nhờ bạn bè, người thân tư vấn các mô hình làm kinh tế tại địa phương và thử nghiệm nhưng anh đều thấy không phù hợp với mình. Trong một lần lên mạng tìm hiểu các mô hình làm kinh tế hiệu quả, anh thấy mô hình nuôi lươn thịt đang hút thị trường, cho lợi nhuận cao nên từ đó bắt đầu nghiên cứu nuôi lươn.
Anh Tân (áo sọc) giới thiệu kỹ thuật nuôi lươn giống cùng đoàn cán bộ Hội ND tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: HỒNG CẨM
Năm 2010, anh mua lươn giống về nuôi bán lươn thịt. Tuy thị trường lươn thịt rất hút hàng, giá bán cao có lãi nhưng do con lươn giống mua ban đầu không chất lượng nên lượng lươn hao hụt rất cao, không lời.
Trước tình hình đó, năm 2012 anh quyết tâm tìm tòi, học hỏi kỹ thuật ương lươn giống, tự cung cấp con giống. Sau khi đi tham quan nhiều mô hình, anh Tân bắt đầu “thực nghiệm” ương lươn giống.
Cứ nghĩ dễ mà không hề dễ, kỹ thuật ương lươn giống để cho ra con giống chất lượng là cả một quá trình kỳ công mà gần như anh Tân phải đánh đổi gần hết gia tài. Cứ hễ lươn đẻ trứng, đưa vào khu ấp hoặc trứng bị hư nguyên mẻ, hoặc trứng nở rất ít.
Anh Nguyễn Thanh Tân xử lý trứng lươn để chuẩn bị đưa vào khu ấp nở.
Trò chuyện với phóng viên Báo DANVIET.VN, anh Tân trải lòng: “Lúc đó tôi thật sự nản và muốn bỏ cuộc. Tài sản tích cóp bao năm đầu tư hết vào việc ương lươn giống mà không lấy lại được đồng nào. Rất may tôi luôn có bà xã ở bên động viên. Những lúc ương lươn giống thất bại liên tiếp, tôi buông không làm nữa thì vợ tôi lên mạng nghiên cứu và ngày đêm thức canh theo dõi. Thấy vậy tôi cùng vợ ngày đêm quên ăn, quên ngủ nghiên cứu. Cuối cùng ông trời không phụ lòng người, năm 2015 vợ chồng tôi đã tìm ra được nguyên nhân thất bại và kỹ thuật ương lươn giống chất lượng, tỷ lệ ấp nở đạt đầu con giống là 80%-90%”.
Mở rộng thị trường ra nước ngoài
Video đang HOT
Sau khi thành công, anh Tân thành lập hẳn trang trại lươn giống tại quê nhà, chuyên sản xuất lươn giống nhân tạo, cung cấp lươn giống cho các hộ, đơn vị, doanh nghiệp nuôi lươn thương phẩm với công nghệ nuôi lươn nước sạch không bùn (nuôi công nghiệp) trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay trang trại của anh Tân có 7.500m2 mặt đất, 500m2 mặt nước, gồm: Khu xử lý nước, khu ấp trứng lươn, khu trại ương lươn bột, khu ương lươn hương, khu nuôi thương phẩm…
Anh Nguyễn Thanh Tân giới thiệu khu ấp trứng lươn. Ấp trứng lươn là 1 trong những khâu quan trọng của quy trình nuôi lươn sinh sản.
Trong năm 2018, trang trại của anh Tân cho lươn bố mẹ sinh sản và tỷ lệ ấp nở đạt đầu con giống là 80% theo kế hoạch đề ra, cung ứng ra thị trường khoảng 1,1 triệu con lươn giống. Theo kế hoạch trong năm 2019, trang trại ứng dụng các phương pháp khoa học mới, cho lươn bố mẹ sinh sản và tỷ lệ ấp nở đạt đầu con giống lên đến 90% so với năm 2018. Với thành công đó, năm 2018 thu nhập của trang trại đạt trên 2 tỷ đồng (lợi nhuận trên 50%); dự kiến kế hoạch năm 2019 doanh thu của trang trại phải đạt gấp đôi năm 2018 (lãi từ 50% trở lên).
