Làm gì khi trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch?
Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng ứ dịch (dịch lỏng hoặc dịch keo) trong tai giữa, thường gặp ở trẻ em. Đây là một bệnh khá phổ biến: Một nghiên cứu đã đưa ra con số ước tính rằng cứ 5 trẻ em ở độ tuổi trên dưới 24 tháng thì có 1 cháu bị viêm tai giữa ứ dịch; và cứ 10 trẻ em thì có 8 cháu bị viêm tai giữa ứ dịch ít nhất 1 lần cho đến thời điểm chúng được 10 tuổi (Theo tổng kết của Viện Y tế và chăm sóc sức khỏe Quốc gia Anh- 2015).
Bé Stuller Kiên Leo, 4 tuổi, nhà ở Linh Đàm – Hà Nội, có tiền sử viêm tai giữa, đã được điều trị khỏi cách đây 1 năm. Gần đây, bé di chuyển bằng máy bay nhiều, bé kêu khó chịu trong tai. Gia đình cho bé đi khám, bác sĩ kết luận viêm tai giữa ứ dịch và có chỉ định đặt ống thông khí. Cảm thấy băn khoăn, mẹ mang bé đến một số cơ sở y tế khác nhau để xin tư vấn.
Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng ứ dịch (dịch lỏng hoặc dịch keo) trong tai giữa, thường gặp ở trẻ em. Đây là một bệnh khá phổ biến: Một nghiên cứu đã đưa ra con số ước tính rằng cứ 5 trẻ em ở độ tuổi trên dưới 24 tháng thì có 1 cháu bị viêm tai giữa ứ dịch; và cứ 10 trẻ em thì có 8 cháu bị viêm tai giữa ứ dịch ít nhất 1 lần cho đến thời điểm chúng được 10 tuổi (Theo tổng kết của Viện Y tế và chăm sóc sức khỏe Quốc gia Anh- 2015).
Nguyên nhân và hậu quả của viêm tai giữa ứ dịch
Người ta chưa chỉ ra được nguyên nhân rõ ràng của viêm tai giữa ứ dịch, tuy nhiên nó có thể liên quan đến ống Eustachian (ống thông từ tai giữa đến vòm mũi họng). Ống này có chức năng cân bằng áp suất giữa bên ngoài và bên trong tai giữa.
Khi hoạt động của ống này bị rối loạn (do viêm, nhiễm trùng, dị ứng, đi máy bay, lặn biển…) áp suất giữa bên ngoài và bên trong tai giữa mất cân bằng dẫn đến dịch sẽ xuất hiện trong tai giữa.
Về mặt lý thuyết, viêm tai giữa ứ dịch có thể tự khỏi trong vòng từ 6 – 12 tuần; tuy nhiên 30% đến 40% trong số người bệnh có thể bị đợt tái phát hoặc không thể tự khỏi, thời gian mắc bệnh kéo dài trên 12 tuần.
Viêm tai giữa ứ dịch nếu không được điều trị sẽ dẫn đến giảm sức nghe, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ (ở lứa tuổi trẻ đang học nói), trẻ lơ là không tập trung ảnh hưởng đến học tập và chất lượng cuộc sống (ở những trẻ lớn hơn). Nguy hiểm hơn nếu để viên tai giữa ứ dịch kéo dài có thể hình thành choletetoma- là chất có khả năng ăn mòn xương.
Đặt ống thông khí- nên hay không?
Video đang HOT
Theo hướng dẫn điều trị viêm tai giữa ứ dịch (uptodate tháng 12/2018), thuốc kháng sinh, glucocorticoids (dạng uống và dạng xịt), kháng histamin và thuốc thông mũi không đem lại nhiều lợi ích trong việc điều trị viêm tai giữa ứ dịch.
Thủ thuật đặt ống thông khí (đặt 1 ống thông nhỏ thông giữa tai ngoài và tai giữa qua việc tạo 1 lỗ thủng trên màng nhĩ) thường xuyên được áp dụng. (Ở Hoa Kỳ năm 2004 đã có 2,2 triệu ca viêm tai giữa ứ dịch được chẩn đoán, chi phí ước tính cho phẫu thuật đặt ống thông khí lên tới 4 tỷ USD). Hiện nay ở Việt Nam kỹ thuật này cũng được áp dụng rộng rãi, chi phí cho mỗi ca cũng không hề rẻ.
Tuy nhiên, đặt ống thông khí thực sự có giá trị khi có chỉ định phù hợp (trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ, học tập, sức nghe giảm liên tục 40 dB…). Còn đối với những trẻ sức nghe bình thường hoặc mất thính lực 20 dB, không gặp vấn đề ngôn ngữ và học tập, không nên lạm dụng đặt ống thông khí. Biện pháp này, ngoài nhược điểm gây tốn kém còn khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với một trong các biến chứng: tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy dịch tai giữa dai dẳng, thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, cholestetoma…
Thổi bóng bơm vòi nhĩ otovent
Otovent là quả bóng nhỏ để trẻ thổi nó bằng mũi của mình. Việc thổi bóng làm mở ống Eustachian (vòi nhĩ) giúp dịch từ tai giữa thoát xuống mũi.
Thổi bóng bơm vòi nhĩ otovent là phương pháp điều trị hiệu quả trên lâm sàng, đây là phác đồ cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình. Nó là phương pháp rất an toàn, tự nhiên, làm giảm bớt các nhu cầu chỉ định dùng thuốc và can thiệp phẫu thuật.
Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Ian Williamson (Giảng viên trường Đại Học Y Southampton – Anh) năm 2015, trong số 320 trẻ em viêm tai giữa ứ dịch được lựa chọn để nghiên cứu, những trẻ được thổi bóng bơm vòi nhĩ otovent khỏi sau 1 tháng cao hơn hẳn nhóm không thổi bong: 47,3% so với 35,6% và khỏi sau 3 tháng là 49,6% so với 38,3%./.
