Làm gì để không bị ức chế khi sống chung với bố mẹ chồng?
Nhiều ý kiến chỉ ra rằng ở cùng gia đình chồng ‘ưu điểm nhiều hơn nhược điểm’, vì sẽ giảm được gánh nặng tài chính, được hỗ trợ nhân lực, nhất là khi bố mẹ chồng đã nghỉ hưu.
Tuy niên, nếu quyết định sống cùng bố mẹ chồng, các nàng dâu cần chú ý các điểm quan trọng trong sinh hoạt và ứng xử.
Không nên đi sớm về khuya
Cuộc sống hôn nhân hoàn toàn khác với cuộc sống tự do, khi bạn thích gì thì làm nấy. Nhất là khi sống chung với người có tuổi, việc bạn thường xuyên về muộn, ăn uống thất thường và phá vỡ nhịp sinh hoạt gia đình… có thể khiến gia đình nảy sinh những mâu thuẫn. Vì thế, ở với người lớn tuổi, bạn nên điều chỉnh lịch sinh hoạt phù hợp.
Không đối đầu
Bố mẹ chồng là người lớn tuổi hơn mình hơn nữa lại là bậc làm cha làm mẹ nên tuyệt đối bạn không được cư xử thô lỗ bằng cách đối đầu lại với bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng đang bực mình mà bạn lại đối đầu tranh luận tay đôi thì không khác nào đổ thêm dầu vào lửa, bạn tự biến mình thành cô con dâu hỗn láo trong mắt bố mẹ chồng mà hình ảnh đó sẽ rất khó để thay đổi. Sẽ có lúc mâu thuẫn và xung đột xảy ra nhưng cách cư xử thông minh là bạn nên nhẹ nhàng góp ý với bố mẹ chồng khi những xung đột đã lắng xuống, khi đó con người ta mới dễ tiếp nhận ý kiến của người khác một cách sáng suốt và thấu hiểu nhất.
Đừng cãi nhau với chồng, không tỏ thái độ bất mãn trước mặt bố mẹ
Video đang HOT
Cảnh sống chung chắc chắn sẽ có nhiều điều bất tiện khiến bạn không vừa lòng nhưng đừng vội vàng thể hiện ra mặt sự bất mãn đó của mình, nó sẽ biến bạn thành một nàng dâu ích kỷ và đáng ghét trong mắt bố mẹ chồng. Nếu có điều gì bạn cảm thấy không phù hợp bạn có thể nói với chồng và nhờ chồng góp ý khôn khéo với bố mẹ chồng
Chẳng cặp đôi nào là “cơm lành canh ngọt” mãi. Tuy nhiên, hai vợ chồng nên trao đổi, tranh cãi trong phòng riêng, tránh cãi chửi nhau trước mặt bố mẹ chồng. Điều này sẽ khiến bố mẹ, dù văn minh đến mấy, sẽ nảy sinh tâm lý bênh vực con và có cái nhìn ác cảm với con dâu, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình. Đừng để những cảm xúc tức thời của bản thân báo hại bạn phải sống trong sự khó chịu cả đời.
Nói năng, ứng xử thận trọng, có chính kiến
Nếu bạn nghĩ gì nói đấy sẽ không nhận được sự thông cảm của bố mẹ chồng, bạn sẽ dễ gặp rắc rối. Khéo léo trong lời ăn tiếng nói, trong hành xử là cách giữ hòa khí trong gia đình, để cuộc sống hôn nhân và mối quan hệ với bố mẹ được ổn thỏa.
Tuy nhiên, bạn sẽ trở thành cô con dâu ba phải nếu không có chính kiến, khi đó mọi người trong gia đình sẽ coi thường bạn, bạn sẽ không có tiếng nói trong gia đình. Vì vậy khi cảm thấy mọi người có những quyết định không hợp lý làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung bạn nên đóng góp ý kiến của mình về vấn đề đó với một thái độ lễ phép và rõ ràng. Khi bạn biết đưa ra những ý kiến của mình đúng lúc đúng cách sẽ làm mọi người coi trọng và có cái nhìn về bạn tích cực hơn. Một cô con dâu thông minh có chứng kiến sẽ tốt hơn một cô con dâu chỉ biết gật đầu làm theo như một cái máy.
