Làm gì với những chàng không chịu mở lòng
Bạn đang hẹn hò với một anh chàng bạn rất thích và dồn hết tâm huyết chăm lo cho mối quan hệ đó. Nhưng bạn càng cố gắng bao nhiêu thì kết quả lại chẳng khiến bạn thất vọng bấy nhiêu. Nguyên nhân là chàng chẳng chịu mở lòng với bạn.
Hãy xem chàng của bạn thuộc nhóm nào dưới đây và bí quyết bắt thóp các chàng ra sao.
1. Chàng không chịu nói cho bạn biết cảm xúc của chàng
Trừ những anh chàng “toe toét như hoa hướng dương” thì đại bộ phận nam giới đều rất hạn chế nói về cảm xúc của mình. Không phải họ không có nhu cầu tâm sự mà sự thật là vì họ đang sợ. Họ sợ bị yếu đuối trong mắt phụ nữ.
Gợi ý: Với những chàng trai như thế này, bạn cần phải kiên trì và dành nhiều thời gian để quan sát mọi “động thái” của chàng. Cố gắng đặt mình vào vị trí của chàng để hiểu chàng đang nghĩ gì và làm điều gì đó khuyến khích chàng. Vài lần như thế, bạn sẽ tạo cho chàng thói quen chia sẻ cảm xúc và coi đó như một nhu cầu.
2. Chàng không kể về quá khứ
Chàng không bao giờ hé răng nói cho bạn biết những chuyện đã làm trong quá khứ, về các mối quan hệ và các cuộc tình đã qua. Nhưng bạn cần phải biết điều đó để hiểu và nhận xét chính xác hơn về chàng. Bạn phải làm gì?
Video đang HOT
Gợi ý: Nếu không đi được đường thẳng thì hãy chọn đường vòng. Hơi lâu một chút nhưng mọi con đường đều dẫn tới thành Rome. Thông qua bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ xung quanh chàng là cách tốt nhất để có được thông tin mong muốn. Hoặc đơn giản hơn là hỏi “anh Google”. Facebook, Twitter, Blog, Yahoo… chắc hẳn chàng của bạn cũng là một thành viên của mạng xã hội nào chứ?
3. Chàng ghét phải nói về các mối quan hệ
Chàng kể cho bạn về công việc, về sở thích, những điều chàng quan tâm nhưng mỗi khi bạn bày tỏ nguyện vọng được tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè, gia đình chàng thì chàng lại tìm cách gạt đi. Như vậy có nghĩa là việc tìm hiểu chàng từ “chân tơ kẽ tóc” với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn gấp bội.
Gợi ý: Đừng làm vẻ mặt nghiêm trọng và căng thẳng dù thực sự trong lòng bạn đang chứa cả đống nghi ngờ. Có vấn đề gì mà chàng phải giấu diếm như vậy? Đánh lạc hướng chàng bằng việc tỏ ra không quan tâm nhưng hãy âm thầm tìm hiểu. Thỉnh thoảng trong các cuộc nói chuyện, cứ giả như vô tình hỏi một điều gì đó để khai thác thông tin. Dần dần bạn sẽ có được điều mình muốn.
Song song với đó, bạn có thể đưa chàng tới gặp bạn bè của bạn để làm gương cho chàng. Chắc chắn chàng sẽ hiểu và biết nên làm gì khi muốn tiến xa hơn với bạn.
4. Chàng trả lời “ỡm ờ”
Bất kể câu hỏi nào bạn đưa ra, chàng cũng chỉ ậm ừ hoặc trả lời kiểu “có thể”, “có lẽ”, “chắc vậy” với thái độ hời hợt. Cuộc đối thoại chẳng khác nào độc thoại.
Gợi ý: Dù bạn có kết chàng đến mức nào đi nữa thì cũng đã đến lúc xem xét đến việc dừng lại. Nếu 2/3 số buổi hẹn hò của hai bạn diễn ra trong không khí đó thì chấm dứt là tốt hơn với bạn. “Cọc tìm trâu” ngày nay cũng là chuyện bình thường, vì vậy, có thể cho chàng cơ hội cuối cùng bằng một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Nếu không cải thiện được gì nữa thì dừng lại bạn cũng thấy thoải mái.
Theo Bưu Điện Việt Nam
May mắn có anh
Thế gian này biết bao người có bố mẹ chăm lo chu đáo. Nhưng với tôi lại may mắn có anh. Tự hào biết mấy khi có một người anh tuyệt vời đến vậy. Tôi yêu đôi bàn tay rám nắng đầy chai sạn của anh tôi.
Hai bàn tay anh có màu của vôi vữa xây tường lẫn một ít màu đất đỏ badan. Nó vừa chai sạn vừa rám nắng. Đó là đôi tay hay lam hay làm của anh trai tôi. Khi công việc rẫy nương xong, anh lại là một người thợ xây. Đôi tay ấy đã xây biết bao ngôi nhà. Đôi tay ấy đã làm biết bao công việc. Đôi tay ấy đã thay cha mẹ nuôi em gái ăn học. Và đôi tay ấy đến nay đã hơn ba mươi tuổi mà vẫn một mình lo cho em, quên đi hạnh phúc của riêng mình.
