Làm gì khi bị viêm ruột thừa?
Viêm ruột thừa có thể gặp với bất kỳ ai, vào bất cứ thời điểm nào mà không báo trước.
Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, bệnh có thể dẫn đến những mối nguy hiểm nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Thời gian ủ bệnh viêm ruột thừa bao lâu?
Ruột thừa là một phần thuộc hệ tiêu hóa của con người, bình thường nằm ở đáy manh tràng, gần chỗ tiếp nối giữa ruột non và đại tràng bên phải. Viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở ruột thừa. Sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa (sỏi phân, phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc, dị vật, khối u của ruột thừa hoặc manh tràng) có thể là nguyên nhân gây viêm.
Lượng vi khuẩn nhân lên nhanh chóng do tắc nghẽn khiến ruột thừa bị viêm, sưng và hóa mủ. Nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ, tràn mủ vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Trường hợp khác, viêm ruột thừa có thể bị giới hạn lại bởi các cơ quan lân cận và hình thành các ổ áp xe.
Khi mắc người bệnh có biểu hiện đau bụng. Cơn đau khởi phát ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn. Thường đau âm ỉ liên tục, ít khi dữ dội hay đau thành cơn. Cơn đau có xu hướng tiến triển nặng trong vòng 24 giờ.
Sau 2-12 giờ, đau di chuyển xuống vùng hố chậu phải (trên bẹn) và tăng dần về cường độ đau. Kiểu đau di chuyển điển hình này là triệu chứng đáng tin cậy nhất của viêm ruột thừa cấp.
Khi có biểu hiện đau bụng cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Video đang HOT
Tùy vào cơ địa của bệnh nhân, tùy vào vị trí của ruột thừa và nên vị trí và tính chất của cơn đau có thể khác biệt ở mỗi người.
Người bệnh thường sốt nhẹ, khoảng 37,5 – 38 độ C. Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như: Chán ăn/ăn không ngon, nôn/buồn nôn, tiêu chảy, hiếm khi có táo bón.
Việc xử trí muộn viêm ruột thừa thông thường do định hướng chẩn đoán sai, lạm dụng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí từ sự chủ quan của người bệnh hoặc nhân viên y tế.
Do tính chất đau bụng ban đầu người bệnh sẽ đau vùng thượng vị sau đó lan xuống hố chậu trái rồi khu trú tại hố chậu phải (điểm McBurney) nên có thể giống với bệnh lý khác nên định hướng chẩn đoán lâm sàng ban đầu rất quan trọng đối với điều trị viêm ruột thừa.
Siêu âm bụng là phương tiện an toàn để chẩn đoán viêm ruột thừa.
Cần làm gì khi bị viêm ruột thừa?
Khi bị viêm ruột thừa, người bệnh nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có hướng can thiệp sớm, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Các trường hợp không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng.
Khi điều trị viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm, để từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho mỗi người bệnh. Có thể phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bằng phương pháp mổ mở hoặc nội soi.
Thường thì phương pháp mổ nội soi được ưu tiên thực hiện bởi thời gian phục hồi nhanh, ít đau, để lại sẹo nhỏ. Phẫu thuật nội soi cũng là lựa chọn điều trị phù hợp hơn với người lớn tuổi và người béo phì. Tuy nhiên, nếu ruột thừa đã vỡ, nhiễm trùng lan rộng hay xuất hiện áp xe, tùy bác sĩ đánh giá có thể được đánh giá xem xét mổ nội soi được hay không.
Tóm lại: Viêm ruột thừa là vấn đề thường gặp và là một cấp cứu ngoại khoa. Diễn biến của bệnh viêm ruột thừa là rất nhanh chóng, bệnh nhân cần đến bệnh viện cấp cứu điều trị ngay trước 24 – 48 giờ kể từ khi cơn đau đầu tiên xuất hiện. Khi viêm ruột thừa biến chứng, điều trị sẽ khó khăn hơn và tính mạng của bệnh nhân cũng bị đe dọa.
Moderna dự báo thời điểm ra mắt vaccine trị liệu ung thư da
Không giống như vaccine thông thường, mRNA-4157 chữa bệnh hơn là ngăn ngừa bệnh nhưng chúng cũng hoạt động bằng cách huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus.
Vaccine mRNA-4157 nhằm trị liệu các khối u ác tính có thể sẽ ra mắt trong khoảng 2 năm nữa. (Nguồn: Adobe Stock)
Giám đốc Điều hành (CEO) của Công ty Dược phẩm Moderna, ông Stephane Bancel, thông báo vaccine thử nghiệm của công ty, mang tên mRNA-4157, nhằm trị liệu các khối u ác tính có thể sẽ ra mắt trong khoảng 2 năm nữa.
Đây sẽ là bước ngoặt lớn nhằm chống lại bệnh ung thư da nghiêm trọng nhất.
Trên toàn cầu ước tính có khoảng 325.000 trường hợp u ác tính mới và 57.000 ca tử vong do căn bệnh này vào năm 2020.
Trả lời phỏng vấn báo giới, ông Bancel cho biết: "Sản phẩm trên có thể được sử dụng tại một số nước sau khi được phê duyệt vào năm 2025."
Không giống như vaccine thông thường, vaccine trị liệu này chữa bệnh hơn là ngăn ngừa bệnh. Nhưng chúng cũng hoạt động bằng cách huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus.
Theo ông Bancel, vaccine điều trị ngày nay là niềm hy vọng thực sự trong lĩnh vực ung thư, một "liệu pháp miễn dịch 2.0."
Thông báo trên được đưa ra sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng mới nhất của Moderna cho thấy cơ hội sống sót của bệnh nhân tăng dần theo thời gian nhờ vaccine mới này.
Trong nghiên cứu 157 người mắc khối u ác tính, vaccine của Moderna kết hợp với thuốc trị liệu miễn dịch Keytruda của hãng Merck đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh tái phát hoặc tử vong tới 49% trong khoảng thời gian 3 năm, so với việc chỉ dùng Keytruda. Năm ngoái, Moderna đã công bố kết quả giám sát trong 2 năm cho thấy rủi ro giảm 44%.
Theo ông Bancel, bằng chứng lâm sàng trên có thể tạo cơ sở cho việc cấp phép có điều kiện để sử dụng vaccine mRNA-4157.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đều đã đưa liệu pháp này vào lộ trình phê duyệt cấp tốc.
Để chuẩn bị ra mắt thị trường, Moderna đang xây dựng một nhà máy mới ở bang Massachusetts (Mỹ) nhằm có nguồn cung dồi dào, theo yêu cầu của FDA.
Công ty này cũng cho biết đang bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vaccine mRNA chống lại bệnh ung thư phổi. Các loại ung thư khác cũng đang được nghiên cứu.
Ông Bancel hy vọng sẽ kết hợp các loại vaccine ung thư này với "sinh thiết lỏng" - xét nghiệm mang tính đột phá giúp phát hiện các dấu hiệu của khối u sớm hơn, thông qua xét nghiệm máu, và đang bắt đầu được áp dụng ở Mỹ.
Ông Bancel nhấn mạnh nếu có thể phát hiện ung thư càng nhanh thì các loại thuốc mới của Moderna sẽ càng phát huy tác dụng tốt hơn.
Ngoài Moderna, các công ty khác như BioNTech, cũng đang nghiên cứu vaccine xin điều trị ung thư dành riêng cho từng cá nhân./.
Điều trị và dự phòng cơn tái phát đau nửa đầu Đau nửa đầu là bệnh thường gặp, nữ nhiều hơn nam. Bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Khi cơn đau có mật độ dày và cấp độ đau mạnh cần được theo dõi và điều trị lâu dài... 1. Biểu hiện của bệnh đau nửa đầu Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Migraine, thường xuất hiện...