Làm giáo dục cần cái đầu của doanh nhân nhưng phải có cái tâm của người thầy
Đó là lời tâm sự nhưng mang đầy tính khẳng định của nữ doanh nhân Trần Xuân Dzu – Tổng Giám đốc ILA Việt Nam.
Hoạt động, đầu tư vào giáo dục được nhiều nhà đầu tư đánh giá là lối đi nhỏ được trải bằng bông hồng, đẹp nhưng dễ va chạm với rất nhiều gai nhọn. Hay nói một cách cụ thể hơn, dịch vụ giáo dục đào tạo không phải là một món hàng dễ dàng khai thác và sinh lợi theo ý muốn. Những người tham gia vào lĩnh vực này vừa phải có cái đầu tỉnh táo của doanh nhân và cũng cần một trái tim nóng, một cái tâm của người “thầy” đúng với thiên chức của từ này. Và câu chuyện vào một chiều cuối tuần của chúng tôi khởi đầu bằng chủ đề này đã “đảo chiều” phần nào bởi những chia sẻ tâm huyết của nữ doanh nhân này khi chị say mê nói về triết lý kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục không chỉ cần cái tâm cái tầm mà còn ở khả năng “hiện thực hóa” những khao khát…
Có thể xem đây cũng chính là mục tiêu phấn đấu xuyên suốt của nữ doanh nhân Trần Xuân Dzu – Tổng Giám đốc ILA Việt Nam trong cương vị người lèo lái “con tàu” chuyên chở, chuyển giao ngôn ngữ, tri thức… mang tên ILA
Sáo ngữ “Tầm nhìn” hay áp dụng “Công nghệ đỉnh cao…” xuất hiện trong dự án đầu tư nói chung và các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục nói riêng, hiện đã khá “nhàm tai, quen mắt” với nhiều đọc giả. Thế nhưng, với vị nữ TGĐ này câu chuyện vẫn mang hơi hướm rất riêng, khi bà đưa ra những phân tích…
“Công nghệ đỉnh cao” của tôi đã được cụ thể hóa qua những gì “Mắt thấy tai nghe” ở một số quốc gia phát triển từ vài thập niên về trước. Và qua cả thực tế bùng nổ thông tin, sự tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống thêm một lần nữa khiến tôi trở nên quyết tâm hơn trong việc luôn muốn “chạm” tới những công nghệ đỉnh cao này. Chính những cảm nhận rất thật, rất hứng khởi khi được trải nghiệm với những phương thức giáo dục đa phương tiện, hiện đại của công nghệ đỉnh cao đã thôi thúc tôi phải được “chạm”, được “lướt” thực tế hơn, thường xuyên hơn. Cao hơn nữa, là được chia sẻ sự trải nghiệm đó với giới trẻ, với học sinh tại Việt Nam.
Xin đưa ra thêm một vài “luận chứng” đã giúp tôi “vững tin hơn vào hướng đi mà mình đã chọn: Số liệu thống kê của các chuyên gia thế giới gần đây một lần nữa khẳng định: Xu hướng ứng dụng công nghệ đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ tại Việt Nam. Nếu năm 2000, số lượng truy cập của ta mới dừng ở con số 200.000 chiếm tỷ lệ 0.3% dân số (theo VNNIC – July/07). Mười năm sau, con số này đã tăng lên hơn 10 lần với 22.779.887 lượt (tỷ lệ 25,7%). Vào năm 2012 này, ta đã đạt mức 30,802,752 lượt truy cập (chiếm tỷ lệ 34% dân số), đưa Việt Nam đã trở thành quốc gia nằm trong top 20 của nhóm “Internet countries”.
Điều này một lần nữa thể hiện sự nắm bắt nhanh nhạy của người Việt Nam nói chung và đặc biệt là giới trẻ trong nhu cầu việc ứng dụng công nghệ cao vào mọi mặt sinh hoạt đời sống, công việc, thư giãn, giải trí… Và giáo dục, đào tạo cũng không nằm ngoài trào lưu này, nếu không muốn nói giáo dục chiếm vị thế cao trong nhóm nhu cầu chung.
Xin được “cắt ngang” một chút. Bà có thể đề cập sâu và cụ thể hóa những tác động của công nghệ thông tin đỉnh cao hiện nay vào giáo dục…?
