Làm gì để Phú Quốc phát triển xứng tầm?
Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, khoác lên mình chiếc áo mới về cơ chế, vừa vặn cho những cuộc bứt phá về đầu tư.
Tuy nhiên, trong thời gian tới Phú Quốc sẽ phải đối diện với nhiều thách thức như thực hiện quy hoạch, xử lý rác thải, nước thải.
Ba trọng tâm
Sáng 10/1, tại Phú Quốc đã diễn ra hội thảo “Phú Quốc: Đón vận hội-Dẫn lối thành công” . Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra Nghị quyết về việc thành lập thành phố Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc. Với Nghị quyết này, Phú Quốc trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước, đánh dấu một sự khởi đầu mới với rất nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức đan xen.
Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu tại hội thảo.
Video đang HOT
“Phú Quốc trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước thì yêu cầu đặt ra với tỉnh Kiên Giang là cần chủ động đề ra chiến lược và giải pháp để phát triển ngành kinh tế du lịch phù hợp với xu hướng phát triển chung của khu vực, trong đó có các cơ chế chính sách riêng cho Phú Quốc”, ông Trung nói.
Trong thời gian tới, tỉnh Kiên Giang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kế hoạch, lộ trình phát triển cũng như nghiên cứu, đề xuất với Trung ương các cơ chế, chính sách nổi trội để thành phố Phú Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ trước những vận hội mới. Trong đó có việc đón đầu, định hướng cho phát triển bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng, để Phú Quốc thật sự trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam và cả nước, trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao mang tầm cỡ quốc tế.
Tại hội thảo, PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam, Phú Quốc cho biết: “Phú Quốc không đi theo lộ trình đô thị hóa tuần tự mà được đặc cách nhảy vọt. Từ huyện đảo với đô thị cấp thị trấn tiến thẳng lên đô thị loại 2 năm 2014 và tháng 12/2020, được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Việc chấp nhận logic đô thị hóa tiến vượt của Phú Quốc hàm nghĩa sự cam kết quốc gia trong việc bảo đảm các điều kiện thuận lợi để Phú Quốc phát triển nhanh đúng tầm”, ông Thiên nói.
Tuy nhiên, để Phú Quốc phát triển nhảy vọt, ông Thiên chỉ ra, cần phải đầu tư đúng tầm, tập trung vào 3 trọng tâm là không gian hạ tầng đô thị, hạ tầng kết nối, thu hút đầu tư và xây dựng lực lượng nền tảng của phát triển.
Để Phú Quốc phát triển nhảy vọt, ông Thiên chỉ ra, cần phải đầu tư đúng tầm, tập trung vào 3 trọng tâm.
Đồng thời, cần xác định rõ chức năng đặc thù của Phú Quốc. Lợi thế và chức năng đặc thù cần được phát huy và thực thi bằng các thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù. Môi trường hoạt động và cách thức quản trị dựa trên nguyên tắc công khai minh bạch, nhấn mạnh hơn nguyên tắc ưu đãi phi thị trường đối với các hoạt động đầu tư và kinh doanh. Cần định hình rõ hơn nữa hệ thống khuyến khích các doanh nghiệp đầu đàn, những “con đại bàng Việt Nam” đến làm tổ và dựng nghiệp ở Phú Quốc, với những cám kết mạnh mẽ và xứng tầm.
Tránh lãng phí quy hoạch
Ông Vũ Nam Khánh, Phó trưởng ban Chiến lược Vietnam Airlines cho biết, đến năm 2019 có 3 hãng hàng không nội địa và 20 hãng hàng không quốc tế khai thác, phục vụ hơn 10 chuyến bay quốc tế/ngày, đưa hơn 600.000 khách quốc tế tới Phú Quốc, chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nga.
Năm 2019, Vietnam Airlines đón 12.500 lượt khách quốc tế tới Phú Quốc. Hiện tại, Phú Quốc là sân bay lớn thứ 5 tại Việt Nam, công suất 4 triệu khách/năm. Dự kiến đến 2030, nâng cấp sân bay lên công suất 10 triệu lượt khách/năm với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng
Thời gian tới, Vietnam Airlines kết nối Phú Quốc với các thành phố Việt Nam, phục vụ nhu cầu lớn của khách du lịch. Liên tục theo dõi và nghiên cứu khả năng mở rộng mạng bay tới Phú Quốc. Phát triển các sản phẩm thuê chuyến tới Phú Quốc, đảm bảo sản phẩm từ Phú Quốc có thể nối chuyến tốt với các thị trường nguồn Châu Âu, Châu Á và Úc qua cửa ngõ Hà Nội, TPHCM. Từng bước xây dựng sân bay Phú Quốc trở thành căn cứ hàng không lớn của Việt Nam và trong khu vực, trở thành Singapore mới của châu Á.
