Làm game hay ở Việt Nam: Vừa nghèo lại vất vả (Phần cuối)
Trước khi bàn tiếp câu chuyện ở phần 1 , chúng ta hãy cùng nhau thống nhất lại một quan điểm về từ “ làm game” ở trên tittle bài viết mà các bạn đọc. Làm game, không chỉ sử dụng để chỉ công việc lập trình và phát triển game. Làm game, dùng để chỉ tất cả những công việc đặc thù của ngành game, trong đó mua và phát hành cũng không phải ngoại lệ. Thực chất, so với việc phát triển game, vai trò của phát hành game không hề kém hơn chút nào.
Trở lại câu chuyện của chúng ta về nỗi khổ của các nhà phát hành với câu chuyện game đỉnh. Rõ ràng, không khó để nhận ra những yếu tố khiến nó không hấp dẫn như: chi phí lớn, khó khăn vất vả. Thêm vào đó, rủi ro là điều xuất hiện quá nhiều trong vòng đời của một MMO đỉnh.
Rủi ro phát hành
Thật sự, quá trình chạy một client game phức tạp hơn webgame rất nhiều. Một game đỉnh, còn phức tạp hơn gấp nhiều lần. Ngoài vấn đề cần nhiều server hơn, tốn tài nguyên hơn thì những rủi ro về server là thường xuyên.
Thường thì, với những MMO đông người chơi, một server bạn nhìn thấy trong game thường phải sử dụng từ 3 đến 5 máy chủ. Một số game sử dụng biện pháp ghép cụm phức tạp hơn nhiều. Và hãy tưởng tượng, chỉ một trong số các máy chủ này có vấn đề, lập tức game sẽ bị ảnh hưởng nặng và thiệt hại sẽ rất lớn. Ngay cả việc khôi phục lại sau sự cố cũng phức tạp hơn phát hành webgame hay những social game trên nền tảng khác rất nhiều.
Rủi ro tài chính
Chi phí ban đầu của một client game rất lớn: từ chi phí bản quyền, chi phí server, chi phí nhân lực… rất lớn. Điều này kéo theo việc muốn đảm bảo hoạt động kinh doanh, nguồn thu từ các game đỉnh cũng phải lớn tương ứng. Mà để có được doanh thu lớn, tiền đầu tư cho việc marketing cũng lớn. Và thế là chi phí đầu vào lại lớn hơn. Rủi ro từ việc không thu đủ từ sản phẩm càng đặt nặng lên vai những game đỉnh.
Lấy một ví dụ như thế này, chi phí để phát hành 1 webgame tầm tầm vào khoảng vài trăm triệu, game đỉnh thì 1 2 tỷ là nhiều. Thậm chí, một số webgame nho nhỏ, tiền đầu tư ban đầu còn thấp hơn nữa. Vậy, doanh thu kỳ vọng từ một webgame chỉ khoảng 1 tỷ. Và để có được số này, với mức trung bình mỗi người chơi chỉ chi trung bình 20.000 đồng mỗi tháng, trong 5 tháng với 10.000 người chơi sẽ hoàn vốn 1 webgame lớn, 1000 người với webgame nhỏ, một con số hoàn toàn khả thi và ít rủi ro.
Nhưng làm game đỉnh, tiền lúc đầu vứt vào game không dưới 10 tỷ. Để thu lại được 10 tỷ, với giả sử doanh thu trên người chơi gấp đôi, thì số người chơi cũng phải gấp 5, một con số quá nhiều rủi ro.
Video đang HOT
Rủi ro nội dung
Đầu tiên, các game hay , game đỉnh thường khó tránh khỏi việc đôi khi có một chút nội dung có chút tính đối kháng. Mà đối kháng, đôi khi rất dễ bị quy kết thành bạo lực.
Thứ hai, các game hay thường được làm cho thị trường Bắc Mỹ và châu Âu (bởi doanh thu, thị hiếu) chúng đôi khi chưa đựng những tình tiết, nội dung không phù hợp với văn hóa Việt.
Thứ ba, muốn làm game hay, ngoài những thứ game sẵn có, phải thiết kế thêm những event, hoạt động phù hợp với gamer. Mà nói thật, thị hiếu của gamer Việt khó nói lắm. Đôi khi, vì cố làm phù hợp, các NPH phá hỏng game.
