Làm gì để rũ bỏ cuộc hôn nhân không hạnh phúc?
Có không ít chị em hiện nay mặc dù phải sống trong một cuộc hôn nhân bất hạnh, thậm chí hôn nhân như địa ngục trần gian nhưng họ vẫn không dám thay đổi bởi một lý do rất phổ biến đó là “ hy sinh vì con”. Suy nghĩ này liệu có đúng?
Ảnh minh họa
Chấp nhận chịu đựng bởi hai chữ “vì con”
Tâm sự trong một nhóm kín mạng xã hội, chị N.M cho biết: Chị lấy chồng qua sự giới thiệu của người khác mà chưa kịp tìm hiểu nhiều. Đến khi về sống với nhau chị cảm thấy quá đau đớn tủi cực vì chồng thường xuyên bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần. Chị đang trong tình trạng bị trầm cảm, không biết tâm sự với ai để họ hiểu và chỉ cho chị được lối ra khỏi đau khổ và bế tắc nên lên mạng xã hội tâm sự.
Chị viết: “Tôi – một người phụ nữ bất hạnh. Được ba tuổi mẹ mất. Tôi sống với bà ngoại, em tôi sống với bên nội, còn bố tôi đi lấy vợ khác. Lớn lên tôi chưa một lần biết yêu ai. Một lần đến chơi nhà bà chị họ ở khác tỉnh, tôi được người ta giới thiệu cho một người là chồng tôi bây giờ. Tôi biết cả hai không hề yêu nhau nhưng tôi tặc lưỡi lấy đại đi để có một mái ấm giống người ta. Sau khi biết nhau được 3 tháng thì cưới. Cứ tưởng lấy chồng sẽ có một mái ấm cho mình, ai ngờ người đàn ông tôi lấy làm chồng là người thích nhậu nhẹt.
Mỗi lần đi nhậu về là chồng tôi lại đánh đá tôi cả về thân xác lẫn tinh thần. Ngày mới lấy chồng, tôi còn trẻ lắm, mới mười tám đôi mươi. Mỗi lần bị chồng đánh, tôi sợ hãi và rất muốn bỏ đi nhưng không biết đi đâu về đâu. Thế rồi tôi phải cố chịu đựng cuộc hôn nhân đó.
Được hai năm thì tôi sinh được một bé trai. Tôi những mong có con rồi anh sẽ thay đổi nhưng hoàn toàn không. Chồng tôi không bao giờ biết ôm ấp hay đùa giỡn với con. Anh lại còn rất độc đoán. Nhiều khi đi nhậu về mới 5, 6 giờ chiều nhưng chồng tôi bắt mẹ con tôi phải đi ngủ, biết là vô lý nhưng tôi vẫn phải làm theo.
Những lần vợ chồng gần gũi, tôi mà không đồng ý hay nói gì là chồng tôi đánh tôi tại chỗ. Rồi chúng tôi có thêm một bé gái. Nhưng anh vẫn không thay đổi. Chồng tôi vẫn cứ bạo hành thân xác tôi, mặc kệ con biết hay không, miễn là thỏa mãn cái thân xác của anh là được.
Rồi dần dần tôi bị trầm cảm, thường hay ngồi khóc một mình cả ngày lẫn đêm. Cứ mỗi lần thấy chồng đi nhậu là tôi rất lo sợ. Trong đầu tôi lại xuất hiện những câu hỏi: “Không biết hôm nay chồng tôi về còn có chuyện gì nữa không?”… Rồi tôi lo lắng đứng ngồi không yên, trong lòng cứ lo sợ một cái gì đó mà không gọi thành tên. Từ đó tôi bắt đầu chán nản và càng ngày càng thấy không còn một tí tình cảm gì với chồng nữa.
Còn rất nhiều thứ anh đã đổi xử với tôi rất tệ, không chỉ với tôi mà còn với gia đình bên ngoại tôi, tôi không thể kể hết ra được, vì có kể thì kể hoài cũng không hết. Tôi chỉ thấy rằng phụ nữ lúc nào cũng hi sinh vì con. Tôi viết tâm sự lên đây với mong muốn rằng, đừng ai vì quá sợ chồng mà để rơi vào hoàn cảnh giống tôi như bây giờ. Nếu đứng lên được thì đứng chứ không thì cả đời sẽ không có nổi một ngày hạnh phúc như tôi”.
Video đang HOT
Sống bất hạnh không thể mang lại hạnh phúc cho con
Đưa câu chuyện này hỏi chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088, chuyên gia cho rằng: Theo những gì mà chị N. M tâm sự, đặc biệt đọc những dòng cuối của người phụ nữ này thì thấy rằng chị không có ý định ly hôn. Chị đang chấp nhận chịu đựng cuộc hôn nhân đó với suy nghĩ “hy sinh vì con”. Dẫn chứng là chị N. M viết: “Tôi viết tâm sự lên đây với mong muốn rằng, đừng ai vì quá sợ chồng mà để rơi vào hoàn cảnh giống tôi như bây giờ. Nếu đứng lên được thì đứng chứ không thì cả đời sẽ không có nổi một ngày hạnh phúc như tôi”.
