Làm gì khi bị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn… Bệnh xuất hiện với các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi.. Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải tới bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Để tránh gặp rắc rối lâu với bệnh trong mùa nắng nóng, nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ chưa cần dùng thuốc bạn có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà tương đối hiệu quả sau: Uống bột sắn dây, nước cam sẽ giúp bạn giảm đau rát. Bạn nên nấu nước rau má, râu ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc, và phải uống đủ 2lít/ngày. Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp.
Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.
Video đang HOT
Ngoài việc ăn uống đồ mát bạn có thể thử mẹo nhỏ sau cũng sẽ giúp bệnh nhanh khỏi: Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay. Dùng hai cốc nước đó để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh. Hoặc đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… và nên ăn nhạt. Kiêng đặc biệt nước đá lạnh. Khi ăn xong súc miệng và ngậm nước muối ấm pha loãng.
Theo VNE
5 nhóm thực phẩm giúp làm giảm nhiệt miệng
Nhiệt miệng là hiện tượng xuất hiện những bóng nước hoặc vết loét màu đỏ trong vùng miệng. Những vết loét nhỏ trong niêm mạc của khoang miệng hoặc lưỡi thường là vô hại nhưng thực sự gây nên rất nhiều đau đớn.
Vitamin B
Thiếu vitamin này có thể dẫn đến loét miệng, thiếu máu, mệt mỏi, hưng cảm và trầm cảm. Để chữa nhiệt miệng, hãy thêm các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B vào khẩu phần ăn như hàu, trứng cá, sữa đậu nành, thịt, trứng và sữa gạo.
Các thực phẩm giàu sắt
Sắt không chỉ chữa loét miệng mà còn củng cố xương và cơ bắp. Để có một cơ thể cân đối và khỏe mạnh, luôn luôn lưu ý bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, thịt bò, hàu, gan gà, gà tây, thịt nguội, mè, ngũ cốc, bí ngô, khoai tây, bông cải xanh, lúa mì gram và trứng.
Axit folic
Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miêng, hãy chấm dứt chuỗi ngày đau đớn lặp đi lặp lại bằng cách bổ sung axit folic trong khẩu phần ăn hàng ngày. Rau màu xanh đậm như rau bina, cải lá xanh, măng tây, rau diếp, đậu xanh và củ cải xanh đều rất giàu acid folic. Ngoài ra còn có đậu, đu đủ, dứa, chuối và nho cũng có công dụng rất tốt trong việc giảm nhiệt miệng.
Nước dừa
Đây là một loại thức uống có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Để chữa bệnh loét miệng, một trong những cách dễ nhất là uống thật nhiều nước dừa. Nước dừa làm dịu viêm miệng và cũng ngăn ngừa các vết loét miệng tái phát.
Trái cây
Trái cây có múi, dứa và chuối là nhũng loại hoa qua chuyên dùng để chữa bệnh loét miệng. Các loại trái cây còn giúp cải thiện tiêu hóa cung cấp chất chống viêm và rất giàu vitamin C. Khi bạn có loét miệng hoặc viêm miệng, hãy ăn nhũng loại hoa quả này để vết loét mau lành.
Theo VNE
Mẹo tự chữa nhiệt miệng thần tốc tại nhà Những vết nhiệt miệng trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má thường gây cảm giác đau đớn khó chịu. Đặc biệt, khi chúng đã trở thành những vết lở loét thì việc bạn nhai thức ăn hay nói chuyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhiệt miệng khiến bạn luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, không cần dùng...