Làm gì để thụ tinh ống nghiệm thành công?
Vợ chồng tôi chuẩn bị thụ tinh trong ống nghiệm. Xin hỏi chúng tôi phải làm gì, đặc biệt là sau chuyển phôi cần phải giữ gìn ra sao? (Trần Linh, Hải Dương).
Trả lời:
Chào chị!
Quá trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn như: hoàn thành hồ sơ, kích thích buồng trứng, chọc hút trứng (noãn) đến chuyển phôi. Trong đó, chuyển phôi là một trong những giai đoạn quan trọng nhất mà bệnh nhân phải trải qua.
Các bác sĩ bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thực hiện một ca chọc hút trứng. Trứng thu được từ quá trình này sẽ đem đi thụ tinh trong phòng thí nghiệm tạo thành phôi. Phôi sẽ được chuyển vào buồng tử cung nhờ thủ thuật chuyển phôi sau đó làm tổ, phát triển.
Các bác sĩ tiến hành chọc trứng cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Thư.
Khi thực hiện chuyển phôi, các chuyên viên phôi học sẽ đưa phôi vào một catheter (một ống thông nhỏ, dài, làm bằng nhựa mỏng và dẻo) có chứa môi trường, nhiệm vụ của bác sĩ sẽ đưa phôi vào vị trí hợp lý dưới hướng dẫn của siêu âm đường bụng. Chuyển phôi là một quá trình nhẹ nhàng, không gây đau đớn nhưng bản thân bệnh nhân vẫn luôn có những lo lắng nhất định. Do đó, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý:
- Trước ngày chuyển phôi là giai đoạn rất quan trọng vì có thể tâm lý bệnh nhân sẽ rất nặng nề. Chúng ta cần sử dụng thuốc uống và thuốc đặt theo đúng chỉ định của bác sĩ với 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng và đúng thời gian.
- Trong ngày chuyển phôi, để đảm bảo an toàn và thuận lợi, người bệnh cần phải thực hiện: không trang điểm và không sử dụng nước hoa hay các loại hoá chất có mùi, đảm bảo sức khoẻ tốt nhất, uống nước và nhịn tiểu nhằm giúp cho quá trình chuyển phôi được dễ dàng hơn.
- Giai đoạn sau chuyển phôi là một quá trình kéo dài khoảng 10 đến 12 ngày cho đến khi thử thai. Tâm lý người bệnh trong giai đoạn này sẽ rất hồi hộp và lo lắng. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:
Tại bệnh viện: Sau chuyển phôi, khoảng 20 đến 30 phút, người bệnh có thể dậy đi tiểu để tránh đờ bàng quang, nằm nghỉ theo dõi tại giường một đến hai giờ dưới sự chăm sóc và chỉ được ra về khi có sự đồng ý của nhân viên y tế.
Video đang HOT
Quá trình theo dõi sau chuyển phôi tại nhà: Người bệnh cần thực hiện đúng theo đơn thuốc của bác sĩ, ăn uống bình thường, “ăn chín uống sôi”, tránh các chất kích thích, thức ăn có thể gây táo bón hay đi lỏng. Vận động nhẹ nhàng, tránh lao động nặng và tuyệt đối không nằm bất động tại chỗ. Nếu công việc nhẹ nhàng, bạn có thể đi làm bình thường. Hãy giữ một tinh thần thoải mái, tránh stress. Vệ sinh toàn thân và bộ phận sinh dục tốt. Nên kiêng quan hệ cho đến khi thử thai. Trong quá trình theo dõi tại nhà, nếu bệnh nhân thấy đau bụng nhiều, ra máu âm đạo đỏ, khó thở… hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có lời khuyên tốt nhất. Người bệnh cần thử thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, tránh thử sớm gây hoang mang và lo lắng.
Quá trình sau chuyển phôi sẽ là một quá trình người bệnh đặt nhiều niềm tin và hy vọng, kèm theo đó là những lo lắng, bồn chồn. Do đó, hãy giữ một tinh thần thật lạc quan và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc chị sớm có tin vui!
Lá trầu không và công dụng thần kỳ trong điều trị bệnh phụ khoa
Các vấn đề liên quan đến phụ khoa như viêm nhiễm, nấm ngứa là căn bệnh khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Lá trầu không sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng những nỗi lo nói trên.
Công dụng của lá trầu không
Theo Đông Y, lá trầu không có đặc tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm hắc sẽ có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng và trừ phong hiệu quả. Đồng thời, dựa theo một số nghiên cứu trong lá trầu xanh còn có chứa chất talin và tinh dầu giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn một cách tối đa. Đây cũng là lí do nhiều chị em phụ nữ dùng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa.
Còn theo khoa học, lá trầu không chứa nhiều hoạt chất quan trọng như Carvacrol, Chavibetol, Chavicol, Estragol, Methyl eugenol, P-cymene, Allylcatechol, Cineol, Caryophyllene ...có tác dụng kháng khuẩn mạnh, ức chế các loại nấm khuẩn, thậm chí cả khối u đã được thí nghiệm trên cơ thể động vật.
Vì thế, lá trầu không là phương thuốc chữa bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, nấm ngứa, loại bỏ mùi hôi rất tốt. Nó tương tự như liều thuốc kháng sinh mạnh, diệt trừ tận gốc vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, nó còn giúp ngăn chặn việc tái phát bệnh tối ưu.