“Long Hồ là địa phương chuyên cây trái, nhưng những năm gần đây giá cả khá bấp bênh, nên nếu so sánh mô hình trang trại lươn giống và lươn thương phẩm với vườn cây ăn trái cùng diện tích trên năm, hiệu quả kinh tế mang lại từ nuôi lươn gấp hơn 8 lần. Đặc biệt mô hình ương lươn giống, nuôi lươn công nghiệp không cần diện tích lớn, thích hợp với những hộ dân ít đất, ven thành phố. Chỉ cần 6m2 đất là có thể nuôi được 1 hồ nuôi từ 3.000 con lươn thịt (trong 10 tháng, trừ chi phí lãi từ 30-60 triệu đồng). Nuôi lươn công nghiệp chỉ cần con giống chất lượng, nắm vững kỹ thuật là tỷ lệ đạt từ 90% trở lên”- anh Tân phấn khởi nói.
Chân dung anh Nguyễn Thanh Tân – Một trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019″.
Để sản phẩm và thương hiệu của trang trại nhanh chóng được mọi người biết đến rộng rãi, anh Tân xác định tập trung mục tiêu vào thương mại điện tử, lập nhiều kênh bán hàng, như: Lập wedsite với tên miền là “luongiongvinhlong.com”, zalo, facebook, youtube để giới thiệu sản phẩm cũng như tương tác với khách hàng. Nhờ đó mà năm 2018 anh xuất hai lô hàng với 16.000 con lươn giống sang Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Bùi Văn Triều – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long nhận xét: “Ngoài ý chí cao trong lao động sản xuất để phát triển kinh tế gia đình thì anh Tân còn là cầu nối hỗ trợ cho nhiều nông dân ở địa phương. Hiện tại, trang trại của anh sử dụng 15 lao động tại địa phương, với thu nhập ổn định 5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra anh còn rất nhiệt tình hỗ trợ con giống, kỹ thuật cho nhiều hội viên nông dân khác ở địa phương, đặc biệt các hộ nghèo, cận nghèo để phát triển kinh tế, vương lên trong cuộc sống. Đó là điều đáng quý của anh Tân”.
Anh được Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long tặng giấy khen “Nông dân xuất sắc học tập và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bằng khen của Chủ tich UBND tỉnh Vĩnh Long, với thành tích “Đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 – 2018″. Ngoài ra, vinh dự được Hội Nông dân các cấp tỉnh Vĩnh Long bình chọn đại diện nông dân toàn tỉnh nhận danh hiệu Nông dân xuất sắc toàn quốc năm 2018.
Theo Danviet
Hội Nông dân TP.HCM: Cổ vũ đưa thương hiệu hàng Việt vang xa
10 đội tham gia hội thi tìm hiểu Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát động, tổ chức đã mang tới 10 tiết mục hò vè đặc sắc về sản phẩm hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam .
Sáng 19/7, tại Nhà văn hóa Thiếu nhi quận 9 (TP.HCM), Hội Nông dân TP.HCM đã tổ chức hội thi tìm hiểu Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" qua thể loại hò vè. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phát động từ năm 2009.
Hội thi sẽ chọn và trao thưởng gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích cho những đội có thành tích cao, thành tích xuất sắc khi tham gia hội thi.
10 đội thi đến từ 10 huyện, quận tham gia cuộc thi tìm hiểu Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã mang lại những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" đặc sắc, ấn tượng. Các tiết mục mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt thông qua các hình thức văn nghệ dân gian như ca, hò, vè, vừa chuyển tải được thông điệp của cuộc vận động vừa thể hiện sự tài tình, khéo léo của các đội thi trong dàn dựng kịch bản, xây dựng tiết mục...
Đại diện ban tổ chức tặng hoa cho ban giám khảo hội thi.
Những giai điệu trong các tiểu phẩm tuyên truyền, tiết mục văn nghệ được sáng tác gần gũi, gắn với nội dung xoay quanh các vấn đề tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Ngoài ra, những câu hò vè, điệu lý gắn liền từng địa danh như Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh.., và mô tả nhiều hoạt động lao động, sản xuất gần gũi với người nông dân.
Tiết mục của huyện Củ Chi giới thiệu về đất thép anh hùng, dũng cảm trong chiến đấu trong chiến tranh, hăng say trong lao động sản xuất xây dựng quê hương đất nước thời kỳ đổi mới. Từ một vùng quê nghèo hiện đã vươn lên trở thành điểm du lịch nổi tiếng của TP.HCM và của cả nước.