Bà Nguyễn Ngọc Thúy Linh, Phó Tổng Giám đốc thường trực Sun Property Group nói rằng, để xây dựng đô thị phát triển bền vững, trước hết cần đặt vấn đề quản lý phát triển đô thị lên hàng đầu. Trong đó bao gồm nhiều yếu tố cần quan tâm như quy hoạch kiến trúc và xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, đất đai, nhà ở, môi trường, cơ cấu dân số, quản lý hành chính nhà nước…
Để xây dựng đô thị phát triển bền vững, trước hết cần đặt vấn đề quản lý phát triển đô thị lên hàng đầu.
Hiện nay, nhiều đô thị có tình trạng phát triển nóng tự phát, người dân tự tìm mua đất để xây dựng nhà ở, tình trạng phân lô bán nền diễn ra… khiến đô thị phát triển như một vết dầu loang. Để không lặp lại sai lầm và vươn tới tầm vóc của những đô thị đảo quốc tế, Phú Quốc cần tiếp thu cả kinh nghiệm thành công lẫn thất bại của quá trình quản lý phát triển đô thị trên thế giới. “Và một trong những hình mẫu mà chúng tôi cho rằng Phú Quốc cần học hỏi nhất chính là Singapore”, bà Nguyễn Ngọc Thúy Linh nói.
Tại Singapore, sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp và thiết kế thông minh đã giúp tối ưu quá trình đô thị hóa, trong khi vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo tồn. Các chuyên gia, các nhà quản lý đô thị cũng đã đúc kết nguyên lý cơ bản nhất mà Singapore đã ứng dụng. Trong đó, có một số nguyên lý mà Phú Quốc có thể ứng dụng như xem đô thị hóa là quá trình tất yếu, tối ưu hóa không gian công cộng và văn minh nơi công cộng, ứng dụng giải pháp công nghệ sáng tạo.
“Phú Quốc có tài nguyên du lịch phong phú hơn cả Singapore, lại sở hữu vị trí địa, kinh tế đặc biệt trên con đường giao thương hàng hải nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với điều kiện đó, để đạt đến sự phát triển xứng tầm, Phú Quốc cần tránh tối đa sự lãng phí trong quy hoạch, đồng thời khai phá hết tiềm năng không chỉ về du lịch mà cả kinh tế biển, các ngành thương mại dịch vụ… như định hướng đã được đặt ra”, bà Linh nói.
Phú Quốc đang có hơn 320 dự án đầu tư, với diện tích 10.930ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 340.366 tỷ đồng. Trong đó có 48 dự án đã đưa vào khai thác với diện tích hơn 1.200ha, tổng vốn đầu tư khoảng 13.584 tỷ đồng, 75 dự án đang triển khai xây dựng và các dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Trong số này có nhiều dự án quy mô cực kỳ hoành tráng như quần thể du lịch, nghỉ dưỡng của Tập đoàn Vingroup ở phía bắc đảo Phú Quốc. Khu Nam, bắc Bãi Trường có hàng chục resort 5 sao của các tập đoàn như CEO, BIM, InterContinental, Movenpick, Novotel… Phía Nam đảo có quần thể phức hợp JW Mariott kết hợp thành chuỗi du lịch giải trí đẳng cấp từ An Thới ra Hòn Thơm với đường cáp treo vượt biển dài nhất thế giới gần 8km. Đến nay Phú Quốc có trên 700 cơ sở lưu trú với hơn 20.000 phòng. Năm 2018 Phú Quốc đón 2,55 triệu lượt khách, năm 2019 Phú Quốc đón 2,85 triệu lượt khách.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về thành lập thành phố Thủ Đức và Phú Quốc
Sáng ngày 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc phiên họp thứ 51, dự kiến diễn ra trong 3 ngày. Tại phiên họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về sắp xếp, thành lập một số đơn vị hành chính trong đó có Thành phố Thủ Đức và Thành phố Phú Quốc.
Cụ thể, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ xem xét, quyết định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (trong đó có việc thành lập Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Thủ Đức); xem xét, quyết định việc thành lập: Thành phố Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; thị trấn Tân Bình thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; các phường thuộc Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Thị trấn Vĩnh Thạch Trung thuộc huyện Châu Phú, Thị trấn Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn và Thị trấn Vĩnh Bình thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Bên cạnh đó, UBTVQH sẽ tổng kết kỳ họp thứ 10 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2020; xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2021 của UBTVQH; cho ý kiến về chương trình, hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các Nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của UBTVQH, Kiểm toán Nhà nước và Văn phòng Quốc hội; cho ý kiến về việc điều chỉnh vốn viện trợ nước ngoài năm 2020 của tỉnh Quảng Nam.
Một nội dung quan trọng nữa của phiên họp là UBTVQH sẽ cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó có việc cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; xem xét, thông qua các Nghị quyết của UBTVQH về: Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung; Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp...
Về công tác xây dựng pháp luật, UBTVQH sẽ cho ý kiến về việc chỉnh lý, tiếp thu dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); xem xét, thông qua dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).
Thường vụ Quốc hội chuẩn bị xem xét lập thành phố Thủ Đức và Phú Quốc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM, trong đó có việc thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức. Trong phiên họp thứ 51 (dự kiến diễn ra...