Làm gì khi con dâu kể xấu nhà chồng cho bố mẹ đẻ?
Trong lần đến chăm con dâu ở cữ, tôi rất buồn khi nghe con dâu nói những điều không hay về nhà tôi với nhà đẻ.
Tôi là một phụ nữ nông thôn, quanh năm gắn bó với đồng ruộng. Tuy nghèo khó nhưng vợ chồng tôi đã nuôi con trai tôi học đại học, xin cho con một công việc tử tế.
Năm ngoái, con trai tôi mới kết hôn, con dâu tôi là một cô gái gốc Hà Nội. Con bé có dáng người dong dỏng cao, ăn nói cũng khéo léo, hiện đang làm kế toán ở Hà Nội gần chỗ làm của con trai tôi.
Trong hôn nhân, phụ nữ vốn là người chịu thiệt thòi – Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi khá dễ tính nên thấy các con yêu thương nhau thì cũng chấp thuận và giục các con sớm tổ chức đám cưới. Gạt đi những lời can ngăn của họ hàng rằng con gái thành phố thường lười biếng, kiêu kì, sẽ sớm đè đầu cưỡi cổ chồng, tôi một lòng vun vén cho các con.
Tôi nghĩ rằng, con trai tôi dẫu có bị vợ bắt nạt mà chúng sống hạnh phúc thì cũng được. Trong hôn nhân, phụ nữ vốn là người chịu thiệt thòi.
Video đang HOT
Sau khi cưới, con trai tôi không muốn ở nhờ nhà vợ nên đã vay tiền nhà vợ để mua một căn hộ chung cư. Vợ chồng tôi cũng không có nhiều tiền nên chỉ giúp được các con khoảng 100 triệu.
Con trai tôi nói rằng: “Bố mẹ đừng lo, con sẽ tự đi làm, tích cóp trả nợ. Bố mẹ có tuổi rồi, đáng lẽ ra con phải phụng dưỡng bố mẹ mới phải”, làm tôi mát lòng.
Với người già như chúng tôi, niềm hạnh phúc lớn nhất là có cháu bế, con cái sống hạnh phúc. Con dâu tôi sau khi cưới cũng sớm có bầu. Khi con có bầu, tôi cũng thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm, gửi đồ ăn ra cho các con.
Con dâu tôi đòi sinh ở thành phố, vì ở đây có bệnh viện với bác sỹ giỏi, cơ sở vật chất tốt, tôi đồng ý. Ngày con sinh nở, tôi thức cả đêm trông cháu, chăm con dâu. Tôi định ở nhà con trai 1 tháng để chăm con dâu ở cữ.
Trong tháng ở cữ, tôi không quản ngại đi chợ, nấu nướng tẩm bổ cho con dâu, chuẩn bị nước tắm cho con dâu, tắm cho cháu. Cháu nhỏ hay khóc đêm, tôi cũng thức cùng con dâu để bế cháu.
Con dâu tôi than thở tôi nghèo, lại nhà quê nên nếp ăn nếp ở cái gì cũng lạc hậu – Ảnh minh họa
Tôi tuy có lạc hậu nhưng tôi nghĩ mình đã cố gắng chăm chút cho con dâu khi con ở cữ mà không hề phàn nàn. Tôi nghĩ đây là trách nhiệm của mẹ chồng với con dâu, với cháu nội.
Vào ngày cháu trai đầy tháng, tôi cho cháu 10 triệu. Ở vùng nông thôn, 10 triệu là số tiền rất lớn. Hôm đầy tháng, gia đình thông gia của tôi cũng đến ăn một bữa cơm nhỏ. Con dâu tôi nói rằng sau khi tôi về quê thì bà thông gia sẽ sang chăm con và cháu khiến tôi cũng yên lòng.
Đêm đó, khi tôi xuống bếp nấu cháo móng giò cho con thì tôi vô tình nghe được câu chuyện của con dâu với mẹ đẻ. Tôi chết lặng khi thấy con dâu tôi kể với mẹ đẻ rằng các con cưới nhau, vợ chồng tôi không cho các con tiền để mua nhà, để các con phải nợ nần.
Đến nay khi con sinh con, vợ chồng tôi cũng chỉ cho có 10 triệu trong khi số tiền con chi ra từ lúc sinh đến giờ đã hơn 30 triệu. Xong rồi, con dâu tôi than thở tôi nghèo, lại nhà quê nên nếp ăn nếp ở cái gì cũng lạc hậu.
Chốt lại con dâu tôi vay thêm tiền từ mẹ đẻ khiến tôi rất buồn lòng. Tôi cứ suy nghĩ mãi không biết tại sao con dâu không có tiền sao không xin vợ chồng tôi lại xin nhà đẻ.
Hôm sau tôi nói lời từ biệt các con rồi về quê, những lời nói của con dâu tôi hôm ấy làm tôi suy nghĩ quá. Không biết tôi có nên bán bớt đất, cho các con thêm tiền để trả nợ và trang trải không chứ để con dâu đi kể xấu thế này tôi thấy xấu hổ quá.
