Làm giả giấy kiểm dịch để chuyển lô heo thịt từ Đồng Nai về Sóc Trăng
Cơ quan thú y TP.HCM xác định có hành vi mạo danh cán bộ thú y làm giả giấy kiểm dịch động vật để chuyển lô heo thịt từ Đồng Nai về Sóc Trăng tiêu thụ. Lô heo, dây niêm phong và giấy kiểm dịch bước đầu xác định lấy từ kho trung chuyển C.P.
Cán bộ Trạm kiểm dịch động vật Xuân Hiệp lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ lô hàng – Ảnh: T.Y.
Trưa 4-6, đoàn liên ngành Trạm kiểm dịch động vật Xuân Hiệp ( Chi cục Chăn nuôi – thú y TP.HCM) lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Hoàng Thế Long (31 tuổi, ngụ Đồng Nai) về hành vi vận chuyển 70 con heo thịt từ kho trung chuyển C.P. thuộc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (phường Tân Vạn, TP Biên Hòa, Đồng Nai) không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Thú y nghỉ phép vẫn cấp giấy?
Trước đó tối 3-6, trong quá trình phúc kiểm lô heo thịt chở trên xe tải 83H – 004xx, cán bộ Trạm kiểm dịch động vật Xuân Hiệp (TP Thủ Đức) cùng Đội CSGT Bình Triệu phát hiện sai số lượng ghi trong giấy kiểm dịch (65 con nhưng chở 70 con).
Lô heo đang được niêm phong để phục vụ công tác xác minh, xử lý – Ảnh: T.Y.
Video đang HOT
Tiếp tục kiểm tra giấy kiểm dịch số 21079227 do Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai cấp ngày 3-6 cho ông Hoàng Thế Long, do kiểm dịch viên Trần Quang Huy ký, các cán bộ thú y phát hiện có nhiều dấu hiệu bất thường, nghi giả mạo.
Cụ thể sai thông tin trên giấy kiểm dịch gốc, sai chữ ký kiểm dịch viên so với công bố và dây niêm phong không phải do Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai cấp.
Qua xác minh trao đổi với kiểm dịch viên Trần Quang Huy, các cán bộ thú y của Trạm kiểm dịch động vật Xuân Hiệp được biết ông Huy đang nghỉ phép (từ ngày 26-5 đến nay) và không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho phương tiện nêu trên và chữ ký ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch là giả mạo.
Giấy chứng nhận kiểm dịch giả lấy từ Công ty C.P?
Giấy chứng nhận kiểm dịch được xác định làm giả, mạo danh cả cán bộ thú y – Ảnh: T.Y.
TheoTrạm kiểm dịch động vật Xuân Hiệp, qua xác minh lô heo thịt 70 con được một thương lái mua từ Kho trung chuyển C.P. thuộc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam lúc 21h35 ngày 3-6 với tổng trọng lượng hơn 7,7 tấn. Quá trình xác minh, cơ quan thú y xác định có nhiều bất thường về nguồn gốc của giấy chứng nhận kiểm dịch.
Cụ thể, theo tường trình của tài xế chở heo, dây niêm phong và giấy chứng nhận kiểm dịch được lấy từ kho trung chuyển heo C.P. (Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam) tại Biên Hòa (Đồng Nai) thông qua đại diện chủ lô hàng là ông Hoàng Thế Long.
Còn theo tường trình của ông Long, giấy chứng nhận kiểm dịch được một người tên Nhung – làm việc tại kho của C.P. – đưa và yêu cầu ông ghi tất cả các thông tin lô hàng, số kiểm dịch, sau đó chuyển cho tài xế chở hàng về Sóc Trăng.
Đoàn liên ngành đang tiến hành liên hệ với người tên Nhung để xác minh các thông tin liên quan, đồng thời sẽ có công văn đề nghị Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai kiểm tra làm rõ.
Bỏ xử phạt hành vi sử dụng giấy kiểm dịch giả: ảnh hưởng công tác phòng chống dịch
Theo khoản 3 điều 12 nghị định 119/2013/NĐ-CP về xử phạt chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi quy định đối với hành vi vi phạm sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật giả bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Tuy nhiên đến năm 2017 nghị định 90/2017/NĐ-CP lại bãi bỏ rất nhiều điều – khoản, trong đó có hành vi vi phạm sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật giả.
Hành vi vi phạm trong chính lĩnh vực quản lý không thể xử phạt, do đó Chi cục Chăn nuôi – thú y TP.HCM sẽ chuyển hồ sơ cho Công an TP Thủ Đức, nơi phát hiện hành vi vi phạm, đề nghị xử lý hành vi làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức.