Thứ tư, game đỉnh, đồng nghĩa với việc số lượng người thực sự hiểu sâu về game rất ít. Mà họ cũng không chịu làm vị trí hỗ trợ lương ba cọc ba đồng. Như mấy game ở Việt Nam bây giờ, thuê đội hỗ trợ game dễ vì nói thật, chơi vài ngày là hết sạch game rồi. Mà không có hỗ trợ tốt, những rủi ro về mặt nội dung càng lớn.
Và những câu chuyện khác
Làm một game hay, tôi tự tin là chúng tôi hoàn toàn có thể. Những anh chị em trong ngành, nhiều người cho đến tận bây giờ vẫn tiếp tục ước mơ về một thị trường game Việt vững mạnh hơn. Nhưng, sống, ai chả cần tiền. Có thể chúng tôi không cần quá nhiều tiền nhưng việc đảm bảo cuộc sống của hàng ngàn anh em trong ngành, sự cạnh tranh khủng khiếp từ những sản phẩm “mỳ ăn liền”, chúng tôi đâu có cơ hội để làm điều đó.
Nghe có vẻ “xôi thịt” nhưng tiền vẫn là yếu tố quan trọng. Liệu có ai làm một dự án chắc chắn lỗ, vất vả và đầy rủi ro như thế này không? Trong khi các dự án “mỳ ăn liền” lại hái ra tiền? Câu trả lời xin dành cho các bạn.
Theo Game Thủ
Làm game hay ở Việt Nam: Vừa nghèo, vừa rủi ro lại vất vả
Hôm kia, tôi đã thực hiện bài viết đề cập đến một thực trạng của Việt Nam với tựa đề: Dễ chơi cũng được nhưng đừng làm mỳ ăn liền, Điều tôi và có lẽ là nhiều game thủ khác nữa mong muốn là các NPH có thể nâng cao chất lượng game trong thời gian tới. Rồi hôm qua, tôi có một cuộc nói chuyện với thành viên của một NPH khá lớn trong nước (xin được giấu tên) về vấn đề được đề cập trong bài viết từ một góc nhìn chân thực từ một người làm game tại thị trường game Việt lâu năm. Xin nhắc lại một lần nữa, để đảm bảo quyền lợi cho nhân vật, tôi xin không tiết lộ thân phận của nguồn.
"Có phải không ai muốn làm game hay đâu"
Thật ra đã có không ít NPH game cố gắng và đã đưa được không ít game hay thuộc hàng đỉnh của thế giới về Việt Nam. Có thể kể ra đây một số cái tên như Atlantica (của VTC), GE (của FPT)... Bản thân những game này, đều đã gặt hái không ít thành công và được đánh giá rất cao ở thị trường nước ngoài.
Game chất lượng cao thường thất bại tại Việt Nam.
Thật ra, một phần rất lớn các lãnh đạo của các công ty game, đặc biệt là vị trí trưởng dự án đều xuất phát từ các game thủ kỳ cựu và có tiếng ra cả. Ví dụ nổi tiếng nhất chắc ai cũng biết là anh Lê Hồng Minh - CEO, chủ tịch HĐQT VNG rồi anh Zit (Zit.VIE, leader VIE, Bùi Minh Phương - Giám đốc khối sản phẩm Kiếm Thế VNG) hay anh Linh Nồi (Shaiztan VIE, Nguyễn Mạnh Linh - giám đốc Sgame, trưởng dự án đầu tiên của Linh Vương...).
Không ai phủ nhận tình yêu và tâm huyết của họ đối với làng game Việt và không ít người trong số họ ấp ủ nhiều hoài bão về một thị trường game tuyệt vời. Một "chia sẻ" nho nhỏ, sản phẩm đầu tiên mà anh Minh định mang về Việt Nam không phải là VLTK mà là một game khá "khủng" của Hàn Quốc.
Thật ra, làm game hay cũng rất có lợi với các NPH. Nếu doanh thu tốt, người chơi ủng hộ, game thành công thì danh tiếng của NPH cũng lên như diều gặp gió. Nhưng vì sao không ai làm, hay không thể làm được.
Gió đã không có, lại còn toàn bão
Dù thích hay không thích thì sự thật này ai cũng phải chấp nhận: tất cả các hãng game online đều làm game để kiếm tiền và đó cũng là mục đích cuối cùng của việc làm game. Bạn đừng nghĩ sự thật này là xấu và khó chịu bởi bạn biết rằng, hầu hết các hãng game lớn ở Việt Nam bây giờ (trừ VTC) đều có xuất phát điểm rất thấp. Hơn nữa, nếu làm game không vì tiền mà làm vì... lý do khác thì cũng hỏng.