Lùi về không gian sống ở thế hệ như chúng ta trở về trước, một lớp học truyền thống sẽ được khuôn mẫu về sĩ số học sinh, không gian lớp học giới hạn trong bốn bức tường. Tương tự, tài liệu học tập và cả giáo viên cũng hữu hạn. Với lớp học truyền thống, học sinh phải đến trường để lĩnh hội kiến thức. Ra khỏi lớp học là chấm hết – xin hiểu theo nghĩa học sinh không còn cơ hội, công cụ để tiếp tục học như khi còn ngồi trong lớp. Còn hiện nay, với thế hệ con cháu của chúng ta thì khác, bằng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, mọi nơi. Học ngay trong quán cà phê, thậm chí với những trang thiết bị đỉnh cao thì học sinh cùng lúc có thể giao tiếp với giáo viên cùng nhiều bạn học khác ở những nơi rất xa. Từ đó có cơ hội trải nghiệm ở nhiều không gian (lớp học) sinh động, khác nhau…
Hay một ví dụ gần gũi dễ hiểu hơn về tiện ích của công nghệ cao là với lớp học truyền thống, khi đi học học sinh phải mang, xách tài liệu rất nặng nề (nhiều đến nỗi báo giới đã ví von học sinh “cõng” tập đi học), nhưng với lớp học hiện đại thì tài liệu có thể gói gọn trong một cái USB (một hình thức ổ đĩa lưu trữ dữ liệu lưu động), với dung lượng 4GB có thể chứa đến 2 triệu trang sách. Điều này tiết kiệm được về mặt kinh tế khi không phải mua sách.
Hoặc một tiện ích khác mà người học ngày nay rất chuộng đó là kho kiến thức chung, vô hạn của nhân loại đã được “định dạng” ở “ người thầy Google”. Nhờ vậy, chỉ cần chạm, gõ nhẹ những yêu cầu, ta gần như lập tức nhận được phản hồi về vấn đề đó với hàng tỷ thông tin tham khảo… Nói chung, tất cả những ứng dụng đỉnh cao của CNTT hiện nay có đòi hỏi sự chủ động của người học nhiều hơn nhưng lại giúp ta vô số lợi ích khác là có thể học mọi lúc, mọi nơi và phù hợp với mọi nhu cầu của người học. Một điều quan trọng nữa, tôi muốn nhấn mạnh đó là cùng với sự phát triển của xã hội, tâm sinh lý người học đặc biệt là giới trẻ – cũng có những thay đổi. Theo đó, môi trường học cũng cần phải thay đổi phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn…
TGĐ ILA Việt Nam – Bà Trần Xuân Dzu
Video đang HOT
Bà vừa đề cập đến sự thay đổi tâm lý của người học với những đòi hỏi khác biệt hơn. Vậy, mô hình trường lớp phù hợp ở tương lai sẽ thế nào, thưa bà?
Sẽ có một vài mô hình trường lớp tồn tại song song để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Theo đó, “mô hình trường lớp online thuần túy” đáp ứng cho nhu cầu học mọi lúc mọi nơi của người học ở mọi độ tuổi. Tất nhiên, với mô hình trường lớp này bắt buộc phải có sự hỗ trợ của công nghệ đỉnh cao như đường truyền, máy vi tính… và mọi giao tiếp sẽ mang yếu tố “ảo” (thông qua màn hình) là chủ yếu.
Thực tế tại Mỹ, khởi đầu chương trình này được thiết kế cho các gia đình quân nhân do đặc thù nghề nghiệp phải di chuyển nhiều đến những vùng miền khác nhau nhưng con cái cũng cần được trang bị kiến thức… Tuy nhiên, sau khi áp dụng thực tế, mô hình trường lớp này đặc biệt thành công, hiện có 350 ngàn người đang theo học chương trình này và được công nhận kết quả tại tất cả các bang.
Phương pháp học thứ hai là kết hợp giữa lớp truyền thống và lớp online. Thông qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (dữ liệu, tài liệu học trên mạng), người học sẽ được cung cấp chương trình học trước. Sau đó sẽ tự chuẩn bị ở nhà và đến trường để thảo luận, tương tác thật với bạn học và thầy cô trong một không gian mở, rộng hơn, không chỉ là những bạn học, thầy cô tại chỗ còn có những bạn học ở các không gian khác (nước khác, vùng miền khác) cùng online tương tác… Phương pháp này vượt trội hơn vì có cả tương tác thật lẫn ảo, khiến người học ít bị nhàm chán trong một không gian rộng mở hơn.