“Việc bỏ xử phạt giấy giả sẽ phát sinh việc làm giả, điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khi phát sinh dịch bệnh hoặc gặp sự cố về ATTP sẽ không có cơ sở truy xuất được nguồn gốc, ảnh hưởng công tác phòng chống dịch” – một cán bộ có chức trách nói.
Theo vị này, hiện nay tại TP.HCM trừ hộ chăn nuôi và cơ sở giết mổ có kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch đến, còn lại tất cả các điểm đến khác gần như không có kiểm tra nên tình hình làm giấy giả sẽ có chiều hướng gia tăng.
Xây trạm kiểm dịch động vật không có lối ra vào
Sau gần 6 năm thi công, tháng 9/2021, dự án Trụ sở làm việc Trạm kiểm dịch động vật nội địa được Sở Xây dựng Hà Tĩnh chấp nhận nghiệm thu, bàn giao để đưa vào sử dụng với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng.
Trạm kiểm dịch động vật nội địa được xây dựng khang trang nhưng không có lối ra, vào.
Tuy nhiên, công trình được xây dựng tiền tỷ này lại không có lối ra, vào. Do đó, khi chủ đầu tư bàn giao, Chi cục Chăn nuôi và Thú y không đồng ý tiếp nhận vì không đúng với mục tiêu đầu tư dự án.
Dự án Trụ sở làm việc Trạm kiểm dịch động vật nội địa được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng tại phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư từ năm 2015. Đến ngày 30/10/2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định chuyển chủ đầu tư về Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
Trụ sở này sau khi xây dựng xong dự kiến sẽ đấu nối với đường đối ngoại của Quốc lộ 1A, thông qua đường gom dẫn đến điểm có quy hoạch đấu nối trực tiếp với Quốc lộ 1A tại Km 487 538. Đây là điểm đấu nối chung cho cả khu đất CC-3.12.
Nhưng thực tế tại hiện trường cho thấy, hiện nay hệ thống đường gom trước khu vực Trạm kiểm dịch chưa được xây dựng. Hiện trạng lối vào đang đi chung với lối vào khu đất của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Nga Sơn, tại Km 487 030 và là lối mở tự phát.
Theo quy hoạch mặt bằng sử dụng đất của Trạm kiểm dịch đã được phê duyệt thể hiện đấu nối thông qua đường gom, chưa có phương án kết nối giao thông đối ngoại phù hợp. Trong khi đó, tại khu vực này, UBND thị xã Hồng Lĩnh chưa lập quy hoạch chi tiết; chưa thể hiện được các phương án kết nối giao thông và đường gom về vị trí đã được Bộ Giao thông Vận tải thỏa thuận đấu nối trực tiếp vào Quốc lộ 1A. Do đó, chưa có cơ sở để đề xuất bổ sung đấu nối trực tiếp vào Trạm kiểm dịch động vật.
Trước những bất cập nêu trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Đặng Ngọc Sơn cũng đã có văn bản yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và Công nghiệp (chủ đầu tư) rà soát đầy đủ các căn cứ pháp lý, quy định về phòng, chống dịch bệnh, điều kiện thực tế để tham mưu UBND tỉnh kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan quản lý đường bộ sớm xử lý.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, mới đây Sở Giao thông Vận tải đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra hiện trường và làm việc thống nhất nội dung. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh, giao Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và Công nghiệp (chủ đầu tư) chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thị xã Hồng Lĩnh, Sở Xây dựng để tham mưu điều chỉnh Quy hoạch chi tiết mặt bằng sử dụng đất Trạm kiểm dịch động vật; trong đó, thể hiện phương án kết nối giao thông đối ngoại phù hợp.
Trên cơ sở đó, UBND thị xã Hồng Lĩnh cho ý kiến về sự phù hợp và hướng quy hoạch chi tiết tổng thể cả khu vực; trong đó, vừa đáp ứng kết nối giao thông đối ngoại của Trạm kiểm dịch động vật vừa đảm bảo đấu nối giao thông cho cả khu vực trong tương lai. Sau khi có điều chỉnh quy hoạch sử dụng mặt bằng phù hợp và định hướng quy hoạch đô thị, Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh chủ trì tham mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền phương án kết nối giao thông cho Trạm kiểm dịch động vật.
Khống chế dịch tả lợn châu Phi tại Đồng Nai Ngày 31/5, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai cho biết, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được khống chế, trong hơn 3 tháng qua, toàn tỉnh không xuất hiện ổ dịch. Đàn lợn tại một hộ nuôi ở Đồng Nai. Ảnh minh họa: Thu Hiền/TTXVN Theo ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục Trưởng Chi...