Làm gì khi trẻ ho?
Khi thay đổi thời tiết, do hệ miễn dịch yếu trẻ nhỏ rất dễ bị ho kèm theo sổ mũi, sốt…Thậm chí có bé một tháng bị đến 2 lần. Điều này khiến nhiều bà mẹ lo lắng vì không thể lúc nào cũng cho con dùng kháng sinh được.
Cứ khi thời tiết chuyển mùa là y như rằng chị Hoài (Hà Nội) thấy cô con gái 24 tháng tuổi lại ho. Cho con uống thuốc khoảng 1 tuần thì con khỏi nhưng chỉ 3 ngày sau bé lại ho, cứ liên tục như thế trong 2 tháng. Và cứ hễ con ho, chị lại cho uống kháng sinh.
Hiện nay, giống như chị Hoài, nhiều bà mẹ có con nhỏ đang thực hiện theo “công thức” ho là phải dùng kháng sinh, nhất là khi kèm theo sốt cao. Tuy nhiên, điều cha mẹ không biết ho là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ và không phải lúc nào những thuốc này cũng có tác dụng. Không chỉ người bệnh mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng đang có hiện tượng quá lạm dụng thuốc kháng sinh.
Dưới đây là một số lời khuyên cho các cha mẹ khi có con bị ho:
Phân loại ho ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, có thể là biểu hiện của bệnh hoặc do dị ứng với khói thuốc lá, hoặc do ô nhiễm từ môi trường không khí (khói, bụi, ô nhiễm…) Đặc biệt ở trẻ nhỏ, cần lưu ý kỹ hơn vì khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn.
Thông thường khi thay đổi thời tiết, trẻ hay bị ho. Những biểu hiện thường gặp là hắt hơi, chảy mũi, sốt nhẹ và ho, nguyên nhân chính là do virus. Vì thế không nên sử dụng kháng sinh để điều trị cho trẻ.
Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ
Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Video đang HOT
Khi nào cần đưa con đi khám?
Nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, một điều cần lưu ý là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.
Sử dụng thuốc hợp lý
Nếu trẻ ho có đờm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… thì tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ vì nếu không có thể gây ho nặng hơn. Các dạng ho còn lại, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm, dạng siro ho từ thảo dược như những loại chiết xuất từ cao khô lá thường xuân, an toàn và dễ uống hơn với trẻ em do đã được chứng minh khoa học và có các nghiên cứu lâm sàng. Lưu ý là chỉ một số loại thuốc được chỉ định dùng được cho trẻ sơ sinh.
Theo Dân trí
Trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông
Tăng cường sự khỏe mạnh cho hệ miễn dịch thông qua chế độ ăn uống là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe trong những tháng mùa đông. Sự thay đổi thời tiết và cái lạnh mùa đông làm suy giảm sức đề kháng, khiến cơ thể dễ trở thành mục tiêu tấn công của nhiều căn bệnh như cảm, cúm, ho...
Ảnh: Ifood.tv
Những loại trái cây dưới đây sẽ cung cấp nhiều loại vitamin và dưỡng chất, giúp cải thiện sức đề kháng và tăng cường bảo vệ cơ thể trong mùa đông.
1. Chuối
Ảnh: Makepancakes.com
Mặc dù là một loại quả có quanh năm nhưng chuối cũng được xếp vào danh sách những loại trái cây giúp tăng cường cho hệ miễn dịch khi đông về. Đây là nguồn cung cấp kali, chất xơ và vitamin C, góp phần phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cảm và cúm. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý nhất ở chuối đó chính là hàm lượng vitamin B6 cực kỳ dồi dào. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
2. Cam
Ảnh: Icetrail.blogspot.com
Những loại trái cây thuộc họ cam quít nổi tiếng với hàm lượng vitamin C vô cùng phong phú. Chúng không chỉ giúp làm sáng và cải thiện cấu trúc cho da mà còn có khả năng hạ thấp nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Thành phần vitamin C trong cam cũng chính là nhân tố giúp cơ thể đánh bại các bệnh cảm và cúm trong những tháng mùa đông. Trong quả cam còn chứa nhiều beta-crytoxanthin, có tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh ung thư phổi.