Theo chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa, vấn đề ở đây của chị N. M cũng là vấn đề khá phổ biến ở rất nhiều chị em đã có gia đình. Họ có một cuộc hôn nhân bất hạnh nhưng lại không dám thay đổi, không dám “đứng lên” để giải phóng mình, không dám ly hôn với một lý do phổ biến “chấp nhận hy sinh vì con”. Trong trường hợp của chị N. M, chị chấp nhận bị bạo lực, chấp nhận cuộc hôn nhân như địa ngục trần gian cũng bởi 4 chữ “hy sinh vì con” này.
Không chỉ chị N. M mà không ít chị em khác đã rất mơ hồ về 4 chữ nêu trên. Vì con, họ không ly hôn với mục đích để con có cha có mẹ, để các con không phải xa lìa nhau. Điều đó đúng nhưng chỉ đúng một nửa. Đúng ở chỗ, khi một đứa trẻ sống thiếu bố hoặc thiếu mẹ, hoặc thiếu anh thiếu chị là một sự thiệt thòi lớn. Nhưng họ không hiểu một điều rằng, nếu một đứa trẻ sống đủ cha đủ mẹ, đủ anh đủ chị nhưng luôn phải sống trong một môi trường độc hại về tinh thần như bạo lực, thiếu tôn trọng nhau thì còn tệ hại hơn rất nhiều khi chúng sống trong một gia đình khuyết thiếu nhưng vui vẻ, bình yên và yêu thương nhau. Vậy thì hai chữ “vì con” lúc này đã khiến cho chị em dù có hy sinh cả danh dự, cả hạnh phúc, thậm chí cả tính mạng thì họ cũng không thể mang lại hạnh phúc cho những đứa con của mình. Bởi vậy, sự hy sinh lúc đó của chị em cũng chỉ là vô nghĩa.
“Không ai muốn ly hôn nhưng khi đã cố gắng hết khả năng mà hôn nhân vẫn chỉ mang lại đau khổ và bất hạnh thì cách tốt nhất là nên giải phóng mình ra khỏi cuộc hôn nhân đó. Bởi vì, chị em muốn cứu con thì trước hết phải tự cứu mình trước. Chỉ khi mình hạnh phúc thì mới mang lại hạnh phúc cho con mình”, chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa nói.
Ngân Khánh
Theo giadinh.net.vn
Lấy chồng 10 năm chưa biết 'lên đỉnh' là gì, người vợ sốc khi nghe lời khuyên nhạy cảm của bác sĩ
Bị trầm cảm vì lấy chồng suốt 10 năm vẫn không được thử cảm giác 'lên đỉnh', người phụ nữ này quyết định đi khám.
Cô Chen (45 tuổi) dù đã kết hôn được hơn 10 năm nhưng vẫn luôn mang trong mình một nỗi bức bối, ám ảnh vì nhiều năm qua chưa hề biết 'lên đỉnh' là gì. Cô luôn tự thấy bản thân mình không giống những người phụ nữ khác và luôn thắc mắc rằng: 'Cảm giác lên đỉnh thực sự như thế nào?'. Thậm chí, cô Chen còn rơi vào trạng thái trầm cảm và phải dùng thuốc chống trầm cảm trong một thời gian dài.
Cuối cùng, người phụ nữ 45 tuổi này quyết định tìm đến chuyên gia trị liệu tình dục để nhờ giúp đỡ. Sau khi nghe vấn đề của cô Chen, bác sĩ Tống Vũ, giám đốc Trung tâm quản lý sức khỏe tình dục, Đài Loan, cho biết cô đã bị chứng rối loạn cực khoái.
Bác sĩ đã đưa ra cho cô một lời khuyên cực lạ, đó là hãy học cách 'tự sướng' để cảm nhận sự cực khoái. Ai ngờ chỉ 3 tháng sau, cô Chen quay lại và thông báo với bác sĩ rằng không chỉ cô mà chồng cô cũng thú nhận 'chuyện ấy' đang rất tốt. Giờ đây cô có thể tự tin ở bên cạnh chồng và đã hết hoàn toàn cảm giác bức bối trong 10 năm qua.
'Cực khoái' quan trọng như thế nào?
'Cực khoái' được xem là trạng thái sung sướng ngây ngất khi đạt tới tột đỉnh khi ái ân, tuy nhiên theo khảo sát của Zava, công bố trên các web y tế trực tuyến ở nước ngoài cho thấy rằng chỉ 19% phụ nữ thường xuyên 'lên đỉnh' khi ân ái, thậm chí có 24% phụ nữ thừa nhận rằng họ chưa bao giờ đạt được khoái cảm khi quan hệ tình dục.
Bác sĩ Tống Vũ cho biết trong tổng số các bệnh nhân nữ đang điều trị ở trung tâm thì số lượng bệnh nhân bị chứng rối loạn cực khoái nhiều thứ 2, chỉ sau chứng 'lỗ rò âm đạo'.
