Làm gì khi bị đau co rút bàn tay?
Đau co rút bàn tay xảy ra với tất cả mọi người. Chúng có thể xuất hiện thường xuyên hơn khi càng lớn tuổi, hoặc nếu có một công việc đòi hỏi cử động tay và cổ tay lặp đi lặp lại như viết, sử dụng bàn phím máy tính nhiều…
Hầu hết các cơn đau co rút bàn tay đều có thể điều trị tại nhà, hoặc điều trị y tế khi cần, tùy thuộc vào nguyên nhân.
Hãy để tay nghỉ ngơi khi có hiện tượng co rút
Đau co rút bàn tay thường xảy ra do sử dụng quá mức. Tạm ngừng công việc hoặc tránh các hoạt động đòi hỏi chuyển động tay nhiều hoặc nắm lấy một vật lâu. Thường đau đột ngột, chỉ kéo dài một vài phút. Nếu đau nặng hơn, cần nghỉ ngơi 1 hoặc 2 ngày, đến bác sĩ khám khi bị đau kéo dài.
Cho tay nghỉ ngơi bằng cách ngừng các hoạt động gây đau co rút bàn tay như viết, gõ máy tính, bấm phím đàn, chơi game trên điện thoại thông minh, gập cổ tay quá mức, duỗi các ngón tay, nâng cao khuỷu tay trong một thời gian dài.
Nếu đau co rút bàn tay kéo dài hơn vài giờ đến nhiều ngày, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đề nghị điều trị thuốc hoặc thay đổi lối sống.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân thường gặp là viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp gây đau co rút bàn tay kéo dài, nặng dần theo thời gian. Hội chứng ống cổ tay – do thần kinh giữa nằm ở cổ tay bị chèn ép. Trong một số trường hợp có thể gây đau co rút bàn tay hay ngứa ran, tê và yếu ở cả hai tay và cẳng tay.
Hội chứng cứng bàn tay do tiểu đường – nếu bị bệnh tiểu đường, dễ có nguy cơ bị hội chứng này. Có thể gây đau tay, các ngón tay khó cử động và khép lại. Cách tốt nhất để điều trị hoặc ngăn chặn là giữ lượng đường trong máu ổn định bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng. Tập các bài tập cho bàn tay.
Nếu đau co rút bàn tay kéo dài, nên đi khám để tìm nguyên nhân.
Video đang HOT
Cần làm gì?
Ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể khắc phục tình trạng đau theo các cách sau:
Tập duỗi bàn tay: Dùng bàn tay này đẩy bàn tay kia lên, hoặc đặt tay lên một bề mặt phẳng. Nhấn nhẹ nhàng, duỗi thẳng các ngón tay. Giữ trong 30-60 giây, sau đó thả ra. Cũng có thể nắm tay lại, sau 30-60 giây, mở bung tay và duỗi các ngón tay ra.
Xoa bóp lòng bàn tay: Nhẹ nhàng chà xát lòng bàn tay theo chiều kim đồng hồ, đặc biệt vùng đau nhiều. Có thể dùng dầu xoa bóp.
Tập sức cơ bàn tay và cánh tay: Tập duỗi bàn tay hoặc bóp bóng ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 cái cho cả 2 tay.
Chườm nóng hay lạnh: Cả nóng và lạnh đều có thể giúp giảm đau. Nóng tốt hơn để làm dịu cơn đau và giảm co rút cơ, trong khi lạnh sẽ làm giảm sưng. Bọc túi nóng – lạnh trong một cái khăn để bảo vệ da.
Bổ sung dinh dưỡng: Đau co rút bàn tay xảy ra khi thiếu một số chất dinh dưỡng, như natri, canxi, magiê hoặc kali, vitamin nhóm B. Thường xảy ra trên nhóm người là vận động viên hoặc bị bệnh thận, đang mang thai, bị rối loạn ăn uống hay đang điều trị bệnh ung thư.