Đừng tiêu tiền phung phí
Đương nhiên tiền bạn làm ra, bạn có quyền chi tiêu. Nhưng khi sống chung dưới một mái nhà với người lớn tuổi, bạn nên kín đáo trong chi tiêu, tránh mua sắm bừa bãi.
Suy nghĩ tích cực
Những lúc cảm thấy khó chịu và ngột ngạt với cuộc sống gia đình chồng thì hãy bình tĩnh nghĩ tới những điều tốt đẹp như: sống cùng gia đình chồng bạn sẽ không phải lo lắng việc chăm sóc con cái một mình hay những lúc có công việc bận rộn bạn có thể nhờ ông bà chăm sóc cháu.
Những lúc buồn phiền với chồng bạn cũng có thể tâm sự cùng bố mẹ và nhờ bố mẹ can thiệp để chồng bạn sửa đổi. Hay ít nhất nên lạc quan vui vẻ chấp nhận bố mẹ chồng dù họ có khó tính khó chiều nhưng họ là người sinh thành và dưỡng dục chồng bạn. Họ cũng đã phải rất vất vả và khổ cực để nuôi chồng bạn trưởng thành cũng như bố mẹ bạn đã nuôi lớn bạn vậy nên họ xưng đáng nhận được sự chăm sóc và phụng dưỡng từ các con. Phận làm con báo hiếu bố mẹ là việc nên làm. Khi bạn suy nghĩ tích cực bạn cũng sẽ đón nhận mọi vấn đề cuộc sống một cách tích cực, vui vẻ.
Nói sao để được nhà chồng cho ra ở riêng?
Sống chung với bố mẹ và em chồng thì cảm thấy ức chế, không thoải mái cả về kinh tế và tinh cảm. Con lại còn nhỏ, làm sao để được ra ở riêng?
Tôi đang thực sự mệt mỏi vì cuộc sống ở chung với bố mẹ và em chồng. Vợ chồng tôi kết hôn sau 2 năm tìm hiểu. Khi yêu anh, tôi biết gia đình anh quê ở Thái Bình. Nhà tôi thì ở một huyện ngoại thành của Hà Nội.
Cách đây 5 năm, khi anh học xong đại học chưa tìm được việc làm nên bố mẹ có cho tiền thuê nhà mở 1 quán internet. Tiền này do ông chú anh sinh sống ở nước ngoài gửi về cho bố mẹ anh lo công việc của dòng họ. Quán cần có thêm người lo lắng, trông coi nên mới đầu là bố anh rồi đến mẹ anh và em trai anh học xong cũng xuống Hà Nội rồi thuê 1 ngôi nhà để cả gia đình cùng ở. Khi chồng tôi kiếm được việc làm, quán internet do không được quản lý 1 cách quy củ cũng phải đóng cửa.
Ảnh minh họa
Khi yêu nhau, mỗi lần tới nhà anh chơi, tôi nhận thấy nét hiền lành chịu khó của mẹ anh, bố anh tuy khó tính hơn nhưng cũng rất quan tâm và hay hỏi han tôi, mỗi lần có dịp gì bố mẹ anh đều bảo tôi đến ăn cơm. Tôi cảm thấy an tâm khi về làm dâu nhà anh. Nhưng thực sự chỉ một thời gian ngắn sau khi cưới, tôi mới nhận thấy chuyện mẹ chồng con dâu, chị dâu em chồng thật phức tạp.
Trước khi lấy nhau, bố mẹ chồng tôi nói sẽ về quê sống vì nhà ở quê rất khang trang và đầy đủ nhưng mãi chẳng thấy bố mẹ chồng tôi về. Bố chồng tôi thì không làm gì, mẹ chồng tôi xin đi giúp việc dọn dẹp nhà cửa cho mấy gia đình, sáng đi chiều về. Em chồng tôi sau khi nghỉ học 1 vài năm, thì bắt đầu đi học nghề năm đầu tiên. Cuộc sống khó khăn đè nặng lên vai chồng tôi, đồng lương ít ỏi mẹ chồng tôi kiếm được cũng chẳng thấm vào đâu.
