Làm game phong trào tại Việt Nam đang chết dần chết mòn
Có một sự thật là cộng đồng game dev nước nhà trong khoảng 1 năm gần đây tụt dốc không phanh.
Khi nghe đến sản xuất game, thông thường người ta sẽ nghĩ ngay đến những công ty hoặc nhóm phát triển chuyên nghiệp, tuy nhiên có một sự thật là phong trào làm game không chuyên cũng đóng góp một phần rất lớn vào số lượng trò chơi “made in Việt Nam”. Tác giả của những tựa game này thường còn đang là học sinh, sinh viên và họ cống hiến hoàn toàn vì đam mê.
Một trong những game “made in Việt Nam” được làm bằng RPG Maker XP.
Cách đây khoảng 3, 4 năm, có thể nói cộng đồng game dev tại dải đất hình chữ S hết sức đông đảo và nhiều nhiệt huyết. Đó cũng là lúc mà hàng loạt trò chơi mini nhập vai như Nam Quốc Sơn Hà, Final Sword, Ngũ Kỳ Châu… xuất hiện, đánh dấu thời kỳ đỉnh cao của RPG Maker và Game Maker – 2 engine game cho người mới bắt đầu.
Ngày nay, ai ai cũng vui mừng khi nhiều studio phát triển game mọc lên tại Việt Nam, cả chính quy như VTC Studio, VNG Studio South… lẫn tự túc như Emobi, MusicKing… Thế nhưng khi chợt nhìn lại phong trào không chuyên thì chỉ còn nỗi buồn lớn.
Tụt dốc không phanh
Như trên đã nói, thời kỳ thịnh nhất của cộng đồng game dev nước nhà đã qua từ lâu. Còn nhớ khoảng năm 2007, 2008, rất nhiều dự án không chuyên xuất hiện (cả 2D lẫn 3D), thậm chí một số lão làng còn ấp ủ ý định phát triển hẳn một engine nội địa, thế nhưng tất cả cứ nhạt nhòa dần rồi trôi theo năm tháng.
Các thành viên chủ chốt tại forum gamedev.vn thời còn thịnh vượng…
Đơn cử như diễn đàn gamedev.vn, đây là nơi tụ họp của rất nhiều bạn trẻ yêu thích phát triển game, đồng thời cũng là forum lớn nhất về thể loại này tại Việt Nam với nhiều tài liệu đáng quý. Vậy mà trong khoảng 1 năm trở lại đây nơi này vắng như “chùa bà đanh”, hiếm ai còn lui tới và nay đã tạm thời đóng cửa để nâng cấp.
“Thực ra forum đóng cửa là để nâng cấp phiên bản mới, nhưng mình đang tính cách làm khác vì lâu nay vắng vẻ quá, mở lại mà vẫn như thế thì chẳng thà bỏ cho xong”, anh Dương, admin diễn đàn gamedev.vn tâm sự. Âu đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều bậc lão thành đam mê ngành sản xuất trò chơi trong nước.
Video đang HOT
… tới nay tất cả đã ra đi, forum cũng đóng cửa hàng tháng trời.
Việc một forum cổ vũ cho phong trào làm game không chuyên sắp chết cho thấy sự bi đát của cộng đồng này. Việt Nam có tới hàng triệu game thủ nhưng thật khó kiếm được vài nghìn người đam mê phát triển loại hình giải trí hấp dẫn ấy.
Vì đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình cảnh trên, một phần do khâu đào tạo trong nước còn thiếu thốn (mới chỉ có NIIT Game development và VTC Academy) và còn mang tính dò dẫm, một phần do cái nhìn của xã hội với ngành nghề mới còn tương đối tiêu cực. Thậm chí nhiều người còn cho rằng làm game chỉ là nghề tiêu khiển mà không biết rằng nó vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, ngẫm nghĩ sâu xa thì cái chính vẫn là khả năng đào sâu tìm tòi của giới trẻ Việt. Cách đây 3, 4 năm các engine như RPG Maker hay Game Maker rất dễ làm quen nên lượng game mọc lên nhiều, đến khi chúng bắt đầu lỗi thời thì hiếm ai dám chuyển lên tìm hiểu các engine tầm trung (ví dụ như 3D Game Studio, Unity, Silva…).