3. Nho
Ảnh: Rachelnico.wordpress.com
Lượng vitamin C có trong các loại nho, đặc biệt là nho đỏ, giúp làm tăng khả năng hoạt động của hệ miễn dịch và phòng chống bệnh cảm lạnh. Đồng thời, lớp vỏ của quả nho còn chứa một chất hóa học từ thực vật được gọi là "resveratrol". Đây là chất đặc trưng trong quả nho giúp phòng ngừa bệnh tim và kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể một cách mạnh mẽ.
4. Nam việt quất
Ảnh: Health-family.info
Loại trái cây này là một lựa chọn khá tốt trong mùa đông khi bạn muốn đẩy mạnh hoạt động của hệ miễn dịch. Nước ép từ quả nam việt quất sẽ giúp cơ thể đánh bại sự viêm nhiễm từ các bệnh cảm lạnh và cúm. Chúng còn chứa các hợp chất có khả năng ngăn chặn vi khuẩn, giúp ngăn ngừa sự hình thành các khối u trong cơ thể. Nam việt quất còn nổi tiếng với khả năng chữa trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu cũng như ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trên răng. Trong loại quả này có chứa a-xít quince, loại a-xít giúp phòng ngừa sự hình thành các viên sỏi không tan trong thận. Những viên sỏi này thường được hình thành từ sự kết hợp giữa phốt-pho và các ion sắt. Nhờ đó, sử dụng nam việt quất thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
5. Kiwi
Ảnh: Glamour.com
Kiwi cung cấp rất nhiều vitamin A, C và E. Những loại vitamin này chính là nguồn cung cấp các chất chống ô-xy hóa cực kỳ dồi dào, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Kiwi còn giàu chất sắt, nhờ đó, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Các chất flavonoid hiện diện trong quả kiwi còn giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể không bị ô-xy hóa cũng như ngăn chặn sự đột biến của các DNA. Đây cũng là loại quả rất tốt cho hệ hô hấp của cơ thể.
6. Lựu
Ảnh: Greatdreams.com
Nhờ vào lượng vitamin A, C và AHA dồi dào, lựu đã được đưa vào danh sách những loại trái cây tốt cho hệ miễn dịch. Vitamin C trong quả lựu hoạt động như một chất chống ô-xy hóa tự nhiên có công dụng lọc máu. Lựu còn là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu.
7. Táo
Ảnh: Flavoreddelights.com
Ngoài các chất chống ô-xy hóa, táo còn chứa nhiều chất xơ, các chất flavonoid và vitamin C. Chúng giúp phòng chống bệnh ung thư phổi và hen suyễn. Táo là loại quả có quanh năm, tuy nhiên, mùa thu hoạch chính bắt đầu từ cuối mùa hè sang đến đầu mùa đông. Dùng táo nguyên trái sẽ tốt hơn so với việc uống nước ép táo vì cơ thể sẽ có thêm lượng chất xơ rất cần thiết để tiêu hóa được lượng đường tự nhiên trong loại trái cây này.
8. Bưởi chùm
Ảnh: Bestwaytoloseweighthq.net
Bưởi chùm rất giàu vitamin C, A, B5, chất xơ, kali và folate. Tương tự như cam, bưởi chùm cũng có khả năng phòng ngừa bệnh cảm lạnh và ung thư. Trong quả bưởi chùm còn có nhiều lycopene giúp ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt và phòng chống các khối u. Chất limomoid trong bưởi chùm sẽ đánh bại các bệnh ung miệng, da, vú, phổi, ruột và bao tử. Bưởi chùm còn giúp loại khử các chất sinh ung thư trong cơ thể và khôi phụ các DNA.
Theo PNO
Huyết áp thấp cũng có thể dẫn đến tai biến mạch máu não Chị em phụ nữ khi có hiện tượng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thường chủ quan và cho rằng do thay đổi thời tiết, do gặp lạnh, áp lực công việc, stress... Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh huyết áp thấp mà chị em thường bỏ qua. Theo các bác sĩ, chị em phụ nữ thường rất chủ quan và...