Điều làm tôi buồn nhất là trước đây tôi thấy mẹ chồng tôi rất tình cảm nhưng hình như tôi nhầm. Do thể trạng yếu, có bầu 1 tháng đã dọa sẩy nên tôi phải nghỉ việc. Mẹ chồng tôi không hề quan tâm chăm sóc, chưa một lần bà hỏi han xem sức khỏe và cái thai của tôi phát triển ra sao, thậm chí khi bụng tôi to gần đến tháng đẻ, chồng tôi có ý giúp tôi công việc vặt trong nhà thì bị bà mắng rồi nói kiểu không bằng lòng rằng trước đây trước ngày sinh chồng tôi mẹ vẫn còn ra đồng đi cấy, vậy là tôi vẫn phải giặt quần áo, nấu cơm cho cả nhà.
Đến khi tôi sinh, vì mẹ đẻ tôi mắc bệnh đang trong bệnh viện điều trị nên không thể đến chăm tôi, mẹ chồng tôi cũng kệ. Bà chỉ giúp tôi mấy ngày trong viện, khi tôi về nhà là bà đi làm luôn. Một tuần sau khi sinh, tôi đã vừa phải làm việc nhà và vừa chăm con. Nhiều lúc tủi thân chỉ muốn ôm con về ngay nhà mình nhưng không làm vậy được vì nghĩ đến chồng mình, anh thương tôi và con lắm. Bố chồng ở nhà nhưng tất thảy mọi việc tôi đều không thể nhờ được vì ông có biết gì đâu.
Thời gian gần đây tôi càng ức chế hơn vì mẹ chồng tôi càng quá đáng, ở nhà tôi đã phải vừa chăm con vừa làm việc nhà phục vụ bố chồng và em chồng nhưng khi đi làm về thì bà lại nói tôi ở nhà chẳng làm được việc gì, em chồng tôi tuy là con trai nhưng cũng về hùa với mẹ, toàn nói xấu tôi với mẹ và chồng tôi.
Tôi đã cố gắng nhẫn nhịn rất nhiều nhưng mọi sự hình như sắp vượt quá sức chịu đựng của tôi mất rồi. Tôi nghỉ ở nhà không đi làm, em chồng sử dụng xe máy của tôi để đi học. Vừa rồi chẳng biết chú ấy để đâu mà bị người ta lấy mất. Bố mẹ chồng tôi chẳng mắng mỏ em vì chuyện ấy cũng chẳng nói một lời nào với tôi, mặc dù chiếc xe là của riêng do bố mẹ tôi cho từ ngày tôi đỗ đại học.
Trước đây khi cưới nhau bố mẹ chồng tôi chẳng cho vợ chồng tôi gì hết, tất cả mọi thứ vợ chồng tôi phải lo liệu và nhờ nhà mẹ đẻ tôi giúp. Khi tôi sinh con, dù bệnh tật nhưng tháng nào mẹ tôi cũng phải gửi tiền cho tôi để không phụ thuộc vào nhà chồng. Tôi thấy thật xấu hổ vì bố mẹ nuôi ăn học chẳng giúp gì được đến khi lấy chồng đẻ con mà bố mẹ vẫn phải nuôi.
Tôi thương chồng vì đồng lương của anh làm sao lo đủ cho 5-6 miệng ăn nên đang có ý định xin đi làm nhưng chẳng biết sẽ để con cho ai chăm bởi cháu mới được 9 tháng. Mẹ chồng tôi bảo bà còn bận đi làm không có thời gian. Mẹ đẻ tôi muốn xuống chăm con cho tôi nhưng trong căn nhà trọ đó làm gì còn chỗ nào cho mẹ tôi ở cùng. Bà bảo nếu không thì mang con về bà trông cho nhưng tôi thương con vì cháu còn quá nhỏ. Về ở với bà ngoại cách 3 chục cây số, làm sao tôi có thể hàng ngày về với con? Tôi không biết phải làm thế nào để vun vén cho gia đình nhỏ của mình đây?/.
Khi di chúc của bố chồng được đọc lên, mẹ chồng lăn ra ngất còn chồng tôi thì tái xám mặt mày Mấy hôm trước bố chồng đã họp gia đình để công bố di chúc. Tôi lấy làm lạ, có một người con duy nhất mà ông còn bày đặt lập di chúc làm gì? Bố chồng tôi bị bệnh nặng nửa năm nay. Thời gian này, sức khỏe của ông ngày một yếu đi, chẳng còn ở lại với con cháu được bao...