Làm giàu bất chính sẽ bị tội
Theo nhiều chuyên gia, lần sửa đổi Bộ luật Hình sự tới cần nghiên cứu hình sự hóa hành vi hối lộ công chức nước ngoài, làm giàu bất hợp pháp, mở rộng khái niệm rửa tiền để phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Tháng 12/2011, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế TOC (chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia) cùng với 147 quốc gia, tổ chức khác. Cùng với công ước này, Việt Nam cũng đã tham gia ba nghị định thư về chống buôn bán người, chống đưa người di cư trái phép và chống sản xuất, buôn bán vũ khí trái phép.
Tại một hội thảo góp ý sửa đổi Bộ luật hình sự mới đây, tiến sĩ Trần Văn Dũng (Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp) nhận xét, Bộ luật hình sự hiện hành đã hình sự hóa khá nhiều nội dung Công ước TOC yêu cầu nhưng vẫn còn chưa đầy đủ.
Cụ thể, Bộ luật không quy định chế định tổ chức tội phạm, chỉ có quy định về đồng phạm và chưa đáp ứng được yêu cầu của Công ước TOC. Lý do là còn có ý kiến cho rằng ở xã hội ta chưa tồn tại hình thức tổ chức tội phạm theo kiểu “xã hội đen” nên chưa cần quy định, chỉ cần dùng chế định đồng phạm là có thể giải quyết được tình trạng tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, theo ông Dũng, đây là lý luận thiếu thực tế, chưa khách quan nên cần bổ sung vào luật.
Cạnh đó, Điều 6 Công ước TOC yêu cầu các nước thành viên tham gia phải xem hành vi chiếm giữ tài sản mà tại thời điểm chiếm giữ biết rõ là tài sản do phạm tội mà có là hành vi rửa tiền và phải hình sự hóa. Trong khi đó, Điều 251 Bộ luật hình sự (tội Rửa tiền) không bao hàm hành vi này mà lại quy định có thể xử lý ở một tội khác với một số dấu hiệu bổ sung như tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Người dân đang theo dõi một phiên xử tham nhũng có liên quan đến công ty nước ngoài tại TAND TP.HCM. Ảnh: HTD
Cũng theo ông Dũng, việc hình sự hóa các hành vi tham nhũng trong Bộ luật hình sự cũng chưa bao hàm hết các yêu cầu của Công ước TOC. Theo Điều 8 Công ước TOC, khái niệm “của hối lộ” bao gồm cả mối lợi không chính đáng (gồm cả lợi ích vật chất và phi vật chất) trong khi Bộ luật chỉ xác định là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Mặt khác, Bộ luật chưa hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng.
Video đang HOT
Liên quan đến các tội cản trở công lý, tiến sĩ Dũng đánh giá hầu hết các nội dung Công ước TOC yêu cầu thì Bộ luật hình sự đã quy định nhưng vẫn còn có hai điểm khác biệt: Bộ luật quy định dấu hiệu định tội là phải gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời người ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật phải là người có chức vụ, quyền hạn. Trong khi đó, theo Công ước TOC, bất cứ ai ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật thì đều phạm tội mà không cần phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, tiến sĩ Dũng cho rằng phải nghiên cứu sửa đổi Bộ luật để bổ sung hai điểm trên.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về phòng, chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên yêu cầu các nước tham gia phải hình sự hóa 11 hành vi, trong khi đó Bộ luật mới chỉ quy định được một số. Chẳng hạn, công ước này yêu cầu xử lý hành vi làm giàu bất hợp pháp (Điều 20), biển thủ tài sản trong khu vực tư (Điều 22), che giấu tài sản (Điều 24)…
Theo một thẩm phán TAND TP HCM, Bộ luật hình sự chưa quy định hành vi hối lộ công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công. Về mặt pháp lý họ là người nước ngoài nhưng có đặc điểm là có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, khi có người đưa hối lộ cho họ nhằm mục đích như khi đưa cho công chức của Nhà nước thì cũng phải coi là tội phạm.
Ngoài ra, Công ước của Liên Hiệp Quốc về phòng, chống tham nhũng cũng yêu cầu các nước thành viên phải xử lý hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư. Trong các hội thảo, đã có nhiều ý kiến đề xuất nước ta nên thực hiện để phù hợp với xu hướng hội nhập (nhiều nước khác đã quy định, áp dụng). Bởi lẽ khi các mô hình kinh tế thuộc sở hữu tư nhân ngày càng đa dạng, ngày càng khẳng định vị thế thì ngày càng có nhiều người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản như trong thiết chế kinh tế nhà nước.
