Làm gì để được chứng nhận VietGAP?
Hiện nay, rất nhiều bạn đọc, doanh nghiệp thắc mắc và đặt câu hỏi, làm gì để được chứng nhận là sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP và việc giám sát quá trình sản xuất đó ra sao.
Xung quanh vấn đề này, NTNN/Dân Việt đã trao đổi với TS Nguyễn Thị Nhung – nguyên Trưởng bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường (Viện Bảo vệ thực vật) về quy trình để được chứng nhận là sản phẩm VietGAP.
Vừa qua, hàng loạt cơ quan truyền thông phát hiện những vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, bà đánh giá gì về thực trạng này?
- Nói thật, bản thân tôi không tin tưởng vào các sản ph ẩm thực phẩm trên thị trường hiện nay, vì mắt thường không thể phân biệt được đâu là sản phẩm sạch và đâu là không sạch. Ngay tại Hà Nội, dù đã hỗ trợ cho sản xuất rau VietGAP, hiện tiêu hết 900 tỷ đồng, nhưng đến nay, nếu được hỏi thì tôi tin là không thể khẳng định được có bao nhiêu địa chỉ sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. Ảnh:Thanh Vũ/TTXVN
Một thực tế nữa là, hiện ở khâu tiêu thụ, người ta cứ làm lẫn lộn rau sạch với rau không sạch. Ví dụ, vụ bán rau cho các trường tiểu học ở Tây Hồ, có 10 phần thì chỉ 1 phần mua của hợp tác xã (HTX) rau sạch, 9 phần là sản phẩm không có nguồn gốc, sau đó các báo đưa tin, 7 trường tiểu học đã không lấy rau nữa.
Hay câu chuyện của nhà cung cấp Nguyễn Thị Tưởng, nằm trên địa bàn đội 3, thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, công suất sơ chế 300kg/ngày, nhưng bán ra thị trường số lượng lên đến hàng tấn mỗi ngày và cung cấp cho các cửa hàng, siêu thị vẫn lấy mác rau sạch. Đó là người kinh doanh đã tự phá vỡ niềm tin của người tiêu dùng đối với các HTX nông dân sản xuất rau an toàn.
Video đang HOT
Với chi phí kiểm nghiệm 3 triệu đồng/mẫu, phải chăng chính kinh phí kiểm nghiệm và chứng nhận VietGAP hiện nay quá đắt nên mới dẫn tới nhiều người không “mặn mà” sản xuất sạch?
- Thực ra, cái khó nhất đối với nông dân chính là đầu ra của sản phẩm luôn bấp bênh nên họ cũng không có nhiều kinh phí dành cho khâu chứng nhận. Chính vì thế, khi chúng tôi hỗ trợ một số mô hình sản xuất VietGAP, có tiền hỗ trợ thì họ tham gia, nhưng tới vụ sau hỏi lại họ bảo không có đủ tiền để chứng nhận. Trong khi, ở khâu lưu thông, người phân phối đã làm mất niềm tin của người tiêu dùng.
Để chứng minh sản phẩm sạch, mới đây nhiều nơi đưa ra cả một loại máy kiểm tra nhanh hoa quả nhưng tôi không tin cái máy này vì chúng tôi phải làm tới 4 chỉ tiêu mới dám công nhận thực phẩm, rau củ quả đó là sạch – thay vì chỉ có một chỉ tiêu là nitrat. Hiện nay, đối với một sản phẩm rau sạch, cần kiểm tra 4 chỉ tiêu là kim loại nặng, nitrat, vi sinh vật gây hại, thuốc bảo vệ thực vật, với chi phí khoảng 3 triệu đồng. Tuy nhiên, theo tôi, nếu người sản xuất làm tốt các công đoạn đảm bảo VietGAP sẽ giảm được chi phí kiểm nghiệm, từ đó giảm được chi phí sản xuất.
Vừa qua, Bộ NNPTNT đã phối hợp với Báo NTNN công bố Chương trình “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”, bà đánh giá như thế nào về chương trình này ?
- Tôi cho rằng, đây là chương trình ý nghĩa, trở thành cầu nối cho nhà sản xuất với người tiêu dùng và tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng rất cần có địa chỉ để nếu khiếu nại về sản xuất hay phân phối sẽ có địa chỉ rõ ràng. Mặt khác, tới đây, từ ngày 1.7, nếu sản xuất gà bẩn, lợn bẩn, rau bẩn sẽ bị xử lý hình sự, người sản xuất sẽ ngày càng nâng cao chất lượng thực phẩm làm cho người tiêu dùng yên tâm hơn nhiều khi động tới cái ăn, cái uống được công bố là địa chỉ sạch thật sự. Hiện nay, thực ra, có nhiều địa chỉ sạch thực sự rồi nhưng chưa được chứng nhận, dù quá trình sản xuất là làm đúng theo VietGAP, về vi sinh vật, kim loại nặng… Bộ NNPTNT chính là “đầu não” về sản xuất nông sản cần phải đứng ra chứng nhận cho họ.
Vậy theo bà, để đảm bảo ngày càng có thêm nhiều địa chỉ sạch, chúng ta cần có giải pháp gì?
