Làm gì khi “đối mặt” với tình cũ
Dù đã chia tay nhưng bạn không thể tránh được tình huống phải đối mặt với người yêu cũ. Khi đó, bạn sẽ hành động như thế nào ?
1. Giữ bình tĩnh
Việc đầu tiên mà bạn cần làm khi “vấp phải” tình cũ ở chốn đông người chính là giữ bình tĩnh. Tốt nhất là bạn hãy hít thở thật sâu để không “giận quá mất khôn”. Bạn không nên xả giận, chửi bới hay “cào xé” anh ta vì điều đó chỉ làm bạn bẽ mặt trước mọi người.
Hãy nhớ rằng, dù là ” kẻ chủ mưu” hay “người bị hại” trong quá khứ thì giờ bạn cũng nên thể hiện sự độc lập, mạnh mẽ và tuyệt đối không thể “phát điên” ở chốn công cộng vì tình cũ.
2. Chủ động chào hỏi
Việc “ngó lơ” nhau là điều cực kỳ dễ làm nhưng cách này lại càng khẳng định sự thật là bạn chưa thể quên được người cũ. Ngược lại, sự tự tin và thoải mái của bạn sẽ làm người cũ thấy nuối tiếc khi đã để mất bạn. Khi bạn dám chủ động bắt chuyện trước, đó sẽ là tín hiệu cho bên kia thấy rằng bạn đã gạt bỏ quá khứ đau khổ và sẵn sàng đối mặt với nó.
3. Hãy tỏ ra thân thiện
Việc bạn tỏ ra thân thiện, cởi mở khi gặp lại người yêu cũ sẽ giúp cả hai thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều. Việc tỏ ra lạnh lùng với ý nghĩ làm người kia cảm thấy day dứt sẽ càng làm cho mọi người có cớ để xì xầm đồn đoán về mối quan hệ của bạn.
4. Vui vẻ nhưng không vồ vập
Bạn đã hoàn toàn quên những chuyện trong quá khứ và sẵn sàng chào hỏi, thậm chí bông đùa với người cũ trên đường phố. Điều đó hoàn toàn tốt, song bạn cũng nên kìm chế mình, không nên thể hiện thái độ quá vồ vập, tránh để đối phương hiểu lầm rằng bạn muốn nối lại tình cũ. Và cũng để tránh ảnh hưởng đến những mối quan hệ hiện tại của bạn và người kia.
5. Tránh mặt nếu cần
Video đang HOT
Nếu bạn vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho cuộc gặp mặt bất ngờ này thì hãy chủ động tránh mặt tình cũ. Đó không phải là một hành động của kẻ yếu đuối hay hèn nhát, đó chỉ đơn giản là bạn đủ thông minh để tôn trọng cảm xúc của riêng mình và dành cho bản thân một khoảng thời gian cần thiết để cân bằng lại tất cả.
6. Không khóc lóc
Có thể bạn vẫn còn rất yêu đối phương, vẫn mong muốn người ấy quay trở về bên mình. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, hai người đã chia tay và bạn phải đối mặt với điều đó. Đừng để những giọt nước mắt khiến tình cũ phải cảm thấy áy náy hoặc nghĩ bạn quá “luỵ tình”. Hãy giấu nước mắt vào trong lòng, mạnh mẽ và bước tiếp. Sẽ còn nhiều người tốt hơn đang chờ bạn phía trước.
7. Không phô trương, khiêu khích
Nếu tình cũ của bạn đang phải trả giá vì đã chia tay bạn. Anh ta đã không gặp được một tình yêu đẹp như mơ bên người mới, còn bạn thì đang hạnh phúc với những gì mình đang có. Khi đó, bạn đừng chế giễu, khiêu khích hay thể hiện sự hạnh phúc của mình bằng cách tình tứ, ôm hôn người yêu trước mặt tình cũ… để “xỉ nhục” anh ta . Những hành động đó đều không phải là hành động của người thông minh và lịch sự.
Bạn không nên đào bới một quá khứ, hãy để cho nó ngủ yên. Nếu vẫn còn hận đối phương tới tận xương tận tuỷ, hãy coi anh ta là không khí và lặng lẽ bước qua như chưa từng quen.
8. Không để tâm
Nếu gặp lại người cũ trong một buổi họp mặt sinh viên thì bạn không nên quá để tâm đến họ. Sau khi chào hỏi xã giao, thay vì để mắt tới người ta, bạn hãy dành thời gian để chuyện trò, vui đùa với những người bạn xung quanh để họ thấy rằng, sau những khổ đau, bạn vẫn sống rất vui vẻ và hạnh phúc, vẫn kiên cường và lạc quan. Điều này ngầm báo cho người cũ biết, chia tay không phải là lỗi của ai cả. Mà nếu có thì một người vị tha như bạn đã quên từ lâu rồi.