Về xử lý trách nhiệm hình sự của pháp nhân, luật sư Trần Công Ly Tao (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng phải nghiên cứu đưa vào Bộ luật hình sự. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, tổ chức vì lợi ích của mình mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội như xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Khi bị phát hiện, doanh nghiệp, tổ chức chỉ bị phạt, vụ nào nghiêm trọng lắm thì phải hỗ trợ thiệt hại cho người dân bị thiệt hại, bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nên mức răn đe không cao.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước trong lĩnh vực hình sự: Năm 2000 Việt Nam tham gia Công ước Phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Công ước Palermo). Năm 2009 tham gia Công ước của Liên Hiệp Quốc về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. Năm 2011 gia nhập Công ước quốc tế về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC).
Ngoài ra, Việt Nam còn phê chuẩn và là thành viên của các điều ước quốc tế liên quan đến chống khủng bố, buôn bán người, rửa tiền…
Theo vietbao
Quãng đời đau đớn của 4 cô gái bị bán sang TQ
Những ngày đầu, cô nữ sinh bị bạn trai lừa bán sang Trung Quốc, nữ sinh quyết không bán dâm. Nhưng sau vô số những trò hành hạ như: bỏ đói, đánh đập, treo tay lên cột nhà, nhốt vào chuồng chó... cuối cùng, M. đành nhẫn nhục. Những Tú bà còn ép nhiều cô dùng thuốc lắc để tạo hưng phấn khi đi khách. Mỗi tháng, bọn chủ chứa thu lợi từ thân xác các cô, tính ra tiền Việt Nam lên tới khoảng 500-600 triệu đồng...
Chiều 4/3, 4 cô gái vừa được các trinh sát Phòng 6 Cục Cảnh sát hình sự (C45) giải cứu, đưa từ Trung Quốc trở về đã một phần ổn định tâm lý khi ở ngôi nhà bình yên của Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Họ đã nhớ lại và khai khá đầy đủ với các trinh sát của Phòng 6 về hành trình bị lừa bán và hành hạ nơi đất khách. Trong số đó, có Vũ Thị M., một nữ sinh đại học, quê ở Bắc Ninh...
Vũ Thị M. bị lừa bán từ tháng 2/2012. Một năm qua là quãng quá khứ đầy nước mắt của cô nữ sinh đại học nhẹ dạ, rơi vào lưới của bọn buôn người đốn mạt. M. kể rằng, trong những lần lên mạng tìm tài liệu học và chát với bạn bè, cô đã quen với một nam thanh niên, tự xưng tên là Anh, sinh viên một trường đại học khá danh tiếng ở Hà Nội. Cùng giới sinh viên với nhau nên M. và Anh nhanh chóng làm quen và thân thiết. Rồi họ hẹn gặp nhau, tình yêu đến nhanh chóng.
Các nạn nhân đang khai báo với cơ quan Công an. (Ảnh chụp chiều 4/3).
Một ngày đầu tháng 2/2012, vừa Tết Nguyên đán ra, Anh rủ M. cùng nhóm bạn của mình đi Lạng Sơn chơi. Trong nhóm bạn của Anh, M thấy có cả bạn nữ nên cũng yên tâm đi cùng. Cả nhóm đi xe khách lên Lạng Sơn, rồi Anh "đột nhiên" có sáng kiến: Sang nhà cô của Anh ở giáp biên (bên Trung Quốc) chơi. Anh ta gọi điện cho một phụ nữ, gọi là cô, bảo ra đón ở đường biên. Rồi cả bọn theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Gặp "cô" của Anh, Anh bảo "cô" đưa người yêu về nhà trước để nghỉ ngơi, anh ta và nhóm bạn đi chợ một lúc rồi về.
Tin người yêu, M. theo "bà cô" lên xe ôtô. Nào ngờ, cô bị bà ta khống chế, đưa đi sâu tít vào trong một nhà chứa ở khu vực Lôi Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Những ngày đầu, M. quyết không đi bán dâm. Cô bị bỏ đói đến lả đi, rồi bị bọn bảo kê đánh bầm dập người. Chúng dọa cắt gân cô gái. Mà chúng đâu có dọa suông, trước mặt các cô gái bán dâm, chúng đã chặt phăng gót chân của một cô gái dám chống lại chúng, bỏ trốn ra khỏi nhà chứa bị bắt lại. Và vô số những trò hành hạ khác như: treo tay lên cột nhà, nhốt vào chuồng chó với ngăn bên cạnh có một con chó dữ tợn... Cuối cùng, M. đành nhẫn nhục.
Theo cô cho biết, ở động chứa của cô có khoảng 6-7 cô gái bán dâm, bị chủ chứa vắt kiệt sức. Bọn chúng còn ép nhiều cô dùng thuốc lắc để tạo hưng phấn khi đi khách. Mỗi tháng, bọn chủ chứa thu lợi từ thân xác các cô, tính ra tiền Việt Nam lên tới khoảng 500-600 triệu đồng...
