Làm gì để cứu nguy làn da bị cháy nắng?
Trong dịp nắng nóng đỉnh điểm, tại BV Da liễu TƯ nhiều ca cháy nắng đến thăm khám và điều trị.
Nhiều ca cháy nắng tìm đến viện thăm khám trong những đợt nắng nóng đỉnh điểm
Bỏng rát vì cháy nắng
Trở về sau chuyến du lịch biển cùng gia đình, cô gái trẻ N.M.H (Hà Nội) vội vàng tìm đến BV Da liễu TƯ thăm khám vì toàn bộ vùng da hở như cổ, mặt, cánh tay, lưng… đều đỏ lựng, bỏng rát, thậm chí cô không thể đặt lưng nằm xuống giường được. Nguyên nhân do H. bất chấp cái nắng gay gắt bên bờ biển để tạo dáng, chụp ảnh dù đã dùng kem chống nắng.
Các bác sĩ kê đơn thuốc để giảm viêm, hạn chế cảm giác khó chịu do cháy nắng gây ra. Tuy nhiên, sau 1 tuần, hai bên cánh tay của bệnh nhân H. xuất hiện đầy những đốm đen loang lổ – hậu quả của việc tăng sắc tố sau viêm do cháy nắng gây ra.
Chị N.T.K (45 tuổi, nông dân Bắc Giang) tìm đến bệnh viện Da liễu TƯ thăm khám vì toàn bộ vùng mặt và cổ bỏng rát. Được biết thời gian qua, chị K. thường phải ra đồng vào buổi trưa. Dù chị K chủ động trang bị mũ nón và khăn để bảo hộ song nhiệt độ ngoài trời quá cao vào khoảng giờ trưa nên không tránh được tác động của nắng nóng lên cơ thể. Tại bệnh viện chị được chẩn đoán cháy nắng và được chỉ định dùng thuốc điều trị ngoại trú.
Trường hợp của H. hay chị K chỉ là một trong số nhiều bệnh nhân bị cháy nắng tới BV Da liễu TƯ thăm khám trong thời gian gần đây.
Ths.BS Đặng Bích Diệp (BV Da liễu TƯ) cho biết, các bệnh nhân bị cháy nắng hầu hết là những người đi biển, người lao động làm việc nhiều giờ ở ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Cần làm gì cứu nguy làn da bị cháy nắng?
Khi cháy nắng, cần nhanh chóng làm mát vùng da tổn thương bằng nước mát, nha đam, kem dưỡng ẩm..
Video đang HOT
Khi bị cháy nắng, bệnh nhân thường có cảm giác vô cùng đau rát, châm chích ở vùng da tổn thương. Điều này không chỉ gây ra sự bất tiện trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề sức khỏe, thẩm mỹ.
“Vùng da bị cháy nắng có thể để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm, gây sạm da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đặc biệt, tiếp xúc kéo dài với tia UV, theo nhiều nghiên cứu, có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư da”, BS. Diệp cho biết.
Theo các bác sĩ, ngoài điều kiện thời tiết có mật độ tia UV cao, nguy cơ cháy nắng, bỏng nắng dễ dàng xảy ra với nhóm đối tượng có cơ địa nhạy cảm với ảnh nắng hoặc những người đang dùng kháng sinh nhóm Cycline hay sử dụng VIT A Acid…
Khi da bị cháy nắng, bác sĩ Diệp khuyến cáo, bệnh nhân nên làm mát cơ thể bằng cách tắm, chườm khăn mát, đắp nha đam… lên vùng da tổn thương. Lưu ý không chà mạnh lên vùng da này bởi vì da đang nhạy cảm, có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương thêm trầm trọng; không chườm đá trực tiếp dễ gây bỏng lạnh vùng tổn thương. Sau khi làm mát, có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm lên da, đặc biệt là loại kem có chiết xuất nha đam.
Với các trường hợp nặng hơn, cảm giác đau đớn, khó chịu, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định các thuốc chống viêm và giảm đau.
Theo khuyến cáo của BS. Diệp, nặng hơn cháy nắng là tình trạng bỏng nắng với những vùng tổn thương thường rộng, lan tỏa. Bệnh nhân có thể xuất hiện các bọng nước trên da, kèm theo các biểu hiện như sốc nhiệt, buồn nôn, mệt mỏi… Đa phần các bệnh nhân này cần phải đưa vào các khoa cấp cứu, hồi sức để điều trị trước tiên, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng.
