Làm gì để giảm đau sau mổ ung thư phụ khoa
Tránh một số tư thế hoạt động không thoải mái, có thể chườm nước nóng, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật phụ khoa sẽ gây đau hoặc khó chịu cho bệnh nhân. Cảm giác này giảm dần theo thời gian và có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết. Vị trí và mức độ đau tùy thuộc vào loại phẫu thuật. Ví dụ bệnh nhân phẫu thuật có rạch da như mổ hở cắt tử cung, mổ nội soi sẽ đau vùng vết mổ. Những thủ thuật khác thực hiện trong lòng tử cung như soi buồng tử cung hay nạo lòng tử cung thì cảm giác đau quặn như cơn đau khi hành kinh.
Đau quặn và đầy hơi cũng thường xảy ra sau phẫu thuật. Đó là do hơi tích tụ trong các đoạn ruột. Cảm giác khó chịu này thường là tạm thời và sẽ hết khi bệnh nhân xì hơi được hay đi tiêu. Một số bệnh nhân cần đến thuốc. Nếu cảm giác đau và đầy hơi nhiều hơn hay không hết, nên báo cho bác sĩ biết để được hướng dẫn.
Bệnh nhân phẫu thuật nội soi cũng có thể đau vai do khí ga được sử dụng để mở rộng khoang bụng trong lúc phẫu thuật. Đau vai có thể kéo dài đến một tuần.
Nhiều phẫu thuật phụ khoa sẽ gây đau hoặc khó chịu cho bệnh nhân. Ảnh: shutterstock
Nên làm gì với cơn đau
Một số bệnh nhân thấy đỡ đau khi tránh một số tư thế hoạt động không thoải mái, khi kê chăn được gấp lại hay gối dưới bụng, hoặc chườm nước nóng lên vùng bị đau. Khi chườm nên đóng chặt nút chai nước nóng và bọc khăn bên ngoài để tránh bị phỏng.
Bạn có thể dùng thuốc giảm đau khi cần thiết hoặc khi có cơn đau liên tục và đau từ vừa đến nặng trong vài ngày đầu sau mổ lớn. Nên uống thuốc theo lịch được chỉ định, thông thường mỗi 4 đến 6 giờ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn cơn đau quay lại giữa hai liều thuốc.
Không cần thiết uống thuốc giảm đau nếu bạn đau ít hay không đau. Nếu bạn cần thuốc giảm đau, uống thuốc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Sử dụng thuốc giảm đau liều cao hay quá liều chỉ định có thể gây nguy hiểm.
Thuốc giảm đau
Video đang HOT
Bác sĩ sẽ cho bạn toa thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết. Đặc biệt khi bạn uống những loại thuốc khác như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu…, hãy hỏi bác sĩ để biết thời điểm uống các loại thuốc này và thuốc giảm đau.
Không uống rược bia, lái xe hay các hoạt động cần sự tập trung khi sử dụng thuốc giảm đau có chứa chất an thần.
Nếu đau nhiều hơn hay không giảm với liều thuốc giảm đau được chỉ định, hãy hỏi bác sĩ.
Chảy máu âm đạo sau phẫu thuật phụ khoa
Chảy máu âm đạo lượng ít hay có vài đốm máu dính quần lót là bình thường và có thể kéo dài đến vài tuần sau phẫu thuật phụ khoa. Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bạn có thể chảy máu nhiều khi đứng dậy hay sau khi đi tiểu.
Báo cho bác sĩ nếu chảy máu lượng nhiều, hơn máu kinh hàng tháng hay thấm ướt đẫm một băng vệ sinh lớn trong một giờ.
Bạn dùng băng vệ sinh khi có chảy máu âm đạo, nhưng không nên tự dùng gạc nhét vào âm đạo cho đến khi bác sĩ chỉ định.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến
Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM
Theo vnexpress.net
Ổ dịch cúm A/H1N1 lớn chưa từng có trong bệnh viện
Đến chiều 3-6, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) cho biết đã có thêm 5 nhân viên y tế của bệnh viện bị nhiễm cúm A/H1N1, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 28 ca. Trong 28 ca này, có 8 nhân viên của khoa nội soi và 20 bệnh nhân.
