Làm gì khi bé khóc đêm?
Suốt những tuần nay những người sống gần nhà chị Vân ở tầng ba, chung cư Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM, gần như thức trắng đêm. Cứ tầm 12 giờ khuya, bé Nấm, con gái chị, vừa chào đời hơn tháng, lại khóc ngằn ngặt. Mặc mẹ mướt mồ hôi dỗ dành, bồng bế, bé gào khóc khản cả tiếng, mặt đỏ gay, nước mắt giàn giụa.
Những cơn khóc không rõ nguyên nhân
Đêm đầu tiên bé khóc, ngỡ con bị bệnh, chị xin nghỉ làm buổi sáng hôm sau để đưa Nấm đi khám bệnh. Bác sĩ cho biết bé vẫn khỏe mạnh bình thường. Cả ngày hôm đó, bé bú và ngủ rất ngoan.
Thế nhưng, đến 12 giờ khuya, Nấm lại khóc. Cơn khóc dữ dội hơn đêm trước và kéo dài đến tận ba giờ sáng. Sau đó bé lại ngủ ngon lành.
Những đêm đầu, chị Vân kiên nhẫn dỗ dành con. Đến đêm thứ tư, mất ngủ và bực dọc khiến chị cáu gắt, đánh bé mấy cái thật mạnh. Bị đau, Nấm càng khóc to. Hàng xóm sang than phiền khiến chị Vân thêm bối rối.
Không ít bà mẹ lo lắng khi con liên tục khóc về đêm. Trẻ khóc không rõ nguyên nhân và chẳng có dấu hiệu bệnh tật khiến họ không biết làm sao.
Tìm hiểu về khóc dạ đề
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa, trưởng khoa nội tổng quát 1, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM, cho biết, có thể con chị Vân và các trẻ sơ sinh cùng biểu hiện mắc chứng khóc dạ đề. Theo thuật ngữ y khoa, đây còn gọi là khóc do co thắt ruột, không phải bệnh lý. Do sự thay đổ bất thường trong cơ thể, bé đang khỏe mạnh đột ngột khóc nhiều vào lúc chiều tối hoặc ban đêm. Bé khóc nhiều, khóc to và khó dỗ nín.
Video đang HOT
Nếu mắc phải tình trạng này, ở bé sẽ hội đủ 3 yếu tố theo mô hình (3- 3- 3) dưới đây:
&bull Bé khóc dữ dội vào 3 tháng đầu sau sinh.
&bull Bé khóc dai dẳng hơn 3 giờ.
&bull Những cơn khóc xuất hiện hơn 3 lần/tuần.
Do không phải bệnh lý, khóc dạ đề sẽ tự chấm dứt khi bé đủ 3 tháng tuổi hoặc sớm hơn.
Để bé hết khóc đêm, bạn có thể cho bé uống tpcn ColicKiddy mỗi lần 1 viên, ngày 3-4 lần đến khi bé hết khóc.
ColicKiddy với thành phần từ khoai mỡ, cam thảo, dưa chuột đắng có tác dụng giảm nhu động ruột, giảm chứng đau do co thắt ruột, giúp bé giảm các cơn đau bụng, đầy bụng, chướng hơi gây ra do thức ăn, ăn quá nhanh, nuốt nhiều hơi trong khi bú ở trẻ.
Ngoài ra thành phần hoa cúc đức có tác dụng an thần giúp bé ngủ ngon hơn. ColicKiddy giúp bé hết khóc đêm do đau bụng, do không dung nạp sữa hoặc không rõ nguyên nhân. ColicKiddy có thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn cho trẻ.
Cách sử dụng Colickiddy rất đơn giản: bạn mở viên, pha bột trong viên với nước ấm hoặc sữa cho trẻ uống, mỗi lần một viên.
