Làm giả giấy tờ
Có hay không việc phế liệu ùn ứ tại các cảng do sự tiếp tay, buông lỏng quản lý của lực lượng môi trường (Sở TNMT các tỉnh)? Ông Mai Xuân Thành – Tổng cục Phó Tổng cục Hải quan cho rằng, hải quan chỉ làm các thủ tục liên quan đến XNK và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, còn trách nhiệm của các sở, ngành liên quan thì hải quan không bình luận.
Tổng cục phó Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành (đứng) trả lời báo chí chiều 30/7 liên quan đến công tác quản lý phế liệu nhập khẩu. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Đối với phế liệu sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan, đưa vào nội địa tái chế, sản xuất thành phẩm…, ông Thành cho biết thuộc quyền quản lý của Bộ TNMT. Tuy nhiên, ngành hải quan cũng nhận được một số yêu cầu xác minh của hải quan thế giới về một số trường hợp DN có dấu hiệu tái xuất thành phẩm phế liệu sau khi sơ chế ra nước ngoài.
Liên quan đến các DN trong diện nghi vấn nhập lậu phế liệu đang bị hải quan điều tra, Cục phó Cục ĐTCBL Nguyễn Khánh Quang cho biết, đến nay mới chỉ khởi tố một trường hợp là Cty Đức Đạt.
Thủ đoạn chính của DN Đức Đạt cũng khá phổ biến ở các DN khác ở chỗ làm giả giấy tờ và các thông báo khác của Bộ TNMT và các cơ quan chức năng để làm hồ sơ nhập khẩu. Trong khi Hải quan ban đầu chỉ tiếp nhận được các bản sao công chứng, khi thấy dấu hiệu giả mạo mới thu thập bản chính để xác minh. “Trên thực tế, hải quan gặp nhiều khó khăn khi liên hệ xác minh với DN, mời họ không đến, tìm cách trốn tránh. Nhất là giai đoạn này, nhiều DN khác cũng đang tránh né, gây thêm nhiều khó khăn cho quá trình điều tra, xác minh”, vị cục phó phân trần.
Cũng theo ông Quang, hiện đơn vị đang mở rộng điều tra các DN khác có dấu hiệu nghi vấn trong hoạt động NK phế liệu từ tháng 1/2016 đến 5/2018 để làm rõ các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, việc này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hải quan không thể tiết lộ danh sách các DN diện nghi vấn.
Video đang HOT
TUẤN NGUYỄN
Theo TPO
Xuất hiện thủ đoạn mới nhằm chiếm đoạt tiền cước viễn thông
Lợi dụng việc các công ty game online cho phép thanh toán bằng cước của sim trả sau, Thái Lập Trung và Dư Đức Minh dùng CMND giả đăng kí hòa mạng điện thoại để chơi game. Khi cước phí lên tới hàng chục triệu đồng, chúng vứt sim để trốn cước phí.
Ngày 12/6, Phòng Cảnh sát Hình sự (PC45) Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 3 tháng đối với Thái Lập Trung (SN 1986, trú TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) và Dư Đức Minh (SN 1988, trú quận 12, TP Hồ Chí Minh) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Thái Lập Trung (bên trái) và Dư Đức Minh - 2 nghi can chiếm đoạt tiền cước viễn thông để nướng vào game
Đây được xác định là hai đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền cước viễn thông thông qua hình thức sử dụng CMND giả để đăng kí kích hoạt sim điện thoại sau đó "bùng" cước.
Trước đó, vào đầu tháng 5/2018, PC45 nhận được đơn tố cáo của một nhân viên mạng viễn thông Vinaphone về việc bị 2 đối tượng dùng CMND, giấy đăng ký kinh doanh của 1 công ty để đăng kí hòa mạng sim điện thoại trả sau. Hai đối tượng này gửi giấy xác nhận chuyển khoản thanh toán phí hòa mạng có dấu xác nhận của ngân hàng đến đơn vị viễn thông. Do thiếu kiểm tra, nhân viên này đã kích hoạt hòa mạng sim điện thoại trả sau cho 2 vị khách kia.
Sau 1 ngày hòa mạng, cước phí điện thoại lên đến hạn mức tối đa là 10 triệu đồng. Nhân viên viễn thông lúc này mới kiểm tra và phát hiện số CMND được dùng để hòa mạng là CMND giả. Công ty có tên trong đăng kí hòa mạng khẳng định không đăng kí sử dụng sim điện thoại kể trên. Sau khi cước phí lên tới 10 triệu đồng thì sim điện thoại cũng không còn liên lạc được.
Xác định đây là một hình thức lừa đảo mới nhắm vào các nhà mạng, PC45 Công an tỉnh Nghệ An lập chuyên án đấu tranh, làm rõ. Sau gần 1 tháng vào cuộc, PC45 đã bắt giữ Thái Lập Trung và Dư Đức Minh khi hai đối tượng đang ở TP Hồ Chí Minh, thu giữ nhiều vật chứng liên quan cùng với một số ma túy đá.
Con dấu giả, biên lai thanh toán cước phí giả cùng ma túy đá thu giữ được tại chỗ ở của hai đối tượng
Bước đầu, tại cơ quan điều tra, Thái Lập Trung và Dư Đức Minh khai nhận do cùng nghiện game và ma túy đá nên cả hai bàn nhau lừa đảo các nhà mạng để chiếm đoạt tiền. Lợi dụng việc nhà mạng Vinaphone và Google play hợp tác với nhau trong việc cho khách hàng thanh toán khi tải các ứng dụng trả phí bằng tiền cước điện thoại, hai đối tượng sử dụng giấy tờ giả đăng kí hòa mạng sim trả sau.
Khi sim được kích hoạt, chúng tải các trò chơi về để đánh bạc qua mạng internet hoặc mua đồ chơi trong các game sau đó bán để lấy tiền mặt.
Ngay sau khi hòa mạng, các đối tượng sẽ sử dụng trong vòng 1 ngày hết đến hạn mức tối đa 10 triệu đồng và bỏ sim để trốn tránh việc thanh toán cước phí. Thái Lập Trung và Dư Đức Minh khai nhận đã lừa đảo các nhà mạng viễn thông ở 5 tỉnh gồm Hà Nội, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương.
Để các nhân viên viễn thông tin tưởng, các đối tượng làm giả giấy biên nhận chuyển khoản thanh toán cước phí từ các ngân hàng. Cũng với thủ đoạn này, Trung và Minh lừa đảo, chiếm đoạt nhiều thiết bị điện tử của các đơn vị bán hàng qua mạng.
Bước đầu cơ quan điều tra làm rõ số tiền mà Thái Lập Trung và Dư Đức Minh chiếm đoạt cước viễn thông và các sản phẩm khác lên đến hơn 600 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được hai đối tượng sử dụng để đánh bạc qua các trò chơi điện tử và mua ma túy đá dùng.
Chuyên án đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Làm bằng giả còn dám tuyên bố nếu bị phát hiện sẽ trả lại tiền Tự tin với công nghệ làm bằng giả cực kỳ tinh vi của mình, đối tượng Lương Ngọc Định dám tuyến bố với khách hàng rằng nếu bị phát hiện bằng giả sẽ trả lại tiền. Ngày 5/6, Đội Phòng chống trộm cắp, lừa đảo (Đội 4) - Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) - Công an TPHCM cho biết, vừa triệt phá...