Hội thi thu hút các em nhỏ quận 12 tham gia biểu diễn.
Những câu hò về các sản phẩm đặc sản nổi tiếng của riêng Củ Chi như bò sữa, bò thịt, cây trái, hoa lan..., hay những sản phẩm xuất xứ Việt Nam được điểm tên qua câu hò điệu lý trở nên gần gũi và ấn tượng...
Hay những đặc sản của huyện Cần Giờ như yến sào, hải sản... cùng những vùng du lịch hấp dẫn du khách như đảo khỉ, khu bảo tồn dơi, khu xuyên rừng lý thú... cũng được Hội Nông dân huyện Cần Giờ mang đến với cuộc thi và nhận được nhiều tràng pháp tay tán thưởng, cổ vũ của cổ động viên và công chúng đến với hội thi.
Tiết mục được cả hội trường vỗ tay hưởng ứng vang dội tại hội thi là chương trình đối đáp vui nhộn của 10 hội viên, nông dân thuộc Hội Nông dân huyện Nhà Bè. Các hội viên, nông dân đã thử tài đoán các thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao qua màn đối đáp giải dị, gần gũi mà không kém phần hấp dẫn.
Tiết mục đối đáp các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao của hội viên, nông dân đến từ Hội Nông dân huyện Nhà Bè được hưởng ứng nồng nhiệt.
Ông Huỳnh Công Năm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP, HCM-Phó trưởng ban cuộc thi tìm hiểu Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" hồ hởi chia sẻ: Qua 10 năm thực hiện chương trình hành động của TP.HCM về thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó có sự vào cuộc của các cấp Hội Nông dân TP.HCM và sự hưởng ứng trách nhiệm, nhiệt tình của hội viên, nông dân trên địa bàn.
Theo ông Huỳnh Công Năm, để đạt được hiệu quả đó không thể không kể đến tác dụng của công tác tuyên truyền mà Hội Nông dân các cấp thành phố đã triển khai tới cán bộ, hội viên, nông dân. Để tiếp tục thực hiện định hướng của TP.HCM trong thời gian tới, Hội Nông dân thành phố sẽ không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền như ứng dụng công nghệ thông tin để hội viên tìm hiểu qua hội thi trực tuyến trên mạng Internet, tổ chức hội thi văn nghệ...
Hội thi tìm hiểu Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã tạo ra sân chơi bổ ích cho hội viên, nông dân toàn TP. HCM.
Thông qua cuộc thi, Hội Nông dân TP.HCM hướng tới việc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia hưởng ứng Cuộc vận động, ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt Nam chất lượng cao và giá cả phù hợp.
Cũng thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền, các cấp Hội Nông dân TP. HCM góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và động viên, cổ vũ lực lượng lao động, doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra nhiều hàng hóa Việt Nam có chất lượng cao, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Qua hội thi, các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh dịch vụ Việt Nam nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với hàng hóa, dịch vụ làm ra; nâng cao chất lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu nhằm khẳng định thương hiệu Quốc gia cho nhiều hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam.
Đây là dịp để nông dân thể hiện trí tuệ, tài năng sáng tạo nghệ thuật và ca hát.
Anh Thanh Tùng-một hội viên tham gia hội thi vui mừng cho biết: Hội Nông dân TP.HCM tổ chức một chương trình thiết thực đối với hội viên, nông dân TP. Hội Nông dân đã tạo ra sân chơi bổ ích, qua đây hội viên, nông dân được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố nói riêng và của cả nước nói chung
Anh Thanh Tùng cũng bày tỏ, hội thi còn là dịp để nông dân thể hiện trí tuệ, tài năng sáng tạo nghệ thuật và ca hát của mình, khẳng định nông dân không chỉ sản xuất giỏi mà còn năng động sáng tạo trong phong trào văn hóa văn nghệ.
Theo Danviet
Độc đáo: Hội Nông dân lên mạng xã hội "gọi vốn" cho hội viên Không chỉ triển khai giải ngân nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) huyện, tỉnh giúp nông dân có thêm vốn phát triển sản xuất mà Hội Nông dân xã Yên Đồng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) còn chủ động lập tài khoản trên các trang mạng xã hội để tuyên truyền và kêu gọi thêm vốn để "tiếp sức" cho...