Ths.Bs. Nguyễn Xuân Đạt
Theo Dân trí
Viêm da cơ địa: Nỗi ám ảnh khôn nguôi
Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, hanh khô những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa lại "hoành hành" khiến người bệnh cảm thấy ngứa, khó chịu. Bệnh viêm da cơ địa thường dai dẳng và có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau đặc biệt là ở trẻ nhỏ khiến cho cha mẹ lo lắng. Viêm da cơ đia nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh trở thành mãn tính và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Lichen đơn mạn tính. Bệnh dễ chẩn đoán nhầm do đa dạng trong chẩn đoán lâm sàng, đặc biệt khi bệnh nhân dùng quá nhiều chế phẩm khác nhau.
Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng
Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện nhiều dạng cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình gồm các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, lichen hóa bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý lẩn quẩn, bệnh diễn biến nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên, qua các nghiên cứu cho thấy bệnh có tính chất di truyền và yếu tố gia đình (60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh). Ngoài ra, còn có các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ...
Ngoại độc tố của tụ cầu vàng Staphylococus aureus đóng vai trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa T lympho và đại thực bào. Dị ứng nguyên nội sinh trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T lymphô đáp ứng viêm.
Thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Thức ăn (một số thức ăn như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mì) và các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng lên - đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da.
Để xác định rõ nguyên nhân viêm da trên tạng dị ứng, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho thực hiện một xét nghiệm trên da của người bệnh. Đây là một xét nghiệm hết sức an toàn, không đau và rất có giá trị trong việc xác định các nguyên nhân gây dị ứng.
Những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
Theo thông tin trên VOV, triệu chứng thường gặp của viêm da cơ địa là trên da xuất hiện những dấu hiệu mẩn ngứa, ban đỏ, sau đó lan ra xung quanh gây ngứa ngáy, khó chịu. Có trẻ xuất hiện những mụn nước, sau khi gãi chảy dịch và ra máu. Nếu không điều trị đúng cách, sẽ lan rộng ra toàn thân, khiến trẻ quấy khóc, kém ăn...
Viêm da cơ địa thường xuất hiện những nốt ban đỏ
Khi bệnh nặng, trẻ cào gãi nhiều, vi khuẩn ở tay sẽ xâm nhập vào da, gây loét và hoại tử da, thậm chí vi khuẩn có thể thâm nhập sâu hơn vào máu, gây ra bệnh cảnh toàn thân rất nặng. "Những bệnh cảnh nặng ở trẻ tuy ít nhưng đã có bởi khi vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu, có thể đi đến tất cả các cơ quan khác và gây viêm, phải dùng kháng sinh rất mạnh để điều trị chứ không phải bệnh lý đơn giản trên da nữa", bác sĩ Thùy Linh - BV Da liễu Trung ương chia sẻ.
Ngoài yếu tố di truyền, một phần cũng do cha mẹ mắc sai lầm trong cách chăm sóc trẻ như giữ vệ sinh chưa tốt. Chẳng hạn việc tắm ngâm con quá lâu hoặc hời hợt sơ sài bên ngoài nên chưa tẩy rửa hết hóa chất bám trên da trẻ; hoặc dùng các loại lá tắm, xà phòng, sữa tắm, nước xả vải chưa hợp lý, đặc biệt với trẻ có nền bệnh lý về da sẵn có. "Việc dùng các loại xà phòng, nước tẩy quá mạnh làm mất lớp bảo vệ trên da gây tình trạng kích ứng tại chỗ, có phản ứng khô da, bong tróc vẩy dẫn đến viêm da".
Hiện nay, có rất nhiều gia đình dùng các loại lá đun nước tắm cho con mà không hề biết trong một số thứ lá chứa lượng tinh dầu rất mạnh, cộng thêm các loại lá không hoàn toàn được chăm sóc tự nhiên (có thể là phun các loại kích thích) cũng có thể gây ra viêm da do tiếp xúc. Đặc biệt, việc một số cha mẹ thấy da con mẩn đỏ không những đun nước lá tắm mà còn vò lá đắp trên da cho mát nên càng làm vết thương bỏng rát nặng thêm.
Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa
Theo thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, điều trị viêm da cơ địa bao gồm: chăm sóc da; tìm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh; dùng thuốc chống viêm.
Khi bị viêm da cơ địa nên dùng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da
Chăm sóc da: Sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da. Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát khuẩn, hóa chất, khói thuốc lá,... vì chúng có thể càng làm da bị khô hơn. Bạn nên sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế. Nên cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì có thể làm tăng nặng triệu chứng của bệnh. Có thể sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài để giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo. Cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ hằng ngày.
Sử dụng thuốc chống viêm: dùng glucocorticoid bôi tại chỗ như kem fluticasone, betamethasone, clobetasone 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp, sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Những loại glucocorticoid có tác dụng rất mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.
Một số thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như tacrolimus, pimecrolimus đem lại hiệu quả rõ rệt cũng như tính an toàn khá cao trong điều trị viêm da cơ địa. Chiếu tia cực tím tại chỗ được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.
Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ. Những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi ngưng hẳn thuốc.
Theo anninhthudo
Ghép thận để thực hiện thiên chức làm mẹ Khi kể về cô con gái 3 tuổi đáng yêu của mình, chị N.T.H., 26 tuổi ở Mỹ Hào, Hưng Yên không giấu được niềm tự hào, hạnh phúc. Với một người bị suy thận giai đoạn cuối và đã ghép thận như chị, những tưởng việc có con là không thể. Nhưng nhờ các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, giờ chị...