9. Cư xử một cách người lớn
Nếu đối phương chủ động tới chào hỏi và muốn bắt tay với bạn, bạn sẽ làm gì? Cười khẩy, chửi rủa hay lẳng lặng bỏ đi? Đó đều là những hành động trẻ con và khiến đối phương nghĩ rằng họ vẫn chiếm một vai trò nhất định trong cuộc sống của bạn, vẫn có thể khiến bạn phải khó xử và rơi vào tình trạng cảm xúc lẫn lộn.
Nếu không muốn đối phương có cơ hội nghĩ về bạn như thế, hãy cư xử như một người trưởng thành. Bình tĩnh, lịch sự và thoải mái là những gì bạn cần thể hiện lúc này.
Sau khi chào hỏi vài câu xã giao với tình cũ, hãy nói với anh ấy rằng bạn đang có việc phải đi, mỉm cười lịch sự rồi bước đi và không bao giờ ngoảnh đầu quay lại. Cuộc gặp này cũng chỉ như bao cuộc gặp người quen cũ của bạn mà thôi, đừng để bản thân phải cảm thấy tiếc nuối và muốn níu kéo quá khứ.
Theo Người Đưa Tin
Hơn 1.000 tỷ đồng bồi thường từ vụ án Vinashin chưa thể thu hồi
Nguyên nhân theo Phó Trưởng ban Nội chính TW là do tập trung vào việc chứng minh hành vi vi phạm mà quên kê biên, phong tỏa tài sản do vi phạm mà có
Tổng cục Thi hành án (Bộ Tư pháp) vừa trả lại toàn bộ đơn cho các chủ thể được thi hành án và hơn 1.000 tỷ mà tập thể và các cá nhân của Vinashin phải bồi thường theo phán quyết của tòa án hiện không thu được đồng nào.
Phó trưởng ban Phạm Anh Tuấn cho biết Ban Nội chính rất bức xúc trước việc thu hồi tài sản tham nhũng thấp. Ảnh: Noichinh.vn.
Thông tin trên được ông Phạm Anh Tuấn, Phó Ban Nội chính Trung ương cho biết tại hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm với 11 ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy khu vực đồng bằng Bắc bộ và Bắc miền Trung diễn ra ngày 24/7.
Báo cáo đánh giá tình hình phòng chống tham nhũng 6 tháng đầu năm cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn một số hạn chế trong thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tình hình tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài tiềm ẩn phức tạp, nhất là trong thực hiện các dự án giao thông vận tải có sử dụng vốn ODA...
Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Bá Cường, Trưởng ban Nội chính thành ủy Hải Phòng cho hay, việc xử lý các vụ việc tham nhũng ở địa phương có khó khăn do đối tượng tham nhũng là chủ thể đặc biệt. Bên cạnh đó, địa phương cũng gặp khó trong trong áp dụng pháp luật như đánh giá thế nào là tham nhũng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Một bất cập của riêng Hải Phòng được ông Cường đưa ra, đó là thiếu đội ngũ điều tra viên. "Vì thiếu nhân lực nên có những vụ đề nghị khởi tố từ năm ngoái nhưng sau nhiều lần ra hạn điều tra, bàn bạc, thay đổi tội danh thì vừa rồi mới khởi tố. Đây là cái yếu của cơ quan tố tụng cấp huyện", ông Cường thông tin.
Người đứng đầu Ban Nội chính Hải Phòng bày tỏ băn khoăn nếu như quy định cho phép quan tham dùng tiền chuộc mạng trong Dự thảo Luật hình sự được thông qua. Theo ông Cường, cần rút kinh nghiệm điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phải sửa, khi mà Tổng liên đoàn đã có ý kiến từ khi dự thảo nhưng Quốc hội vẫn thông qua. "Những điều liên quan đến lĩnh vực rất nhạy cảm như phòng chống tham nhũng mà không thận trọng thì có thể gây bức xúc trong nhân dân và tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá", ông Cường cảnh báo.
Trưởng ban Nội chính tỉnh ủy Thái Bình, ông Đoàn Hồng Kỳ nêu ra những vấn đề nổi cộm của tỉnh, trong đó tình hình diễn biến của các thế lực thù địch. Theo ông Kỳ, ở Thái Bình trước đây có một số người chống phá Đảng, nhà nước và bị xử lý. Nhưng vẫn còn một số người vẫn tìm cách móc nối, phát tán tài liệu chống đối. Ban Nội chính tỉnh đã tập trung quyết liệt để giải quyết vấn đề này.