Chúng tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông xứ Nghệ. Quê tôi vốn nghèo bởi đất cằn sỏi đá, mỗi năm hai vụ lúa một vụ màu nhưng bị hạn hán lũ lụt triền miên. Miền Trung mà. Từ cái nghèo lũ trẻ chúng tôi tự ý thức được rằng chỉ có con đường học mới mong thoát khỏi cái nghèo. Anh em tôi cũng thế, học giỏi, siêng năng, chăm chỉ. Nhưng cái khó bó cái khôn, lớp 7, anh tôi đã phải nghỉ học khi giấc mơ trở thành bác sĩ giỏi còn dang dở phía trước.
Cha tôi bị bệnh hen, mẹ cũng ốm đau luôn. Các anh chị trước lần lượt lập gia đình riêng. Em còn nhỏ dại. Anh đành xếp bút sách đi phụ hồ kiếm tiền mua thuốc cho cha, có tiền cho em học tiếp, có tiền để trang trải cuộc sống. Mười lăm tuổi, cái tuổi ăn tuổi học, vậy mà anh phải đi làm thuê. Hai bàn tay anh bị vôi vữa bám, rửa mãi không sạch để lâu gây ngứa và đau. Khi mùa màng đến, đôi tay ấy lại về giúp gia đình, xong lại đi làm thuê. Lớn hơn chút nữa, anh cùng mẹ đi cấy thuê, cấy khoán, rồi mình anh đi cày thuê nữa. vào tháng chín, tháng mười thì vào Tây Nguyên hái cà phê cho người ta.
Năm tôi học mười hai, cha trở bệnh và đột ngột qua đời. Lúc đó anh đang làm rẫy ở Đăk Nông. Anh về không kịp. Anh khóc nấc trước mộ cha và cầm tay tôi anh hứa sẽ thay cha nuôi em ăn học nên người. Đó là ước mong mà cha không thực hiện được. Tôi cảm nhận được tình thương em vô hạn nơi anh và tôi cũng như đếm được từng nốt chai sần trong lòng bàn tay ấy.
Tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi theo anh vào Đắk Nông sinh sống. Lúc này anh đã có một ít rẫy và một ngôi nhà nho nhỏ (thực ra là cái chòi ở tạm). Hàng ngày anh đi làm thuê, hết việc lại về lo chăm rẫy vì cà phê mới trồng, vừa lo việc ăn học của tôi. Cuộc sống thật khốn khó nhưng anh em hết mực thương yêu nhau. Rồi tôi cũng đỗ đại học, anh vui mừng khôn xiết. Đôi tay ấy ôm tôi, nhấc bổng tôi lên hạnh phúc.
Ngày tôi nhập học, trường cách nhà hơn trăm cây số, sợ tôi say xe nên anh mượn xe nhà hàng xóm chở tôi đi. Tới trường, tôi không có hồ sơ học sinh - sinh viên. Thế là anh lại quay về Sở Giáo dục mua, vào xã ký tên đóng dấu. Sáng mai lên sớm để tôi kịp làm hồ sơ nhập học. Nhìn hai tay đen đen, gầy gầy của anh mà tôi thương anh biết bao. Suốt những tháng năm đại học, bàn tay anh đã làm rất nhiều, bươn chải với cuộc sống chỉ mong có tiền để lo cho tôi ăn học bằng bạn bằng bè.
Rồi ngày tôi ra trường cũng tới. Bàn tay anh bấm từng số điện thoại của từng phòng Giáo dục ở các huyện để mua hồ sơ xét tuyển giáo viên cho tôi. Đôi tay anh lái xe đi khắp nơi, từ huyện này tới huyện khác mua và nộp hồ sơ cho em gái. Hàng nghìn km anh đi, bao nhiêu điểm anh tới và tất cả là chờ đợi.
Đã hai năm tôi tốt nghiệp, anh em tôi vẫn chờ. Năm nay, kỳ xét tuyển lại đến, anh một mình lo việc cho em. Đôi bàn tay ấy hết lo cho em ăn học, giờ lại lo công việc. Và tôi biết, bàn tay anh lại có thêm chai sạn, thêm cả những nếp nhăn nheo.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sự hối hận của người đàn ông đối xử ngược đãi với vợ Cô cố gắng chăm lo, cố gắng nhường nhịn tôi và luôn tỏ ra cung phụng, coi tôi là ân nhân nhưng tôi vẫn tìm đủ mọi lý do để chì chiết, đay nghiến cô. Đêm nay tôi lại ngồi một mình trong căn phòng vắng lặng. Vậy là người vợ của tôi, người vợ mà tôi nghĩ rằng mình chẳng có chút...