Cùng ở nhà chứa với M., thân thiết với nhau có 3 cô gái Việt Nam khác là Đoàn Thị N., 19 tuổi, quê ở Hải Phòng Đỗ Thị H., 23 tuổi, quê ở Yên Bái Lê Ngọc T., 20 tuổi, quê ở Thái Bình. Họ cùng chung cảnh ngộ, bị những gã nam giới khốn nạn, giả đến tán tỉnh, yêu đương rồi lừa đi bán. Gã "người yêu" H. còn đưa cô về tận nhà mình ăn cơm, ra mắt họ hàng để gây lòng tin. Thế mà, khi đưa cô đi sắm đồ ở Lào Cai, gã đã nhẫn tâm lừa bán.
Thương nhất là N., ngay lần đầu tiên đi chơi với "người yêu" qua mạng ở Tứ Kỳ, Hải Dương, cô đã bị "người yêu" giao cho một nhóm thanh niên để chúng đe dọa, khống chế, bắt ép cô sang Trung Quốc cũng bằng đường tiểu ngạch... Thân với nhau nên trong một lần gọi được điện thoại về nhà, M. đã báo với gia đình việc mình bị lừa bán và tình cảnh của cả 3 người bạn, nhờ mẹ đến kêu cứu với Công an Việt Nam.
Ngày 31/1, bà mẹ của M. đã đem đơn đến trình báo với Phòng 6, Cục C45. Mặc dù là những ngày giáp Tết, nhưng được lãnh đạo Phòng giao nhiệm vụ, các trinh sát Đội 2 đã nhanh chóng vào cuộc. Cũng có lúc chạnh lòng khi không khí Tết đang sầm sập tràn qua, nhưng các trinh sát của Đội 2 vẫn không một phút chậm trễ tiến độ phối hợp giải cứu với Công an Trung Quốc.
Qua thông tin do M. gọi về gia đình, các trinh sát đã khoanh vùng được nơi các cô gái đang bị giam giữ. Một biện pháp rất hữu hiệu lại được các trinh sát vận dụng: đó là nhờ một số người Trung Quốc tốt bụng, luôn giúp đỡ Công an Việt Nam giải cứu các nạn nhân vào cuộc. Họ đã la cà vào các động chứa ở khu vực Lôi Châu để tìm tung tích các nạn nhân.
Một trong số họ đã phát hiện ra Đỗ Thị H. khi tình cờ "mua dâm" đúng cô gái. Anh này đã tìm cách cho H. chạy trốn đến nhà của mình để cưu mang. Từ Việt Nam, qua điện thoại cho H., các trinh sát Phòng 6 đã xác định chính xác 3 cô gái còn lại trong nhóm của H. vẫn đang trong động chứa. Phòng trường hợp bọn chủ chứa thấy động do việc H. bỏ trốn sẽ đem các cô gái đẩy đi nơi khác, các trinh sát của Phòng 6 đã quyết định báo cho Công an Lôi Châu (Trung Quốc) để họ kiểm tra, tạm giữ các cô gái về hành vi nhập cảnh trái phép. Ngay cả ở trong nơi tạm giữ của Công an Trung Quốc, các cô gái vẫn khai tên và nơi cư trú giả, bởi họ sợ bị báo về quê quán. Các trinh sát Phòng 6 đã tìm cách cho H. vào thăm, động viên các cô khai báo thành thật, từ đó có cơ sở phối hợp với Công an Trung Quốc hoàn chỉnh các thủ tục trao trả các cô gái về Việt Nam.
16h ngày 26/2, tổ công tác của Phòng 6 đã phối hợp với Công an TP Móng Cái (Quảng Ninh) và lực lượng Biên phòng đón cả 4 cô gái được trao trả trở về. Theo Thượng tá Đinh Văn Trình, Đội trưởng Đội 2, ngay trước đó, vào ngày 4/2, tức 24 Tết, các anh cũng đã giải cứu được 3 nạn nhân nữa trở về từ Trung Quốc. Qua lời khai của các cô, lực lượng Công an đã xác định được một số đối tượng đã lừa bán họ và đang tiến hành truy bắt.
Theo 24h
Cả nhà "đi săn" thiếu nữ đưa sang TQ bán dâm Bị giam hãm nơi nhà thổ xứ người, ngày nào các cô gái tuổi từ 16 - 18 cũng phải "tiếp khách", từ trai trẻ đến những ông lão 70. Mỗi ngày các cô bị ép bán dâm từ 10 đến 20 lượt khách, kể cả khi ốm mệt... Ngày 3/5, Công an huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đã bàn giao 3...