Nếu con bạn khóc hơn 4 giờ, kèm các biểu hiện như sốt, nôn, tiêu chảy, sình bụng, mệt lả người … hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
DS. Phạm Thanh Thủy
VP tư vấn: 204H Đội Cấn- Ba đình-Hà nội
ĐT: 04 7306 0070- 04 3734 2904 – 0984 464 844
Website: Botania.vn
(Nguồn: Botania.vn)
Theo 24h
Pha sữa với nước cơm: mẹ hại con
Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình các mẹ làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Khi Bống được 4 tháng tuổi, mẹ Bống - chị Lâm nghe lời mẹ chồng lấy nước cơm pha sữa cho con. Theo lời mẹ chồng chị nói thì ngày xưa bà toàn làm như thế, các con uống sữa pha nước cơm no rất lâu mà lại có chất (!?). Ròng rã mấy tháng trời, Bống được bà và mẹ cho uống sữa pha nước cơm. Trộm vía Bống vẫn lên cân đều đều, chiều cao tăng trưởng cũng vẫn tốt nên cả nhà yên tâm lắm.
Mãi đến khi bạn của bố Bống là bác sĩ mắt đến chơi, nhìn thấy Bống có biểu hiện sợ ánh sáng, hay nheo mắt và bị chói mắt thì đâm nghi ngờ. Bác khám sơ qua thì thấy giác mạc của Bống không bóng sáng nên đã giục bố mẹ Bống đưa con đi khám ngay. Kết quả khám cho biết Bống bị khô giác mạc do thiếu vitamin A.
Các mẹ nhớ pha sữa theo đúng hướng dẫn để đảm bảo dinh dưỡng cho bé nhé!
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân thì được biết bà và mẹ Bống thường cho con uống sữa pha nước cơm. Thậm chí có lúc bà nội còn "cẩn thận" pha sữa xong đem đun lên để cháu uống đỡ đau bụng. Bác sĩ giải thích, có rất nhiều bà mẹ mắc phải sai lầm giống như bà và mẹ Bống, vì cho rằng thêm nước cơm (hoặc cháo) vào sữa sẽ tăng thêm chất bổ, giúp bé lên cân và cứng cáp. Nhưng thực ra cách làm như vậy không khoa học vì trong sữa có nhiều vitamin A, mà trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột với chất lipoxidase sẽ phá hoại vitamin A. Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Nếu tình trạng không đủ lượng vitamin A kéo dài sẽ khiến các bé - đặc biệt là trẻ sơ sinh - bị chậm lớn, cơ thể yếu, dễ sinh nhiều bênh tật.
Việc thường xuyên đun sôi sữa cũng phản khoa học không kém gì việc thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa. Nếu nhiệt độ đến 100ºC, chất lactose (C12H12O11) trong sữa sẽ có hiện tượng bị cháy, tạo thành chất gây ung thư. Thứ nữa, canxi trong sữa sau khi đun sôi sẽ có hiện tượng kết tủa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.
Sau khi nghe bác sĩ giải thích, bà và mẹ Bống mới hốt hoảng vì cách chăm con chăm cháu sai lầm của mình. May mà Bống mới chỉ bị khô giác mạc - biểu hiện nhẹ của thiếu vitamin A, nếu chẳng may Bống bị bệnh gì nặng hơn thì đúng là hối không kịp. Không ai bảo ai nhưng cả bà và mẹ Bống đều tự nhủ từ giờ trở đi xin thề sẽ chỉ pha sữa theo đúng hướng dẫn.
Theo SKDS
Dùng váng sữa như thế nào tốt nhất cho trẻ? Xuất hiện ở Việt Nam khoảng 5 năm nay, váng sữa (kem sữa) đang ngày càng được các bà mẹ quan tâm và cùng với đó là hàng loạt những câu hỏi như về chất lượng váng sữa, nhóm trẻ nào và độ tuổi nào sử dụng.... Hiểu đúng... Ăn uống của bé luôn là nỗi lo của nhiều bà mẹ Do thấy...