Để Ban Nội chính địa phương có hành lang pháp lý khi thực hiện nhiệm vụ, người đứng đầu ngành Nội chính Thái Bình đề nghị bổ sung, quy định rõ thẩm quyền của Ban Nội chính, có thể được đi vào một khâu nào đó trong vụ án. "Nhiều người rất mơ màng về trách nhiệm. Phạm vi nội chính tuy rộng nhưng hệ thống văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, hoàn thiện và còn rất nhiều vướng mắc. Bây giờ bảo chúng tôi vào kiểm tra xem cơ quan công an làm có nghiêm túc không thì hơi khó", ông Kỳ nêu.
Kết luận hội nghị, Phó trưởng Ban Nội chính trung ương Phạm Anh Tuấn cho biết, trước đây, tham nhũng thường mang tính tự phát, nhưng giờ mang tính tổ chức, lợi ích nhóm rất rõ nét. "Tham nhũng giờ không chỉ một người, một nhóm người, không chỉ một cấp mà nhiều người, nhiều tầng, nhiều cấp... nên chống rất khó", ông Tuấn đánh giá.
Theo Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, mức độ thiệt hại của các vụ án tham nhũng lớn ngoài sức tưởng tượng. Giang Kim Đạt, chỉ là trưởng phòng nhưng tham ô quá dễ dàng gần 400 tỷ đồng. Hay việc mua bán ụ nổi trong vụ án Dương Chí Dũng, giá thực chỉ hơn 2 triệu USD nhưng đội giá lên hơn 9 triệu USD.
"Các đồng chí ở Đồng Nai băn khoăn, không biết xử lý ụ nổi đó như thế nào. Trong bản án không tuyên là hủy hay xử lý ra sao. Đánh chìm, hay dắt ra cũng đều khó, vì vậy vẫn phải nuôi ụ nổi đó", ông Tuấn nêu.
Cũng theo ông Phạm Anh Tuấn, bản án vụ Vinashin tuyên tập thể, cá nhân phải bồi thường hơn 1.000 tỷ đồng nhưng hiện chưa thu được một xu nào. Tổng cục thi hành án (Bộ Tư pháp) vừa trả lại một loạt đơn yêu cầu thi hành án của các cơ quan tổ chức cá nhân được thi hành án. Riêng cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình phải bồi thường hơn 500 tỷ nhưng cũng chưa thu được một đồng nào.
"Nguyên nhân ở đâu? Hóa ra, trong suốt quá trình điều tra, truy tố xét xử, chúng ta tập trung cao độ vào việc chứng minh hành vi vi phạm nhưng quên kê biên tài sản của hành vi vi phạm, quên phong tỏa tài sản. Khi bản án có hiệu lực giao cho cơ quan thi hành án nhưng họ biết tài sản ở đâu mà thu hồi", ông Tuấn phân tích.
Theo Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, việc thu hồi tài sản tham nhũng, vi phạm rất thấp, và Ban Nội chính trung ương rất bức xúc về chuyện này. Lãnh đạo Ban Nội chính cho rằng cá nhân ông hy vọng từ vụ việc thu hồi tài sản của Giang Kim Đạt, các cơ quan thực thi pháp luật khi tiến hành chứng minh hành vi vi phạm cũng đồng thời phong tỏa tài sản để làm cơ sở cho việc thu hồi tài sản sau khi bản án có hiệu lực./.
Phó trưởng Ban Nội chính trung ương Phạm Anh Tuấn cho hay, từ khi lập nước (năm 1945) cho tới trước tháng 10/2012, Việt Nam chỉ tử hình một trường hợp là đại tá Trần Dụ Trâu - Cục trưởng Quân nhu vì tham ô. Nhưng từ 10/2012 tới nay, trong xử lý án tham nhũng đã tử hình 8 trường hợp.
Theo Võ Hải
Theo_VOV
Truy bắt hung thủ hạ sát 4 người rúng động xứ Nghệ Cơ quan điều tra cho biết những manh mối ban đầu cho thấy hiện trường là một vụ giết người rất nghiêm trọng. Thảm án rúng động xứ Nghệ: 4 người một nhà tử vong Sáng 4/7, thượng tá Hoàng Trọng Năm, Phó trưởng CA huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, kết quả khám nghiệm ban đầu cho thấy cả 4 nạn...