Làm gì khi bị cảm lạnh?
Thời gian gần đây, trời rất lạnh nên tôi thường có biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau các khớp. Xin hỏi đó có phải là biểu hiện của cảm lạnh không, tôi phải làm gì để phòng bệnh?
Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất trong mùa đông xuân do khí lạnh gây ra. Một người có thể bị cảm lạnh 200 lần, đây là con số tạm tính nếu người đó sống đến tuổi 75, đối với trẻ em thì mỗi năm có thể bị từ 4-8 lần và trẻ thường bị cảm lạnh nhiều hơn người cao tuổi là những người đã tiếp xúc với hầu hết các virus gây cảm lạnh thông thường. Hiện nay, vẫn chưa =có bất cứ loại vaccin nào giúp con người miễn dịch được với cảm lạnh, kể cả kháng sinh. Khi bị cảm lạnh, người bệnh sẽ bị đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mắt, đau các khớp, sốt, ho… Lúc này, người bệnh cần tránh vận động, dành thời gian để nghỉ ngơi. Nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết, uống thêm các loại nước quả và đảm bảo những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để tiếp thêm sinh lực cho cơ thể.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Bên cạnh đó, nên chú ý đến việc duy trì độ ẩm trong phòng. Không khí khô hanh, thiếu độ ẩm cần thiết sẽ là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn gây cảm lạnh hoạt động và tấn công cơ thể. Để phòng ngừa cảm lạnh, bạn nên uống đủ nước giúp làm giảm nghẹt mũi; uống mật ong làm giảm ho, kháng khuẩn, làm dịu cổ họng khi bị kích thích; luyện tập thể dục thể thao đều đặn cải thiện máu lưu thông, tăng cường sức khoẻ; tắm nước đủ nóng ngăn chặn không khí khô hanh gây khô mũi, nghẹt mũi… Một ly trà nóng, một bát cháo nóng sẽ rất tốt khi bạn vừa đi ngoài trời lạnh trở về nhà và cũng rất tốt để ngăn ngừa cảm lạnh tấn công cơ thể. Vào những ngày trời lạnh khi ra đường cần mắc ấm và ăn uống đầy đủ để cơ thể tăng sức đề kháng.
Video đang HOT
Theo vnmedia
Hiểu cảm cúm để điều trị hiệu quả
PGS.TS Nguyễn Đình Phúc (Nguyên chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng - ĐH Y Khoa Hà Nội) đã có những lời khuyên hữu ích giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị cảm cúm hiệu quả.
Những phiền toái từ cảm cúm
Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp trên, thường có các triệu chứng rõ nét nhất là hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mình mẩy... Đối với người đi làm, đặc biệt là làm việc trong phòng máy lạnh, những cơn hắt hơi, tắc nghẹt mũi liên tục không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, khiến người bệnh không thể tập trung, đôi khi còn mất điểm do thiếu hưng phấn làm việc, suy nghĩ, "luộm thuộm" và "biếng nhác" trong công việc. Hắt hơi cũng là cơ hội để các vi rút, vi khuẩn phát tán từ người bệnh sang những người xung quanh.
Cảm cúm sẽ tiến triển dữ dội hơn với các triệu chứng như ho, có đờm, mệt mỏi nhiều hơn. Những cơn ho này khiến người bệnh rất khó chịu trong mọi sinh hoạt hằng ngày và đặc biệt là khi trở thành "người gác đêm" khi mọi người đang ngon giấc.
Nếu không chữa trị kịp thời, cảm cúm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phế quản - phổi, những bệnh tiêu tốn nhiều thời gian, công sức để chữa trị.
Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp. (Ảnh minh họa)
Cảm cúm - khó tránh dễ trị
Cảm cúm vốn là bệnh dễ trị nếu chúng ta đặt trọng tâm là điều trị triệu chứng. Khi có các biểu hiện của cảm cúm, người bệnh cần được dùng thuốc điều trị sớm, tiết kiệm thời gian và công sức để phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng.
Để trị dứt cảm cúm, chúng ta cần nhìn rõ các vấn đề sau: các triệu chứng về mũi (như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi), các triệu chứng về đau đầu và cơ bắp (như đau mình mẩy), nặng hơn thì có ho, có đờm... để từ đó dễ xác định các thành phần chữa trị. Để trị triệu chứng về mũi thì thuốc được dùng thường có thành phần phenylephedrine hydrochloride (gọi tắt là PE). Phenylephedrine có tác dụng co mạch, chống sung huyết mũi, giảm nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, do thuốc gây co mạch, cho nên, những người cao tuổi hoặc có vấn đề về cao huyết áp thì cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc có thành phần hoạt chất này.
Để giảm đau đầu, đau nhức mình mẩy thì hoạt chất paracetamol thường được lựa chọn vì tính an toàn cao và ít tác dụng phụ. Một số thuốc trị cảm cúm còn được hỗ trợ caffeine nhằm giúp người bệnh tỉnh táo hơn khi làm việc, vui chơi. Đặc tính khác của caffeine là giúp paracetamol phát huy tác dụng giảm đau nhanh và mạnh hơn. Khi gặp cảm cúm với triệu chứng nặng hơn thì ngoài các thành phần kể trên, người bệnh sẽ cần thêm noscapine để trị ho, terpine C để tăng cường sức để kháng cho cơ thể mau bình phục. Trong trường hợp người bệnh thấy các triệu chứng diễn tiến kéo dài, chảy mũi không dứt, lại thấy sốt cao, khó thở, tức ngực... thì cần đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị thích hợp.
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, rất dễ lây lan từ người này qua người khác khi người bệnh ho, hắt hơi hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Những người bị cảm cúm nên đeo khẩu trang khi giao tiếp hay ở trong chỗ đông người và nên thường xuyên rửa sạch tay trước khi bắt tay, tiếp xúc với người khác. Ngoài ra, cần ăn thêm trái cây có nhiều vitamine và khoáng vi lượng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Theo Eva
Cháo thuốc cho người viêm mũi dị ứng Viêm mũi là bệnh dai dẳng, thời tiết khí hậu, môi trường không khí thay đổi là bệnh dễ tái phát. Triệu chứng của bệnh: hắt hơi, nghet mũi, chảy nước mũi, ngứa trong mũi, niêm mạc mũi bị phu nề, thay đổi màu sắc. Nhiều trường hợp vách ngăn bị cong vẹo, biến dạng làm tắc nghẽn một bên. Viêm mũi thường...