Làm giả chữ ký, nhân viên KFC bị buộc bồi thường gần 1 tỷ đồng
Lợi dụng việc được giao nhiệm vụ phát phiếu xuất nhiên liệu và làm thủ tục đề nghị thanh toán, Thành đã chiếm đoạt 1,6 tỷ đồng của cả 2 công ty trong vòng hơn 2 năm.
Thành buộc phải bồi cho KFC Việt Nam số tiền gần 1 tỷ đồng
Ngày 4/1/2006, Công ty TNHH MTV SX-TM-XNK Tây Nam và Công ty liên doanh TNHH KFC Viêt Nam (KFC Việt Nam) chi nhánh TP Hồ Chí Minh ký hợp đồng mua bán lẻ xăng dầu tại 2 cây xăng tại quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh).
Năm 2010, Lê Trung Thành (SN 1985, ngụ tại phường 1, quận 3, TP Hồ Chí Minh) la nhân viên cua Công ty KFC Việt Nam đươc giao thêm nhiệm vụ phát phiếu xuất nhiên liệu và làm thủ tục đề nghị thanh toán để bộ phận kế toán thanh toán tiền xăng dầu cho Công ty Tây Nam.
Tư khoang thang 12-2010 đên thang 03-2013, lợi dụng nhiệm vụ được giao, Thành đã đặt làm mẫu dấu chữ ký của người có thẩm quyền ký tên trên các phiếu xuất nhiên liệu rồi đóng lên các phiếu xuất nhiên liệu đã được đóng dấu tròn, sau đó mang đến 2 cửa hàng xăng dầu tại Phú Nhuận của Công ty Tây Nam đổi tiền mặt đê chiếm đoạt.
Video đang HOT
Sau đó, khi nhận các phiếu xuất nhiên liệu và hóa đơn GTGT từ Công ty Tây Nam, Thành tách các phiếu xuất nhiên liệu giả ra tương ứng với số tiền trên hóa đơn giá trị gia tăng rôi giả chữ ký trên các giấy đề nghị thanh toán giao cho bộ phận kế toán để Công ty KFC Việt Nam thanh toán số tiền mà Thành đã chiếm đoạt trên cho Công ty Tây Nam. Băng thu đoan nêu trên, Thanh đa chiêm đoat của Công ty Tây Nam số tiền hơn 890 triệu đông và của Công ty KFC Việt Nam số tiền hơn 710 triệu đông.
Ngày 17/9, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử vụ án nêu trên. Tại phiên tòa, Thành cho biết đã nộp 1 phần tài sản đã chiếm đoạt để khắc phục hậu quả vụ án. Tuy nhiên, với hành vi chiếm đoạt tài sản của Thành, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 10 năm tù về tội “Lưa đao chiêm đoat tai san”, đồng thời buộc Thành phải bồi thường cho Công ty KFC Việt Nam số tiền hơn 920 triệu đồng. Tiến Thành
Theo_Hà Nội Mới
Con được mang họ ai nếu cha mẹ chưa đăng ký kết hôn?
Khi không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng. Do đó, con được sinh ra khi chưa có Giấy chứng nhận kết hôn là con ngoài giá thú.
Theo điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 06/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì thủ tục đăng ký khai sinh được quy định như sau:
Người đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu được sinh ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Nếu cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, chủ tịch UBND xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh, bản sao được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Với trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.
Nếu không có đăng ký kết hôn mà người được cho là cha của đứa trẻ muốn được pháp luật công nhận là cha và được ghi tên ở mục "Người cha" trên giấy khai sinh của con thì người đó phải làm thủ tục nhận con.
Con mang họ ai khi chưa đăng ký kết hôn?
Theo Điều 34 của Nghị định trên, thủ tục đăng ký việc nhận con quy định: Người nhận con phải nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trong trường hợp cha nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ, trừ khi người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận con. Trường hợp cần phải xác minh, thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Ngoài ra, điểm b khoản 4 mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch còn quy định: trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, tên của người cha sẽ được ghi ngay trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà người cha không phải làm thủ tục nhận con. Theo đó, để trẻ được khai sinh có đầy đủ tên cha, mẹ trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh mà bạn không phải làm thủ tục nhận con (như đã nêu ở trên) bạn và mẹ đứa trẻ nên tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã trước khi tiến hành thủ tục khai sinh cho trẻ.
Về xác định họ của người con, tại điểm e khoản 1 Mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 nói trên cũng hướng dẫn: khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ.
Như vậy, để tạo điều kiện cho đương sự, pháp luật cho phép cùng một lúc với việc người mẹ đăng ký khai sinh cho con thì người cha làm thủ tục nhận con, UBND sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh để ghi tên người cha vào giấy khai sinh.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trốn truy nã 10 năm vì được 'tiếp tay' Cán bộ xã "nhắm mắt" xác nhận người sinh năm 1962 thành 1985. Từ đó, người này làm CMND, hộ khẩu trốn lệnh truy nã của Công an tỉnh Đồng Nai. Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) - Công an tỉnh Thái Bình vừa đề nghị có hình thức xử lý bốn cán bộ xã Đông Lĩnh (huyện Đông Hưng) do đã...