Niềm vui của ân ái không chỉ nằm ở việc 'lên đỉnh', yếu tố sinh lý chỉ chiếm 30%, yếu tố tâm lý chiếm 40% và cuối cùng là sự hòa hợp chiếm 30%. (Ảnh: Ettoday)
Về mặt y tế, cực khoái âm đạo là sự co thắt không chủ ý và thường xuyên của âm đạo nữ, đây cũng là yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, bác sĩ cũng gặp một vài trường hợp bệnh nhân nữ nói rằng dù âm đạo co thắt và cơ thể cũng có phản ứng giật giật nhưng họ lại không hề cảm thấy sung sướng.
Bác sĩ Tống Vũ giải thích vì sao bà lại khuyên những người phụ nữ chưa hề được 'lên đỉnh' hãy học cách 'tự sướng' trước tiên, đó là vì bà muốn họ hãy đưa vào não cảm giác thích thú với tình dục, cảm giác này nhất định sẽ lan ra khắp cơ thể vì não chính là cơ quan tình dục lớn nhất của con người.
Bác sĩ cũng cho biết, nếu chị em phụ nữ muốn đạt cực khoái thì trước hết phải đảm bảo được yếu tố tâm lý ổn định vì tâm lý sẽ tác động đến cảm xúc giữa hai người. Đó cũng là lý do vì sao một cặp đôi thường xuyên nói yêu nhau lại tạo ra cảm xúc hạnh phúc dâng trào đến vậy.
Nhiều người vẫn luôn ám ảnh với việc tìm kiếm điểm nhạy cảm của chị em phụ nữ, được gọi là 'Điểm G', 'Điểm A', 'Điểm U'...
Tuy nhiên, Theo bác sĩ Tống Vũ, có nhiều người đàn ông đã cố gắng kích thích điểm G của nửa kia nhưng lại làm cho cô ấy khó chịu hơn. Điểm G của phụ nữ phải được chạm nhẹ và ấn đề tạo sự kích thích, nhưng nó sẽ trở nên đau hoặc tổn thương nếu hành động một cách thô bạo.
Trạng thái tình dục lý tưởng là cho nửa kia cảm nhận sự hài lòng và phù hợp, không nhất thiết cứ phải lên đỉnh.
Dù thế nào đi nữa, bác sĩ Tống Vũ nhấn mạnh yếu tố này chỉ là thứ hỗ trợ cho chuyện tình dục, điều quan trọng nhất vẫn phải là tình cảm và sự giao tiếp dành cho nhau. Chỉ cần có tình yêu, lòng vị tha, một cặp đôi sẽ luôn cố gắng và làm mọi điều tốt nhất với nhau.
Điều trị rối loạn cực khoái như thế nào?
Bác sĩ Tống Vũ thú nhận rằng việc điều trị rối loạn cực khoái là không dễ dàng. Các bệnh nhân thường quá cố chấp, họ luôn cho rằng bản thân mình không thể 'lên đỉnh' và cuộc sống thật bế rắc.
'Chứng rối loạn cực khoái rất dễ gây ra sự lo lắng cho bệnh nhân, họ càng muốn lên đỉnh thì càng không thể đạt được. Tình dục là sợi dây liên kết giữa một cặp đôi, nếu như không thể hòa hợp thì hãy nói chuyện với nhau để cùng thay đổi', Bác sĩ Tống Vũ nói
' Quan hệ tình dục không nhất thiết phải có cực khoái, nhưng nếu bạn cảm thấy sự thiếu hòa hợp thì nên thay đổi kỹ năng, cách giao tiếp và đổi tư thế'.
Bác sĩ Tống Vũ cũng khuyên các cặp đôi nên dành nhiều thời gian cho 'màn dạo đầu' để cuộc yêu trở nên suôn sẻ hơn.
'Cũng giống như việc bạn nhìn thấy thức ăn. Muốn ăn ngon miệng thì trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ mình có muốn ăn không, sau đó kích thích tuyến nước bọt sản xuất nước bọt. Cuối cùng, nếu không ăn ngay thì có thể chảy nước dãi. Ăn lúc này chắc chắn ngon miệng hơn rất nhiều', bác sĩ Tống Vũ hài hước nói.
(Nguồn: Ettoday)
Theo ĐỖ ĐỖ/Trí thức trẻ
Đói quá về ăn bát cơm ở cữ mẹ dọn cho vợ, nhưng chưa kịp nuốt đã phải nhổ ra ngay Trời đất, cơm mẹ nấu cho vợ con ăn ở cữ đây sao? Cơm này chó không ăn nổi chứ đừng nói là vợ con. Sao mẹ lại có thể như vậy cơ chứ? Nếu mẹ cứ như này thì lúc về già vợ con cũng đối xử lại với mẹ như vậy liệu mẹ có đau lòng không? Đúng cái lúc Thương...