Theo GĐVN
Tết con đã ở trọn nhà chồng, giờ rằm tháng Giêng, mẹ cũng không cho con về thăm nhà ngoại
Tâm lấy chồng cách nhà 3km. Tưởng lấy chồng gần sẽ thường xuyên được về nhà bố mẹ đẻ. Thế nhưng, rằm tháng Giêng, mẹ chồng Tâm gọi cho thông gia báo con dâu không về nhà ngoại được.
Tết vừa rồi là cái tết đầu tiên của Tâm ở nhà chồng. Đây cũng là thời kỳ Tâm đang ở cữ nên không thể về nhà ngoại được. Tết đến, bố Tâm cũng đến nhà chúc tết thông gia và bố mẹ chồng cũng vậy.
Ngày 13 tháng Giêng, bố Tâm gọi điện bảo con gái, con rể về nhà ăn rằm tháng Giêng. "Mình hỏi mẹ chồng là bao giờ nhà chồng làm rằm. Mẹ chồng mình bảo nhà mình làm trưa mai. Thế nên mình xin phép mẹ chồng chiều mai vợ chồng mình về ngoại ăn rằm. Mẹ chồng mình không nói gì. Mình cứ nghĩ bà đã đồng ý nên gọi điện lại cho ông ngoại bảo chiều mai vợ chồng mình về", Tâm kể lại.
Sáng sớm ngày 14 tháng Giêng âm lịch, bố Tâm gọi điện mời cả nhà chồng Tâm đến nhà ăn rằm và xin phép cho con gái về nhà. Tuy nhiên, bố Tâm gọi cho mẹ chồng cô thì không thấy thông gia bắt máy. "Đến trưa qua, không thấy nhà chồng làm rằm, mình mới hỏi mẹ chồng. Mẹ chồng mình nói trưa mẹ bận nên để tối làm. Bà còn nói, tối vợ chồng mình ở nhà làm và ăn rằm", Tâm kể. Nghe mẹ chồng nói, Tâm thấy điên đầu. Đây không phải lần đầu tiên mẹ chồng Tâm tỏ thái độ như vậy. Trước đó, cứ thấy con dâu về ngoại là bà không muốn cho về. Tuy nhiên, Tâm vẫn nín nhịn không dám phản ứng. Cũng may chồng Tâm lên tiếng. "Hôm qua mẹ bảo trưa nay làm rằm nên vợ chồng con đã hứa với ông bà ngoại chiều cho cháu về chơi rồi. Vừa nghe chồng mình nói vậy, mẹ chồng đã chửi bảo chúng mình làm gì cũng tự ý, không hỏi ý kiến của bà. Bà quay ra bảo mình, lấy chồng rồi phải ở nhà chồng. Nhà chồng không có việc gì mới được về nhà ngoại", nàng dâu bức xúc chia sẻ. Chưa hết, sau khi nói thẳng vào mặt con dâu, con trai, mẹ chồng Tâm còn gọi cho thông gia bảo rằng: "Nhà tôi cũng làm rằm, xin phép ông để các cháu ở nhà ăn rằm không về trên đấy được". Nghe thông gia nói vậy, bố mình lại gọi cho mình bảo vợ chồng không về được cũng không sao. Nghe giọng bố nói mà mình vừa ức vừa thương bố.
Ở nhà bố thương mình nhất. Dù lấy chồng gần nhưng mấy tháng rồi mình không được về nhà. Mẹ chồng mình không thích con dâu về nhà ngoại. Nghĩ đến cái cảnh bố chuẩn bị cơm nước, làm những món con gái thích, ông cũng đang vui mừng vì tưởng con gái về mà mà mình rớt nước mắt". Cho đến chiều qua, sau khi ăn rằm ở nhà chồng xong, Tâm lấy hết can đảm xin phép cho cô về ngoại 1 tháng, con gái Tâm cũng đã được 2 tháng rồi.
"Ai sinh xong cũng được về nhà ngoại. Vậy mà con gái mình đã 2 tháng tuổi vẫn chưa về được nhà ngoại. Cháu thì cháu chung nhưng mẹ chồng cứ giữ khư khư. Mấy lần trong tháng mình định về nhà ngoại, mẹ chồng cứ bảo sợ cháu về nhà ngoại không ai chăm được vì không còn bà ngoại. Rồi bà còn bảo chỉ bà tự chăm cháu thì mới yên tâm được. Trong khi bố đẻ mình là đàn ông nhưng cũng tự nuôi 3 con khôn lớn", Tâm kể lại. Lần này Tâm dự định nếu xin về ngoại một tháng mà mẹ chồng không cho Tâm cũng cứ đi. Tâm đã quyết: "Tại sao mẹ chồng mình lại ích kỉ thế, không hiểu cảm giác con gái xa bố mẹ, sao họ cứ phải ép buộc con dâu. Nghĩ thấy buồn quá".
Theo Tinmoi24
Thương mẹ chồng như mẹ đẻ, chị em bên chồng nói tôi giả tạo Vừa bước xuống taxi, tôi cùng chị bạn làm cùng chưa kịp bước chân vào nhà tôi đã nghe tiếng chị chồng nói xối xả: "Mẹ thì biết gì, con dâu mẹ chỉ trông ngó vào cái nhà và gia tài của bố mẹ thôi. Con còn lạ gì, trăm đứa gái quê có đứa nào lại không ham nhà giàu, ham của"....