Tuy nhiên, bằng nhận định chủ quan, tôi cho rằng phương pháp học gần như tất yếu trong tương lai đó là phương pháp học” Game based learning”. Phương pháp học này tương tự như cách thứ hai nhưng cấp độ cao hơn để đạt hiệu quả tối ưu. Đó là yếu tố giáo trình được thiết kế hấp dẫn, phù hợp hơn, đặc biệt hình thức sẽ là giáo trình điện tử.
Để xác định được chương trình học này, rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đã phải cùng ngồi lại và cùng nhau phân tích: Vì sao với việc chơi game dù thua bao nhiêu lần, người chơi vẫn vui vẻ chấp nhận chơi lại. Và hầu hết người chỉ chấp nhận dừng cuộc chơi khi đã chiến thắng. Trong khi đó, nếu việc học (ngay cả với sự hỗ trợ công nghệ thông tin ở trường lớp online), nếu rớt (thua) chỉ 1 – 2 lần là người học đã thấy chán, không thể chấp nhận. Đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này, các chuyên gia giáo dục đã thiết kế nên chương trình học mới, trong đó kiến thức được thể hiện dần thông qua các cấp bậc của trò chơi điện tử.
Nhờ vậy, khi đến với các lớp học online, thông qua các giáo trình điện tử và bảng tương tác người học luôn có cảm giác hứng thú, sẵn sàng để tiếp thu kiến thức, trao đổi thông tin… nhắm đến mục tiêu cuối cùng là hiệu quả cao trong việc học. Và phương pháp này đang được ILA Việt Nam triển khai để tiếp cận người học trong một ngày gần đây…
Ông bà ta có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”, giờ tôi xin thêm “Trăm thấy không bằng một lần trải nghiệm”. Các bạn có thể đến để có những trải nghiệm thật, lý thú với ILA chúng tôi.
Cám ơn bà về cuộc trò chuyện với những thông tin thú vị!
Qua 12 năm tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục tại Việt Nam, ILA đã góp phần cung cấp nền giáo dục hiện đại, nâng tầm chuẩn mực giảng dạy tiếng Anh chung của lĩnh vực giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam. Hệ thống giáo dục gồm: 13 trung tâm phủ sóng tại 4 thành phố trung tâm với công suất đào tạo mỗi năm đạt 30.000 lượt học viên. Và 350 giáo viên, đội ngũ quản lý học vụ nước ngoài.
Một trong những dự án lớn trong đầu tư vào công nghệ cao vào hệ thống trường lớp, phương tiện giảng dạy của Ila có tổng kinh phí cam kết đầu tư 1,5 triệu USD.
ILA kính mời quý phụ huynh đưa bé đến kiểm tra trình độ Anh Ngữ, đồng thời trải nghiệm công nghệ giảng dạy hiện đại với 100% giáo viên bản ngữ và môi trường học tập tuyệt vời bằng các lớp học thử phù hợp với độ tuổi và nhận ngay học bổng ILA dựa trên kết quả kiểm tra của bé.
Ai cũng có thể tham gia! Chi tiết vui lòng liên hệ: 04 35643165 hoặc 04 22201666.
Theo laodong
Thầy cô xúc động khi tâm sự về nghề
Có những người thầy đi dạy ở những miền xa của đất nước, có thầy cô vượt bão lũ đến trường bị lũ cuốn trôi, có giáo viên từ chối tiền bồi dưỡng của phụ huynh để giữ lòng với nghề...
Sáng nay 14/11, 183 Nhà giáo ưu tú (NGUT) tại TPHCM đã có buổi họp mặt giao lưu nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong số đó, có 25 nhà giáo vừa được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định phong tặng danh hiệu NGƯT năm 2012.
Tại buổi họp mặt, những chia sẻ của các NGUT về yêu cầu công việc, về sự tâm huyết, sự thanh bạch của người thầy đã làm không ít người rơi nước mắt.
Cô Vũ Thị Xuân Liên - hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng Anh, Q.5, một trong 25 giáo viên (GV) ở TPHCM nhận danh hiệu NGƯT năm 2012 chia sẻ, mỗi lần nghe đâu đó có tình trạng GV bạo hành, xâm phạm thân thể học trò, thiếu kiên nhẫn trong việc dạy học, cô lại đắng lòng vô cùng.
Nhiều thầy cô rơi nước mắt trong buổi họp mặt giao lưu Nhà giáo ưu tú TPHCM.
Và cô cũng không kìm được nước mắt với trạng thái đầy trân trọng, cảm động khi nhắc đến những người thầy giáo hàng ngày dạy học ở biển đảo, các vùng miền xa xôi của đất nước; câu chuyện thầy cô vượt lũ để đến trường rồi ra đi trong dòng nước lũ.