- Theo tôi, Bộ NNPTNT phải có thêm những chính sách ưu tiên cho nông dân, hợp tác xã sản xuất và phải tăng cường giúp đỡ họ hiểu đúng thế nào là thực phẩm sạch, thế nào là rau an toàn, thế nào là VietGAP…
Phải giúp người sản xuất nắm rõ quy trình kỹ thuật sản xuất của từng cây trồng để người ta tránh được những dư lượng về thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật, kim loại nặng… thì các sản phẩm của người nông dân sản xuất ra sẽ yên tâm hơn rất nhiều. Nhà quản lý cũng phải giúp đỡ người nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm bởi nông dân không thể tự phân phối tới tay người tiêu dùng, sẽ quá sức của họ.
Xin cảm ơn bà!
Theo Danviet
Người Việt lo ngại, nước ngoài "nhào vô"
Trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam quan ngại với các loại thực phẩm kém an toàn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài lại coi đây là cơ hội đầu tư, kinh doanh đầy tiềm năng.
13 doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn Canada vừa sang Việt Nam để tìm hiểu sâu hơn các cơ hội giao thương.
Trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam quan ngại với các loại thực phẩm kém an toàn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài lại coi đây là cơ hội đầu tư, kinh doanh đầy tiềm năng. Vừa qua, 13 doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn Canada đã sang Việt Nam để tìm hiểu sâu hơn các cơ hội giao thương.
"Xuất khẩu thịt lợn Canada sang Việt Nam năm 2015 đã tăng 230%, đầy ấn tượng. Điều đó cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường đối với các sản phẩm thịt lợn của Canada và cũng minh chứng cho việc người tiêu dùng Việt Nam đặt niềm tin vào chất lượng và sự an toàn của sản phẩm này", Đại sứ Canada tại Việt Nam - David Devine phát biểu.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến Việt Nam để tìm hiểu về cơ hội giao thương với các đối tác trong lĩnh vực thực phẩm. Ảnh: Đầu tư
Ông David Lennarz, Phó chủ tịch Tập đoàn Registrar Corp (Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ - USFDA) cho biết, rất nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam thông qua các dự án sản xuất thực phẩm sạch.
"Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang có xu hướng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc - nơi chi phí sản xuất và lao động đang tăng mạnh - sang các thị trường phía Nam, trong đó có Việt Nam - nơi có rất nhiều tiềm năng trong việc sản xuất thực phẩm", ông Lennarz nói.
Trên thực tế, Registrar Corp đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005. Hiện đơn vị này đã hợp tác với khoảng 400 doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp cũng đang hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ để sản xuất các loại sản phẩm thực phẩm chất lượng cao tại Việt Nam, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Mỹ.
Trong một diễn biến tương tự, theo một số nguồn tin, dù thất bại trong việc mua lại 14% cổ phần chiến lược tại Công ty Vissan, nhưng Công ty CJ Cheil Jedang (Hàn Quốc) cho biết dự kiến sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp, hoặc mua lại một số công ty thực phẩm.
Việc đầu tư thêm sẽ nâng tổng số vốn đầu tư của công ty này lên 900 triệu USD, với mục tiêu biến Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn thứ 2 (sau Trung Quốc) tại nước ngoài của CJ Cheil Jedang. Hiện nay, CJ Cheil Jedang đã có một trang trại, 4 nhà máy chế biến và một điểm bán lẻ tại Việt Nam.
Ngoài ra, Tập đoàn Techna (Pháp) - chuyên sản xuất và cung cấp các loại chất dinh dưỡng cho vật nuôi và cây trồng - cũng đang coi Việt Nam là thị trường chiến lược để mở rộng kinh doanh tại ASEAN. Tập đoàn này đã thành lập Công ty Techna Nutrition Việt Nam vào năm 2012 và dự kiến sẽ xây nhà máy tại đây vào năm 2018. Hiện nay, tất cả các sản phẩm của Techna tại Việt Nam đều được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp.
Trong chiến lược kinh doanh của mình, Techna cho rằng, việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi đang làm giảm sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi gia cầm và lợn của Việt Nam. Do vậy, Tập đoàn này cũng đang đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm an toàn, giúp nông dân cải thiện chất lượng chăn nuôi và bớt phụ thuộc vào các chất kháng sinh.
Trao đổi về làn sóng các doanh nghiệp ngoại đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm sạch tại Việt Nam, ông Nguyễn Vũ Lộc - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (Cần Thơ) cho rằng, trong khi Việt Nam tràn ngập thực phẩm chất lượng kém, thì nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài đã và đang chớp cơ hội này để đầu tư các dự án chuỗi thực phẩm sạch tại Việt Nam.
Theo ông Lộc, Việt Nam có dân số hơn 93 triệu người, với nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, cũng như thu nhập ngày càng được cải thiện. "Điều này giúp các doanh nghiệp nước ngoài củng cố niềm tin rằng, họ sẽ rất thành công tại thị trường Việt Nam", ông Lộc nói.
Theo danviet
Nghịch lý: Thực phẩm sạch khó bán Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sạch ra nước ngoài nhưng bán trong nước lại gặp khó khăn. Gần đây, người tiêu dùng hoang mang trước thông tin về thịt heo, cá nhiễm chất cấm; gà nhuộm chất vàng ô... Vì vậy để mua được thực phẩm sạch, an toàn trở thành nhu cầu cấp thiết. Nắm bắt...