Các bệnh nhân chưa xuất viện tại một phòng của khoa nội soi vào sáng 3-6 - Ảnh: HỒNG PHƯƠNG
Tât ca cac trương hơp nay đêu co triêu chưng như sôt, ho, nhưc moi, không ghi nhân trương hơp nao co diên tiên năng.
Hiện 8 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh đã được nghỉ làm. Đa số các bệnh nhân của khoa cũng đã được về nhà nên bệnh viện chưa biết được những bệnh nhân về nhà có thêm bệnh nhân nào bị nhiễm nữa hay không.
Bệnh nhân đông nên lan nhanh
Trước đó, sáng 1-6, một bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt tử cung được dời phẫu thuật vì bệnh nhân sốt. Đến 15h cùng ngày, đột ngột xuất hiện cùng lúc 17 bệnh nhân đang nằm điều trị cùng khoa có triệu chứng sốt, đau mỏi cơ. Ngay lập tức, Bệnh viện Từ Dũ tiến hành phân nhóm, cách ly các bệnh nhân sốt, hướng dẫn, khai phòng ngừa cho bệnh nhân và thân nhân khoa nội soi. Đồng thời Bệnh viện Từ Dũ đã báo cáo Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng, tiến hành hội chẩn chuyên môn với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Kết quả hội chẩn với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới không loại trừ bệnh nhân nhiễm cúm và lây lan trong khoa. Ngay trong đêm, Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới triển khai xét nghiệm PCR cúm cho 16 bệnh nhân và 2 nhân viên y tế của khoa. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã khẩn trương cho thực hiện xét nghiệm tất cả các mẫu bệnh phẩm trong đêm, kết quả: 16/18 mẫu dương tính với cúm A/ H1N1 (cúm mùa).
Không dùng máy điều hòa ở khu vực có cúm
Ngay sau khi phat hiên ca bệnh đầu tiên Bênh viên Từ Dũ đa cach ly, vê sinh khư khuân, không sư dung may điêu hoa nhiêt đô tai khu vưc xay ra chum ca bênh.
Tât ca nhưng ngươi co triêu chưng viêm hô hâp đêu đa đươc điêu tri băng Tamiflu. Tât ca bênh nhân tai khoa đu điêu kiên xuât viên se đươc cơ quan y tê dư phong tiên hanh theo doi sưc khoe tai nha. Trung tâm Y tê dư phong TP tô chưc theo doi đôi vơi cac bênh nhân cư ngu tai TP.HCM. Cac bênh nhân cư ngu tai tinh khac se đươc bao cao vê Viên Pasteur TP.HCM đê triên khai theo doi theo hê thông.
Chưa từng có ổ dịch lớn như vậy trong bệnh viện
Bác sĩ Lê Hồng Nga, trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết từ trước đến nay chưa từng ghi nhận một ổ dịch nhiễm cúm A/H1N1 có số ca mắc lớn như vậy từ một bệnh viện.
"Tại sao lần này lại có một ổ dịch cúm A/H1N1 với số ca mắc nhiều như vậy?". Bác sĩ Hồng Nga cho rằng do trong khoa nội soi có số bệnh nhân nằm điều trị đông, phòng bệnh kín, có cả những bệnh nhân nằm ở hành lang nên dễ làm bệnh lây lan.
Tuy nhiên, khi trao đổi điều này với bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, thì bác sĩ Nhi cho rằng đúng ra bệnh nhân không được nằm hành lang, nhưng tối ngày 1 và 2-6 bệnh viện đã phải đưa tất cả các ca đi mổ về khoa. Những bệnh nhân được mổ xong (thường sẽ đăng ký các phòng dịch vụ nằm điều trị chứ không về lại khoa) thường không ở lại khoa nhưng vì sợ những người này có thể đã bị nhiễm bệnh mà đi tới khu hậu sản thì sẽ lây bệnh cho những bà mẹ đang mang thai, nên mới phải ra hành lang nằm, chứ bình thường không có bệnh nhân nằm ở hành lang.