Theo baogiaothong
Hà Nội như "chảo lửa": Bác sĩ chia sẻ dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt
Sốc nhiệt là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn ý thức, hôn mê, co giật.
Ảnh minh họa.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là người già, trẻ em, người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư..., những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường...
BS. Nguyễn Thị Nga - Khoa Hồi sức tích cực BV TWQĐ 108 cho biết, chỉ trong 2 tuần đầu tháng 6, khoa Hồi sức tích cực đã tiếp nhận 03 bệnh nhân vào với các triệu chứng: hôn mê sâu, sốt cao trên 40 độ C, trụy tim mạch, tổn thương chức năng gan, thận và rối loạn đông máu nặng.
Các bệnh nhân trên đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước đầy đủ. Khi có biểu hiện choáng ngất và hôn mê, được đưa vào viện đã trong tình trạng sốc nhiệt nặng, tổn thương nhiều cơ quan nghiêm trọng.
Mặc dù đã được cấp cứu điều trị tích cực bằng hạ thân nhiệt, lọc máu liên tục..., tuy nhiên vẫn dẫn tới tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề về thần kinh, hôn mê kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết
Những người lao động, hoạt động trong thời tiết nắng nóng, có thể có các triệu chứng ra mồ hôi nhiều, đau cơ, yếu cơ, chuột rút, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn hoặc ngất. Nếu có biểu hiện sốt cao từ 39 - 40 độ C, da khô, nóng, rối loạn ý thức như mê sảng, co giật, hôn mê, là biểu hiện tiến triển đến sốc nhiệt. Đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay, đồng thời gọi ngay tới đơn vị cấp cứu để đưa đến các cơ sở y tế kịp thời.
Việc phát hiện và xử trí tại chỗ khi xảy ra say nắng hoặc sốc nhiệt là cực kỳ quan trọng vì thân nhiệt cao kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục.
Cấp cứu tại chỗ
Nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nắng nóng vào nơi mát mẻ.
Đặt nạn nhân nằm xuống, cởi bớt quần áo.
Sử dụng nước lạnh hoặc khăn ướt phủ lên toàn bộ cơ thể đồng thời dùng quạt thồi vào để tăng cường hạ nhiệt.
Cho uống nước ngay nếu còn tỉnh và không nôn nhiều.
Gọi ngay xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Trên đường vận chuyển
Mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương.
Tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể.
Truyền dịch tĩnh mạch nếu có thể. Theo dõi sát nhiệt độ cơ thể.
Sốc nhiệt có thể gây biến chứng cho tất cả các cơ quan trừ tụy
Tim mạch: Nhịp nhanh xoang, tụt HA, thay đổi ST-T, tăng men tim, thủng cơ tim
Phổi: Phù phổi, sặc, kiềm hô hấp và ARDS
Thận: Tiêu cơ vân, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp
Điện giải: Hạ kalimáu, tăng kali máu, hạ calci máu, tăng natri máu, hạ đường huyết, tăng uric máu
Huyết học: Rối loạn đông máu, DIC
Thần kinh: liệt nửa người, hôn mê, mất trí nhớ, thay đổi tính cách, thất điều, thất ngôn
Gan: Vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan
Tiên lượng xấu tỉ lệ với thời gian từ lúc tăng thân nhiệt tới lúc được điều trị, điều trị sớm, bù dịch đầy đủ, điều trị tích cực biến chứng, tỉ lệ sống đạt trên 90 %. Những trường hợp bị hoại tử tế bào gan, rối loạn đông máu, toan lactic, hôn mê hơn 4h, suy thận và tăng thân nhiệt kéo dài thì nguy cơ tử vong rất lớn.
Theo infonet
Hôm nay nắng nóng trên 41 độ C, coi chừng kiệt sức, đột quỵ Các chuyên gia cảnh báo nắng nóng gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ khi con người tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Ngày 22/6, ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây mở rộng về phía Đông Nam với đới gió Tây Nam, gây hiệu ứng Phơn mạnh nên các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp...