Làm giàu khác người: Biến đất rẫy thành vườn lan bạc tỷ
Xuất phát từ đam mê, chị Trương Thị Thu nay đã có vườn lan mokara và ngọc điểm trị giá tiền tỷ tại thôn Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức ( Bà Rịa-Vũng Tàu). Vườn lan này cũng cho gia đình chị Thu mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Điểm chú ý, vườn lan bạc tỷ được chị Thu gây dựng từ khu đất rẫy.
Chị Thu cho biết, gia đình chị ở phố Nguyễn Tất Thành, phường Phước Trung, TP.Bà Rịa. Chị có niềm đam mê đặc biệt với hoa lan, nhất là mokara và ngọc điểm. Trước đây, làm thợ may công việc rất bận rộn, nhưng trong nhà chị luôn có những chậu lan mokara, ngọc điểm đẹp được chăm sóc tỉ mỉ. Khi có tiền mua được 1,5ha đất rẫy ở huyện Châu Đức, ngoài phần đất trồng cây ăn trái (bưởi, cam, sầu riêng), chị Thu dành 3 sào để trồng lan.
Với lan ngọc điểm, chị Thu đã ươm trồng được hơn 4.000 chậu.
“Từ trồng chơi, đến trồng để kinh doanh là cả một câu chuyện khác”, chị Thu chia sẻ. Mình phải bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu kỹ thuật cho từng loại lan, phải lên tận các nhà vườn TP.Hồ Chí Minh để học hỏi kinh nghiệm…”, chị Thu thổ lộ.
“Đầu năm 2017, chị Thu dốc vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng làm nhà lưới, lắp giàn, hệ thống tưới tự động với diện tích khoảng 2 sào đất để trồng lan mokara. Sau đó, chị dành thêm 1 sào nữa để trồng lan ngọc điểm. “Trồng lan lúc đầu nghĩ chơi cho vui, vậy mà nay lại mang đến nguồn thu nhập chính cho gia đình”, chị Thu phấn khởi chia sẻ.
Video đang HOT
Theo chị Thu, mỗi tuần chị cắt khoảng 800 cành lan mokara thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng. Lan được bỏ sỉ cho các shop hoa tươi tại TP.Bà Rịa, huyện Châu Đức và bán lẻ tại nhà. Còn với lan ngọc điểm (loài lan chỉ nở vào dịp Tết), chị Thu cho biết, Tết vừa rồi cũng bán được hơn 100 chậu, giá từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng mỗi chậu.
Theo Đinh Hùng (Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)
Tây Ninh: Đua nhau trồng lan rừng Ngọc Điểm, dân ở đây giàu
Nếu như 4 năm trước, ở xã Tân Hà (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) chỉ có vài ba hộ dân đầu tư trồng lan Ngọc Điểm (một loại lan rừng) với quy mô lớn thì hiện nay, theo ông Võ Quang Thạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hà, hiện đã có khoảng 70 hộ trồng lan này.
Ông Thạnh cũng là một trong những người đi tiên phong trong nghề trồng lan Ngọc Điểm ở xã Tân Hà. Hiện ông trồng khoảng 700m2. Ông cho biết vừa thu hoạch xong lứa lan trưởng thành và đang trồng lại vụ mới. Trước đây, ông cũng như một số người chỉ trồng Ngọc Điểm trong giò để làm cảnh. Khi thấy lan rừng ngày càng hiếm và bán được giá cao một số người trồng theo kiểu "bán công nghiệp".
Nhiều gia đình ở xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh trồng lan rừng Ngọc Điểm với quy mô lớn.
Họ làm nhà lưới để hạn chế nắng và thu mua cây giống từ bên Campuchia đem về trồng. Lan giống đa phần còn nhỏ, chỉ 2 - 3 lá được đính chặt vào những miếng gỗ xẻ từ cây vú sữa. Sau đó, gỗ vú sữa được đặt cố định thành những dãy dài nghiêng góc khoảng 45 độ. Theo ông Thạnh, gỗ vú sữa cũng phải đặt mua từ Campuchia về. Cây lan Ngọc Điểm đặc biệt thích hợp với thân cây vú sữa và chỉ phát triển tốt trên loại gỗ này.
Ông Thạnh cho biết thêm, trước đây, khi chưa có nhiều người trồng, giá lan Ngọc Điểm giống chỉ dưới 200.000 đồng/kg (mỗi ký có trên dưới 20 cây). Từ khi nhiều người đua nhau trồng lan, giá lan giống đã tăng lên 300.000 đồng/kg nhưng không có để mua. Người trồng lan phải đặt trước và mua gom rất lâu mới có đủ để trồng.
Sau thời gian chăm sóc từ 18 - 20 tháng, từ 1kg lan giống sẽ cho ra khoảng 10 - 12kg lan thành phẩm. Giá bán ra cho thương lái mỗi ký lan thành phẩm là 420.000 đồng (thương lái đến tận nhà thu mua đem xuống TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội bán hoặc xuất khẩu ra nước ngoài). Chính vì thấy "ngon ăn" nên nhiều người dân địa phương đua nhau trồng Ngọc Điểm.
Tuỳ điều kiện từng hộ, họ trồng từ vài trăm đến vài ngàn mét vuông. Có những hộ tận dụng từng tấc đất quanh nhà với diện tích vài chục mét vuông để trồng Ngọc Điểm cải thiện thu nhập. Chỉ riêng ở xã Tân Hà có rất nhiều hộ trồng Ngọc Điểm với tổng diện tích khoảng 10 ha. Trong đó, có người trồng cả ha.
Một góc vườn lan Ngọc Điểm của ông Thạnh.
Chi phí đầu tư trồng Ngọc Điểm rất cao, trung bình mỗi công lan (1.000m2) tốn kém hơn 500 triệu đồng. Nếu thuận lợi, sau khi thu hoạch vụ đầu tiên, trừ chi phí, người trồng có thể lãi khoảng 30% so với tổng vốn đầu tư. Vụ kế tiếp, người trồng lan có lợi nhuận cao hơn: khoảng 40% - 50%.
Theo ghi nhận của chúng tôi, không riêng Tân Hà, phong trào này đang lan rộng ra một số xã khác. Ở thị trấn Tân Châu cũng đã có người đầu tư trồng Ngọc Điểm với diện tích khá lớn. Việc trồng lan Ngọc Điểm có mặt tích cực là mang lại thu nhập đáng kể cho một số hộ dân. Tuy nhiên, trước tình trạng có nhiều người đầu tư trồng loại lan rừng đã làm nguồn lan Ngọc Điểm giống ngày càng hiếm trong tự nhiên. Những năm trước, trong những khu rừng tự nhiên ở tỉnh Tây Ninh vẫn còn dễ dàng tìm thấy loại lan này.
Chúng thường mọc thành từng chùm trên những thân cây cổ thụ. Sau đó, chúng bị những người chuyên kiếm sống bằng nghề "săn lan" lấy hết. Từ đó, lan Ngọc Điểm rừng bị mất dần. Người trồng lan bắt đầu chuyển sang thu mua từ những tay "săn lan" ở nước bạn Campuchia. Và kể cả những cánh rừng già ở nước bạn cũng dần vắng bóng Ngọc Điểm, trong khi người trồng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung ứng giống duy nhất này.
Theo nhiều người trồng Ngọc Điểm, lan Ngọc Điểm rừng chưa được nghiên cứu nhân giống theo kiểu cấy mô. Hy vọng tới đây ngành công nghiệp sẽ nghiên cứu thí điểm nhân giống lan Ngọc Điểm.
Theo Danviet
BR-VT: Người dân mang giường ra vườn ngủ canh trộm mít Những vườn mít Thái thu nhập trăm triệu đồng liên tục bị kẻ gian đột nhập hái trộm, rạch quả gây hư hỏng và vứt la liệt dưới đất. Ông Lê Văn Thương, ấp Tân Lễ A (xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhẩm tính sẽ kiếm gần 200 triệu đồng từ vườn trồng 550 cây mít...