Thiên Vân Chiến Quốc, tựa game 3D hiếm hoi do cộng đồng không chuyên làm nên.
Engine cũ đã lỗi thời không còn làm ra được các dự án thu hút (hoặc đã quá “nhạt”), trong khi engine mới chẳng có ai đụng đến vì khó, chính vì thế rất dễ hiểu khi cộng đồng game dev không chuyên ngày càng bé lại rồi đứng trên bờ tuyệt chủng. Dĩ nhiên, sẽ chẳng ai muốn bỏ công bỏ sức tìm tòi khi không thấy trước được tương lai tươi sáng cho mình.
“Mình cũng muốn nghiên cứu làm game 3D lắm, nhưng ngặt nỗi nghề này giờ còn khó kiếm sống quá nên đành bỏ, tập trung vào nghề nào kiếm tiền nhanh đã”, nhiều bạn trẻ tâm sự, băn khoăn của họ là hoàn toàn có lý.
Nên buồn hay nên vui?
Rõ ràng, phong trào làm game nội địa xuống cấp khó có thể là tin vui, thế nhưng ngẫm nghĩ lại, chưa hẳn nó đã đáng thất vọng. Hãy thử vận dụng nguyên lý “đào thải” sẽ thấy rõ lập luận ấy là chính xác.
Cụ thể, lượng người say mê với các engine tầm thấp thì nhiều nhưng tầm trung lại thiếu vắng cho thấy đang có sự phân hóa rõ ràng về trình độ. Những ai đã bứt hẳn lên thì họ sẽ tìm thấy nhiều cơ hội cho mình tại các studio mới thành lập, vì lượng ứng viên không nhiều nên quá trình xin việc cũng dễ dàng hơn.
Sự phân hóa là cần thiết khi thị trường đang bước sang giai đoạn mới.
Hơn nữa, mối nguy hại chỉ thực sự rõ ràng nếu phong trào không chuyên thì mạnh mà chuyên nghiệp lại tụt lùi, còn tại Việt Nam lúc này thì mọi chuyện đang đi theo hướng ngược lại, vì thế chẳng có lý do gì để phải buồn cả. Có chăng chỉ là mối lo ngại rằng một mai khi lớp “già” đã nghỉ hết thì chưa có lớp “trẻ” vốn đã tham gia trong các phong trào không chuyên kế cận mà thôi.
Kết lại, chúng ta dường như đang trong giai đoạn chuyển mình từ một thị trường game hoàn toàn chỉ biết tới tiêu thụ sang tự sản xuất, vì thế những biến động trong cộng đồng game dev nghiệp dư là hoàn toàn dễ hiểu. Hy vọng một ngày không xa, cả hai nhánh chuyên nghiệp và không chuyên sẽ cùng sánh vai phát triển mạnh mẽ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bộ ngũ studio làm game "hứa hẹn" sẽ gia nhập Sony
Gần đây Sony đã tuyên bố mua lại Washington studio để gia nhập nhóm phát triển của mình. Rất có thể Quantic Dream, Insomniac và ngay cả CCP cũng nằm trong danh sách đó.
Sony Corporation được thành lập vào tháng 5 năm 1946 tại Nihonbashi, Tokyo. Ban đầu, công ty mang tên Tokyo Tsushin Kogyo K.K, đến tháng 1 năm 1958 mới chính thức đổi tên thành Sony. Hai nhà sáng lập ra công ty này là Masaru Ibuka và Akio Morita với số vốn ban đầu 190.000 yên. Sony chính thức trở thành một công ty chuyên về các mặt hàng tivi, máy ảnh, máy tính xách tay, đồ điện đồ dân dụng, bộ trò chơi PlayStation...