Lá trầu có đặc tính cay, nóng chống viêm, sát khuẩn rất hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không
Vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không
Để sử dụng lá trầu không trong việc chữa trị viêm nhiễm âm đạo, đầu tiên bạn cần rửa sạch một lượng lá trầu không với nước.
Tiếp theo, dùng nước nóng đã đun sôi đổ ra chậu có lá trầu và chờ cho đến khi nước nguội. Hãy pha thêm một ít nước lạnh nếu thấy nước lá trầu quá đậm.
Tiếp theo bạn hãy dùng khăn sạch, nhúng vào nước lá trầu vừa pha để lau rửa nhẹ nhàng. Lưu ý, bạn không nên ngâm mình vào trong chậu nước, cũng không được thụt rửa vào sâu bên trong, vì như thế rất dễ gây nhiễm trùng các bộ phận liên quan và làm tổn thương đến vùng nhạy cảm.
Để phương pháp dân gian này có hiệu quả, các bạn nên kiên trì thực hiện khoảng 2-3 lần một tuần, chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm hơn cả là huyết trắng sẽ được cải thiện đáng kể.
Lá trầu không chữa bệnh phụ khoa là một trong những biện pháp hữu hiệu (Ảnh minh họa)
Xông hơi vùng kín bằng nước lá trầu không và muối biển
Để thực hiện xông hơi vùng kín, các chị em hãy tiến hành rửa sạch lá trầu không trước tiên. Tiếp theo, hãy đun sôi nó với nước trong vòng 15 phút, trong quá trình đó hãy bỏ thêm lượng muối vừa đủ. Sau khi thấy nước chuyển màu, thì tắt bếp.
Trước khi xông hơi bạn nhớ kiểm tra nhiệt độ nước, tránh tình trạng xông, rửa trong khi nước còn quá nóng sẽ làm bỏng, tổn thương đến âm đạo.
Cách điều trị này vô cùng hữu ích, giúp các dưỡng chất có trong lá trầu thẩm thấu vào trong âm đạo. Từ đó ngăn chặn, ức chế vi khuẩn làm giảm tình trạng ngứa, viêm khó chịu.
Ngoài ra, xông hơi vùng kín bằng nước trầu không còn giúp ngăn ngừa mùi hôi, giúp chị em tự tin hơn.
Chữa viêm âm đạo bằng cách kết hợp lá trầu không với trà xanh.
Cũng giống như lá trầu không, trà xanh là một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong việc hỗi trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Vì thế, khi hai loại lá này kết hợp với nhau sẽ tạo nên tính kháng viêm cực mạnh, đánh tan ngứa ngáy, giúp âm đạo luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Cách thức thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, đầu tiên bạn hãy mang 2 loại lá này đi rửa sạch, vò nát và đun sôi với nước. Sau đó, sử dụng khăn sạch nhúng vào nước để lau rửa vùng kín hàng ngày. Sau một thời gian kiên trì thực hiện, tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng kín sẽ không còn, sức khỏe phụ khoa ngày càng trở nên tốt hơn.
Khi phụ nữ mắc bệnh viêm âm đạo có thể dùng nước lá trầu không để rửa sẽ giảm ngứa, tiêu diệt vi khuẩn. (Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
Bạn cũng tuyệt đối nên tránh việc lạm dụng, dùng nước lá trầu quá đặc và không ngâm vùng kín quá lâu trong nước.
Trước khi xông hơi hoặc lau rửa, người bệnh phải nhớ khâu vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi tiến hành thực hiện nhé. Lưu ý, chỉ nên xông hơi trong khoảng 10-15 phút là hợp lý.
Bên cạnh đó, khi đang mắc bệnh phụ khoa, mọi người cũng nên tránh quan hệ tình dục để bệnh không trở nên tồi tệ hơn.
Phương pháp dùng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa chỉ áp dụng với những trường hợp nhẹ và vừa. Do đó, nếu bệnh diễn biến nặng, phức tạp thì mọi người hãy lập tức đến các cơ ở y tế, bệnh viện để các bác sĩ hỗ trợ chữa bệnh kịp thời.
Thụt rửa quá sâu vào bên trong vùng kín là điều sai lầm dễ mắc phải ở các chị em. Chúng sẽ làm rối loạn môi trường tự nhiên, mất cân bằng PH âm đạo.
Ngoài ra, người bệnh cũng không nên "tham lam" sử dụng quá nhiều cách xông, rửa bằng lá trầu không, bởi nó có thể gây khô âm đạo. Trước khi tiến hành phương thức này để vệ sinh vùng kín, các bạn chỉ nên dùng nước trong ngày chứ tuyệt đối không lấy lại nước cũ hoặc để qua đêm.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây, chị em sẽ tìm cho mình giải pháp chữa trị căn bệnh thầm kín của mình nhé!
Không muốn nấm ở "vùng kín", đây là những điều chị em phải ghi nhớ và thuộc lòng Hãy tuân theo các quy tắc ăn uống và vệ sinh vùng kín dưới đây để tránh nguy cơ bị nấm âm đạo các nàng nhé! 1. Quy tắc ăn uống Nguyên tắc vàng là cắt giảm thực phẩm có chứa men và chọn các thực phẩm cung cấp nhiều men vi sinh có lợi cho sức khỏe. Tránh thực phẩm giàu carbohydrate...