Làm gì khi răng mọc chen chúc?
Răng chen chúc làm cho bạn khó ăn nhai và không tự tin khi cười. May mắn là với những tiến bộ của ngành chỉnh nha (niềng răng), việc điều trị ít khi phải nhổ răng, thời gian điều trị rút ngắn chỉ khoảng 12-18 tháng mà kết quả thì cải thiện đáng kể.
Thủ phạm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc, nhưng tóm lại đều là do xương hàm không đủ chỗ để các răng sắp xếp ngay ngắn trên cung hàm.
Không phải trường hợp nào răng chen chúc cũng cần phải nhổ răng. Quyết định có nhổ răng hay không phụ thuộc vào khuôn mặt của từng bệnh nhân. Đây là một quyết định rất quan trọng.
Một ca điều trị răng mọc chen chúc thành công, phù hợp với khuôn mặt và nụ cười của bệnh nhân
Hoàn toàn có thể khắc phục
Video đang HOT
Để răng thôi chen chúc, điều quan trọng là kế hoạch điều trị phải giải quyết đúng nguyên nhân gây ra tình trạng răng chen chúc để trả lại sự cân bằng và hài hòa của khuôn mặt.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý. Nếu kế hoạch không hợp lý, bạn sẽ có một nụ cười không đẹp, không hài hòa với khuôn mặt.
Một ca điều trị chỉnh nha răng mọc chen chúc thành công. Ca điều trị này không nhổ răng, ngay cả khi tình trạng chen chúc ở mức độ rất nặng. Vì vậy, đánh giá có nhổ răng hay không sẽ phụ thuộc vào khuôn mặt bệnh nhân, không phụ thuộc vào tình trạng và mức độ chen chúc
Vấn đề thường hay gặp nhất khi điều trị răng mọc chen chúc là làm cho bệnh nhân bị hô: răng xếp đều ngay sau vài tháng điều trị, nhưng lại bị hô và chìa ra trước. Bác sĩ cần phải có kế hoạch hợp lý để giải quyết được tình trạng này, vì khi đó, bệnh nhân sẽ có “một hàm răng đều nhưng hô”.
Điều trị răng mọc chen chúc tại nha khoa Lan Anh:
P.T
Theo dân trí
Có nhất thiết phải nhổ răng khi chỉnh nha?
Nhổ răng là một chỉ định thường gặp trong chỉnh nha. Quyết định này rất quan trọng, vì có thể ảnh hưởng đến khuôn mặt
Những tác động của nhổ răng chỉnh nha
Ngoài những yếu tố như không khả hồi (irreversible), răng cần nhổ có thể là răng thật còn nguyên vẹn thì điều quan trọng nhất là nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của bệnh nhân.
Vì vậy, bác sĩ chỉnh nha luôn phải cân nhắc có nên nhổ răng hay không dựa trên việc dự đoán được khuôn mặt của bệnh nhân sau khi kết thúc kế hoạch điều trị và sau 10 - 20 năm sau đó nữa!
Do đó tất cả những trường hợp nhổ răng khi chỉnh nha đều được coi là những ca khó và cần nhiều thời gian để hoàn thành kế hoạch điều trị hơn.
Trẻ em ít nhổ răng hơn người lớn
Cả 3 trường hợp chỉnh nha ở trên đều không nhổ răng
Đối với trẻ em, ở độ tuổi dậy thì sẽ có sự tăng trưởng và phát triển (growth) rất nhanh, khuôn mặt và xương hàm sẽ phát triển nên nếu quyết định nhổ răng quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt, thậm chí là tiêu cực đến khuôn mặt của trẻ sau này.
Vì thế, tỉ lệ nhổ răng để chỉnh nha ở trẻ em ngày chỉ khoảng 5-10%. Và càng đưa trẻ đến gặp BS chỉnh nha sớm (8 tuổi là độ tuổi nên gặp bác sĩ chỉnh nha đầu tiên, sau khi 4 răng cửa vĩnh viễn hàm trên đã mọc đầy đủ), càng ít khả năng trẻ phải nhổ răng để điều trị chỉnh nha.
Còn ở người lớn, sẽ không còn sự phát triển và thay đổi khuôn mặt cũng như xương hàm. Vì vậy tỉ lệ nhổ răng để điều trị chỉnh nha sẽ cao hơn.
Ngoài ưu điểm hạn chế đau và khó chịu khi chỉnh nha, kỹ thuật chỉnh lực nhẹ hiện nay còn tạo xương và mô mềm (nướu) khi răng di chuyển, giúp hạn chế nhổ răng hơn. Chỉ những trường hợp có khuôn mặt với xương hàm dưới hoặc xương hàm trên đưa ra trước quá nhiều thì sẽ chỉ định nhổ răng. Đặc điểm này cũng giúp hạn chế những trường hợp cần phẫu thuật để chỉnh nha (Orthognathic Surgery).
Như vậy nhổ răng hay không nhổ răng trong điều trị chỉnh nha vẫn còn là một chủ đề gây nhiều bàn cãi giữa các bác sĩ chỉnh nha. Tuy vậy, với kỹ thuật sử dụng lực nhẹ để tạo xương và mô mềm cùng lúc với di chuyển răng ngày nay, tỉ lệ nhổ răng ngày càng ít đi, chỉ còn 20% tổng số ca chỉnh nha (trước đây là 80%). Trẻ em có tỉ lệ nhổ răng ít hơn nhiều so với người lớn.
Theo VTC
101 thắc mắc về "niềng răng" thẩm mỹ Khi điều trị chỉnh nha, mối quan tâm của bệnh nhân "người lớn" thường nhiều hơn ở trẻ em: Điều trị chỉnh nha đau nhiều không? Mức độ thẩm mỹ của mắc cài? Thời gian điều trị có dài quá hay không? Liệu có phải nhổ răng?... Trước đây, khái niệm chỉnh nha hay niềng răng thường chỉ được áp dụng với trẻ...