Sáng 3-6, khoa nội soi chỉ còn 17 bệnh nhân nằm điều trị, buổi chiều sẽ tiếp tục cho bệnh nhân xuất viện và hôm nay 4-6, 2-3 bệnh nhân cuối cùng sẽ được xuất viện. Sau đó, bệnh viện sẽ phun sát khuẩn toàn bộ khu nhiễm khuẩn, 12h sẽ mở cửa làm việc như bình thường.
Có tiếp tục lây lan?
"Bệnh viện Từ Dũ là nơi có nhiều bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ, nhiều người lo lắng nếu bệnh cúm A/H1N1 lây lan đến những đối tượng này sẽ ra sao vì thai phụ và trẻ nhỏ mắc bệnh, bệnh có thể sẽ diễn tiến nặng?". Bác sĩ Hồng Nga cho biết hiện Trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện Từ Dũ đã nỗ lực để hạn chế thấp nhất sự lây lan. Khoa nội soi nằm xa khu hậu phẫu của bệnh viện nhưng đến giờ vẫn chưa thể trả lời được ổ dịch này có tiếp tục lây sang những khoa khác hay không.
Theo bác sĩ Hồng Nga, cúm A/H1N1 là một loại cúm thông thường khá lành tính. Những người bình thường mắc không nhất thiết phải uống thuốc đặc trị mà chỉ cần chăm sóc điều trị triệu chứng, sau đó là vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, găng tay, rửa tay sạch sẽ... Tuy nhiên, nếu bệnh nhiễm lên thai phụ, bệnh nhân có những bệnh lý nền như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường, suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ chưa được chích ngừa... nó có khả năng gây diễn tiến nặng.
Đối với các bệnh viện, đề nghị nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân phải tuân thủ phòng hộ cá nhân (đeo găng tay, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên sau khi chăm sóc một bệnh nhân) vì nhân viên y tế cũng có thể là trung gian gây bệnh, hoặc bản thân nhân viên y tế có bệnh sẽ lây sang người khác.
Người xuất viện được lưu ý tránh lây lan cộng đồng
Chị Huỳnh Thị Nhớ (47 tuổi, Bình Định), một bệnh nhân bị sốt do nhiễm cúm, cho biết hiện tại chị đã hết sốt, chiều 3-6 chị được xuất viện. Chị Nhớ cho biết mình bị phát sốt sau ca mổ tử cung. Sau đó, chị được các bác sĩ lấy máu xét nghiệm và dương tính với H1N1. Thời gian bị sốt chị Nhớ cảm thấy nóng khó chịu, người mệt mỏi.
"Những bệnh nhân bị sốt do cúm được xếp vào các phòng riêng trong khu nội soi để bác sĩ dễ theo dõi và điều trị, đồng thời các bác sĩ liên tục kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh nhân cả đêm. Tôi cũng như mọi người được bác sĩ nhắc nhở uống nhiều nước, uống thuốc đúng liều và được hướng dẫn đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh" - chị Nhớ nói.
Theo BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi, trước khi xuất viện, bệnh nhân sẽ được tập trung để được bác sĩ hướng dẫn các biện pháp tự bảo vệ bản thân và người thân, tránh lây lan cộng đồng. Đặc biệt, những trường hợp sau khi về bệnh nhân bị phát sốt, cảm thấy khó thở thì ngay lập tức buộc phải đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để theo dõi và điều trị.
Theo tuoitre.vn
"Hạ gục" cơn đau bụng với loạt nước ép siêu ngon siêu hiệu quả Dưới đây là các loại nước ép tốt nhất giúp chị em không còn "quằn quại" vì đau bụng kinh. 1. Nước ép táo, cần tây, gừng và rau mùi tây Nước ép này giàu chất sắt và canxi và có độ kiềm cao giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. Cách thực hiện: Lấy 2 cây cần tây, quả táo, 1 mẩu...