Ngày nay, với danh mục trên 5000 sản phẩm, Sony tự hào là nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới, một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực chế tạo máy tính, viễn thông và dịch vụ Internet. Không chỉ có vậy, Sony còn là nhà sản xuất kinh doanh hàng đầu thế giới về âm nhạc và điện ảnh, với các hoạt động như Sony Picture Entertainment, Sony BMG...
Để "khuếch trương" hơn nữa vị thế cũng như tiềm lực của mình, Sony đã mua lại nhiều studio phục vụ cho việc phát triển. Công ty này đã công bố một danh sách lên tới 16 studio, tuy nhiên, những studio được kể tên dưới đây được đánh giá có nhiều khả năng nhất "gia nhập" tập đoàn Sony.
Quantic Dream - Paris - Pháp
Đây là hãng phát triển game của Pháp đặt trụ sở tại Paris, được thành lập năm 1997. Giám đốc điều hành của studio này là ông David Cage. Mối quan hệ hợp tác lâu dài với Sony từ lâu cũng đã được đề cập tới.
Novarama - Barcelona - Tây Ban Nha
Novarama Technology được thành lập vào tháng 7 năm 2003, chuyên về những game mang tính sáng tạo cao, tiêu biểu nhất là Invizimals năm 2009, ứng dụng trên PSP. Nhà phát triển của Invizimals cho biết, gần đây studio này đã ký hợp đồng thỏa thuận độc quyền với Sony. Tuy nhiên thỏa thuận này chưa khẳng định gì cho việc mua lại hoàn toàn Novarama của Sony.
Housemarque - Helsinki - Phần Lan
Đây là công ty về game lâu đời nhất còn hoạt động tại Phần Lan, xuất hiện từ năm 1995. Housemarque là sự sát nhập của hai công ty nhỏ hơn là Terramarque và Bloodhouse. Việc mua lại studio này sẽ là một quyết định khôn ngoan đối với Sony trong thời đại kỹ thuật số ngày càng phát triển như hiện nay.
CCP Games - Reykjavík - Iceland
CCP được thành lập tháng 6 năm 1997 bởi Reynir Harðarson, Þorolfur Beck và Ívar Kristjánsson. Chuyên về lĩnh vực MMO, sau một thời gian phát triển Eve Online, CCP tiếp tục cho ra mắt một game phát hành tại Iceland là Hættuspil ("Danger Game"). Hiện tại CCP có trong tay ba sản phẩm MMO là Eve Online, World of Darkness và Dust 514 và hàng chục triệu mỗi năm thu được từ Eve. Sony đã ký kết thỏa thuận độc quyền FPS Dust 514 cho PlayStation, và bằng cách nào đó sẽ làm cho game tương tác được với Eve Online.
Insomniac Games - California - US
Thành lập năm 1994, Insomniac đã sản xuất khá nhiều game cho PS, PS2 và PS3 với những cái tên như Ratchet & Clank, Resistance...Sản phẩm game thứ 5 ứng dụng trên PS3 là Ratchet & Clank Future : A Crack In Time đã bán được tổng cộng 35 triệu bản trên toàn thế giới. Ngày 25/5/2010, Insomniac quyết định ký kết hợp đồng mới với EA để sản xuất game ứng dụng trên Xbox 360. Insomniac luôn muốn có tiếng nói của riêng mình, nên thỏa thuận mua lại mà Sony đang hướng tới dường như là không thể. Tuy nhiên việc hợp tác với EA hiện nay cũng gặp một số khó khăn, vì vậy lời "đề nghị" của Sony xem chừng khá hấp dẫn vào thời điểm này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Chúng tôi làm game hướng tới tính giải trí thay vì cày cuốc' Trưởng nhóm ICPro tâm sự về xPet, dự án webgame do họ tự phát triển. Nhóm ICPro được thành lập từ năm 2010 và gồm 6 thành viên. Đa số đều là những bạn trẻ mới tốt nghiệp trường Đại học Công nghệ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành công nghệ thông tin và chưa có kinh nghiệm về làm...