Nên ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bao gồm sữa, phomai, bơ, rau xanh, cá hồi, đảm bảo sẽ có đủ các loại canxi, magiê, kali và vitamin nhóm B. Uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày. Nếu tập thể dục nhiều hoặc làm việc ở nhiệt độ cao thì nên ăn uống nhiều hơn. Cần đến bác sĩ tư vấn trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào.
Chọn đồ vật đúng kích cỡ: Cầm các đồ vật quá lớn hoặc quá nhỏ có thể gây khó chịu và co rút cơ. Hãy tìm các loại bút viết, dụng cụ nấu ăn, thiết bị tập luyện và đồ gia dụng phù hợp với kích thước bàn tay. Ngoài ra, đối với người làm văn phòng khi sử dụng máy tính nhiều thì cần tìm chuột máy tính phù hợp vì chuột máy tính có thể góp phần gây đau co rút bàn tay nếu dùng quá lâu.
5 thói quen xấu của dân văn phòng tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật
Môi trường sinh hoạt và làm việc tại văn phòng gây nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm.
Tư thế ngồi không đúng
Ảnh minh họa
Trên thực tế, rất nhiều người gặp phải vấn đề trong tư thế ngồi làm việc. Nhưng nếu không điều chỉnh ngay thì nó có thể gây ảnh hưởng tới khung xương, dẫn đến thoái hóa cột sống và làm béo bụng.
Thay vì ngồi trườn dài trên bàn làm việc hay gù người xuống quá nhiều, bạn hãy cố gắng ngồi thẳng lưng để tránh làm ảnh hưởng tới vùng hông và eo trên cơ thể.
Không dọn lau bàn làm việc thường xuyên
Bàn làm việc hàng ngày bụi bẩn rất nhiều nhưng chúng ta không thể nhìn thấy tận mắt. Cùng với đó, thói quen ăn vặt ngay tại bàn làm việc đã vô tình làm tích tụ thêm nhiều vi khuẩn, nhất là ở các khe bàn phím máy tính.
Để giảm nguy cơ mất vệ sinh, các nhà khoa học khuyến nghị nên dọn vệ sinh bàn làm việc, lau bàn phím và chuột ít nhất là 1-2 lần/tuần bằng bình xịt khử trùng hoặc khăn ướt.
Nhịn đi tiểu
Ảnh minh họa
Thói quen nhịn tiểu để hoàn thành cho công việc trước giờ nghỉ có ở không ít người. Nhịn tiểu trong thời gian dài có thể gây viêm đường tiết niệu và bàng quang bị quá tải.
Nếu bạn không muốn đối diện với các bệnh về bài tiết, đừng tiếc năm phút dừng làm việc để đi vệ sinh và nó cũng giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn khi quay lại chỗ ngồi.
Thích đi ăn uống bên ngoài nhiều hơn ăn nhà
Bạn có biết rằng, việc ăn tối bên ngoài sẽ gây mất kiểm soát và khiến bạn không thể biết được mình đã tiêu thụ bao nhiêu calo vào cơ thể. Chính điều này cũng vô tình làm lượng đường huyết gia tăng nhanh hơn.
Vừa ăn vừa làm việc
Ảnh minh họa
Não bộ, đôi mắt và hầu hết cơ thể bạn đã phải làm việc cật lực trong nhiều giờ liên tiếp, đừng bắt chúng phải tiếp tục làm việc trong bữa trưa. Thay vì nhấm nháp bữa ăn tại bàn làm việc trong khi vừa làm việc, xem phim hoặc lướt web, bạn nên thưởng thức bữa ăn trong nhà ăn và tận hưởng khoảng thời gian này cho cơ thể nghỉ ngơi.
Từ A đến Z về hiện tượng tê đầu ngón tay Tê đầu ngón tay là hiện tượng thường hay bị coi nhẹ. Nhưng thực chất đây là một cảnh báo quan trọng của cơ thể trước những căn bệnh nguy hiểm. Tê đầu ngón tay là hiện tượng như thế nào? Liệu bị tê đầu ngón tay có sao không? Và hiện tượng tê đầu ngón tay là biểu hiện của bệnh gì?...