Hay ngay bên cạnh cô, có những GV mầm non đồng lương vô cùng eo hẹp nhưng đã từ chối những khoản bồi dưỡng của phụ huynh để giữ được sự công bằng đối với trẻ và giữ cho lòng và nghề của mình được thanh bạch.
Cô Liên nghẹn ngào: "Có thể còn chuyện này chuyện kia nhưng đại đa số GV đã chọn nghề đều tận tâm và muốn cống hiến với công việc. Uy tín của các thầy cô giáo là điều không thể phủ nhận".
Hàng trăm người có mặt tại hội trường như lắng xuống, có nhiều người đưa tay lên quệt nước mắt.
Đến bây giờ, những năm tháng đến trường gắn liền với bom đạn, hầm trú, lớp học ở giữa rừng gần 40 năm trước vẫn là ký ức quá đỗi gần gũi với với cô Nguyễn Thị Thanh Châu - phó giám đốc Trung tâm GDTX Q. Phú Nhuận.
Đó là hình ảnh người thầy cặm cụi bắt từng con vắt. phủi đất cát trên người học trò khi vừa ra khỏi hầm trú; hay thầy chủ nhiệm lớp 6 luôn dặn dò: "Muốn làm thầy giáo phải cố gắng học giỏi nghe con, sau này đi dạy cùng thầy". Thầy mang theo ước mong "đi dạy cùng học trò" ra chiến trận và sang thế giới bên kia khi hy sinh tại chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị)...
Nhớ về thế hệ thầy cô đi trước là một trong những động lực để cô Châu theo đuổi, gắn bó và không ngừng cống hiến với nghề.
Năm nay, TPHCM có 25 thầy cô được phong tặng danh hiệu NGƯT.
Làm việc tại Trung tâm GDTX, nơi mà trong quan niệm của nhiều người học trò ở đó hư hỏng, khó dạy thì cô tự nhắc nhở mình bất kể với đối tượng học trò nào thì người GV cũng đều phải đến với các em bằng cái tâm, cái tình thực sự của mình. Có như vậy người giáo mới chạm được vào tình cảm, sự tin tưởng và trân trọng của học trò.
Thế nên cô Châu luôn trân trọng những lời chia sẻ, những tâm tư của các em. Đêm khuya 11, 12 giờ đêm vẫn có những học trò gọi điện để nói chuyện với cô về học tập, tình yêu, công việc hay có học viên nữ xin đến ngủ cùng cô để nói chuyện được nhiều hơn...
Tự hào về hàng triệu GV đã và đang dành trọn công sức, tâm huyết, trí tuệ cho công việc dạy người nhưng cô Châu và gần 200 NGƯT cũng chùng xuống khi biết trong vẫn còn những "khoảng tối" trái với đạo đức làm thầy, làm tổn thương danh dự người thầy.
Ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục TPHCM cho rằng một trong những khó khăn thách thức của nhà giáo thời đại này là phải cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình; cân bằng giữa cái chung và cái riêng; giữa tinh thần và vật chất, giữa quán tính của phương pháp giảng đọc chép và phương pháp dạy học gợi mở, cá thể hóa; giữa phương pháp dạy học bằng hình phạt, thiếu dân chủ với xu hướng xây dựng môi trường giáo dục nhẹ nhàng, thân thiện...
Điều này đòi hỏi thầy cô không chỉ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà hơn hết là phải đam mê công việc, đối với học trò bằng chính tấm lòng của mình.
"Cái bục giảng không cao / Nhưng đã có một đôi người vấp té / Viên phấn của lòng mình không giữ nổi trên tay / Buông thả đấy rồi những ngón loay hoay...".
Bài thơ của nhà giáo Đoạn Vị Thượng được đọc lên trong buổi giao lưu như một lời chia sẻ với những áp lực của nhà giáo nhưng cũng là tiếng thở dài buồn lòng của những nhà giáo tâm huyết.
Hoài Nam
Theo dân trí
Hệ lụy khi lương giáo viên không đủ sống Kiến nghị của GS Hoàng Tụy về Cải cách giáo dục (CCGD) nêu vấn đề cấp bách số 1 cần giải quyết là cần cải thiện chính sách đối với người thầy. Theo ông, lương thấp đương nhiên nhà giáo phải xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Chính đó là cái lỗ hổng quản lý gây nên hoặc làm trầm trọng thêm...