Làm gì để ngăn chặn hơi ẩm bên trong xe vào mùa đông?
Vào mùa đông hoặc những ngày mưa lớn với độ ẩm cao, tài xế xe hơi thường xuyên gặp phải tình trạng kính ô tô bị hấp hơi khiến cho tầm nhìn bị cản trở, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển.
Dưới đây là cách ngăn chặn và xử lý hiện tượng xe ôtô bị ẩm ướt vào mùa đông:
Mở hé cửa sổ ngày nắng và đóng tất cả vào ngày ẩm ướt
Vào những ngày nắng hoặc thời tiết ấm áp, bạn hãy mở hé một vài cửa sổ khi lái xe. Điều này sẽ giữ ấm bên trong và tạo lối thoát cho hơi ẩm ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên mở cửa sổ vào ban đêm, vì sẽ làm cho kính lái bị mờ sương.
Bên cạnh đó, những ngày ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để hơi ẩm đọng bên trong thân xe. Vì vậy, bạn không nên mở cửa sổ, hơi ẩm và sương mù có thể đọng lại bên trong xe.
Vào những ngày nắng hoặc thời tiết ấm áp, bạn hãy mở hé một vài cửa sổ khi lái xe
Video đang HOT
Tắt chế độ lấy gió tuần hoàn, chuyển sang chế độ lấy gió ngoài
Khi thời tiết ẩm hoặc hơi lạnh, lái xe nên tắt chế độ lấy gió tuần hoàn vì rất dễ bị mờ kính và làm cản trở tầm nhìn. Thay vào đó, tài xế nên bật chế độ điều hòa để loại hơi ẩm bên trong xe.
Cách làm này sẽ góp phần giảm chênh lệch nhiệt độ bên trong và ngoài xe, giúp kính lái không bị mờ, nội thất không bị ẩm ướt.
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp
Đây là cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để giữ cho xe không bị ẩm. Bởi, hệ thống A/C sẽ làm sạch hơi ẩm từ không khí và hệ thống sưởi sẽ giữ cho bên trong luôn ấm áp. Bên cạnh đó, bạn nên chọn chế độ lấy gió trong để hơi ẩm không lọt vào trong xe, chỉnh các khe cửa gió để hướng gió không thổi trực tiếp vào kính lái hay kính cửa sổ hai bên. Sau ít phút, nhiệt độ cân bằng lượng hơi nước sẽ giảm.
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp
Tuy nhiên, tài xế chỉ nên áp dụng khi nhiệt độ bên ngoài không quá lạnh. Bởi, nếu đột ngột giảm nhiệt độ điều hoà về mức cân bằng với nhiệt độ môi trường, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngồi trên xe.
Loại bỏ các vật dụng ẩm ướt
Trên thực tế, để các vật dụng ẩm ướt như giày dép, quần áo, thảm trải sàn và các vật dụng khác bên trong là nguyên nhân gây ra hơi nước bên trong ôtô. Vì vậy, bạn nên mang tất cả các đồ dùng này ra ngoài để loại bỏ nguồn gây hơi ẩm và mùi hôi.
Ngoài ra, hãy kiểm tra sự rò rỉ của chất làm mát và các dạng xả khác từ hệ thống thông hơi hoặc cửa sổ trời. Những đường rò rỉ này chính là nguyên nhân gây nên hơi ẩm bên trong cabin.
Cách sử dụng đèn pha khi tham gia giao thông an toàn và đúng luật
Đèn pha (đèn chiếu xa) là bộ phận tuy nhỏ nhưng rất quan trọng đối với các phương tiện khi tham gia giao thông. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Những trường hợp nên sử dụng đèn pha
Đèn pha có cường độ ánh sáng mạnh nên thường được sử dụng khi trời tối, ở những nơi không có đèn đường, ở khu vực nông thôn vắng các phương tiện đi lại.
Đèn pha cũng giúp tài xế phát hiện ra các chướng ngại vật trên đường từ khoảng cách xa. Đây cũng là tín hiệu báo hiệu từ xa cho người đi bộ biết có ôtô đang đến gần để tránh tai nạn.
Ngoài ra, trong trường hợp tài xế muốn vượt xe phía trước cũng có thể sử dụng đèn pha. Tuy nhiên, do ôtô có 2 gương chiếu hậu ngoài ở hai bên xe và 1 gương chiếu hậu trong nên lạm dụng đèn pha trong trường hợp này có thể làm lóa mắt lái xe phía trước. Vì vậy, chỉ sử dụng vừa đủ và chuyển sang đèn cos kịp thời.
Những trường hợp không nên sử dụng đèn pha
Tài xế không nên sử dụng đèn pha trong khu dân cư, khu đô thị. Bởi những khu vực này có rất nhiều phương tiện giao thông qua lại, vì vậy, nếu sử dụng đèn pha sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn và những phương tiện tham gia giao thông khác.
Tài xế cũng không nên sử dụng đèn pha khi trời mưa. Bởi, đèn pha phát ra ánh sáng trắng, phản chiếu lên nước mưa sẽ làm giảm khả năng quan sát của bạn. Tương tự với trời sương mù, tài xế cũng không nên sử dụng đèn pha.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đèn pha sai quy định còn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ôtô sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng.
Lái xe số sàn nên đạp phanh trước hay côn trước? Việc giảm tốc độ, dừng xe của xe số sàn cũng cần phải kết hợp giữa cả chân côn và phanh. Có người sử dụng côn trước rồi phanh, có người thực hiện ngược lại. Vậy, sử dụng côn trước hay phanh trước? Theo các chuyên gia lái xe an toàn, khi lái xe trên đường thì bao giờ cũng phải ưu tiên...