Xét về tài chính, game đỉnh về nước nói thật chỉ có đường... cạp đất mà ăn. Thứ nhất, các game muốn xịn phải không có hoặc có rất ít khoảng cách giữa các mức nạp tiền. Chuẩn nhất là những game thu phí giờ chơi bởi sẽ không có sự chênh lệch giữa người này và người kia, chuẩn nhì là chỉ thu phí đồ trang trí (không ảnh hưởng đến sức mạnh, mặc vào cho đẹp). Mà không nói thì ai cũng biết, ở Việt nam thu tiền theo kiểu này chỉ có nước lỗ nặng.
Quá khó để chiều được sở thích game thủ nội địa.
Thứ hai, game hay thì cái sự chênh lệch giữa cày và không cày phải là rất ít, chủ yếu là kỹ năng thực sự của người chơi. Lấy ví dụ WoW, max level rất nhanh và đó là chuyện ai cũng dễ dàng đạt được, quan trọng để trở thành 1 WoW player giỏi là kỹ năng và trình độ của bản thân chứ không phải là thời gian cày. Mà đó, ở Việt Nam, không cày được có ma chơi. Game mới max level 1 2 ngày đã thấy kêu loạn lên rồi.
Thứ ba, game thủ nhà mình rất ghét động não. Mà game hay thế nào được khi không phải động não. Đồng ý là có cách làm game dễ vẫn hay nhưng cái quan trọng trong GO lại là khoảng cách người chơi. Làm game thế nào cho tất cả ai chơi cũng như nhau thì sao mà hay được. Game đỉnh thì kêu đau đầu trong khi lại chơi và nạp tiền cho những game suốt ngày chê...
Mà chi phí thì lớn
Chạy một webgame, dù là webgame to nhất cũng không khó bằng chạy một client game nhỏ. Riêng về mặt server, một server chứa được tầm 2000 người của một game MMORPG 3D thừa sức phục vụ một webgame. Nói chung, để phục vụ một lượng người chơi như nhau, các game đỉnh đồ họa đẹp ngốn tài nguyên (server) cỡ khoảng trên 20 lần webgame.
Rồi thì chi phí mua bản quyền game. Làm webgame hết 6 tháng là nhiều, trong khi client game tầm tầm cũng ngốn 2 3 năm mà nhân sự lớn hơn nhiều. Nhất là còn làm game đỉnh nữa, 2 3 năm với khoảng vài trăm người may ra xong một game và tất nhiên, giá của các game này cũng đắt hơn webgame rất nhiều.
Webgame về nhiều là vì nó không nhiều rủi ro.
Chưa kể chi phí bảo mật, chi phí hỗ trợ khách hàng. Càng làm game to, càng nhiều câu hỏi, càng phải quan tâm chống hack, mà dân ta thì em biết đó, hack nhiều không nhất thì cũng nhì thế giới. Đưa game về bao nhiêu tiền và công sức ngồi chống hack cho đủ.
Rồi còn chi phí quảng cáo, chi phí để người chơi cài đặt game... Muôn thứ tiền để phát hành một game tử tế. Làm một game tầm cỡ, tốn lắm, gấp hàng chục, có khi cả trăm lần làm một webgame. Rồi sau này còn chi phí thiết kế event, giải đấu... lắm điều phức tạp.
Chưa kể, quy trình xin giấy phép đâu phải dễ. Qua được quy trình duyệt của cơ quan có thẩm quyền cũng là cả một quá trình đó. Làm nhanh thì 3 tháng, không thì 6 mà bây giờ thì là chịu.
Trong phần 2, chúng ta sẽ cùng nghe tiếp tâm sự của nhân vật này về sự rủi ro và tiếp tục câu chuyện tại sao game đỉnh không có cửa tại Việt Nam.
Theo Game Thủ
Loạt nội dung Việt hóa mới của Vua Hải Tặc Những ngày gần đây, thông tin về sự xuất hiện của Vua Hải Tặc tại VN đang thu hút nhiều chú ý của cộng đồng, trong đó có không ít những fan của bộ truyện One Piece. Đặc biệt từ khi NPH trò chơi cho ra mắt trailer Việt hóa, cộng đồng càng trở nên xôn xao hơn, những băn khoăn, thắc mắc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý

Loạt game bom tấn bất ngờ giảm giá sốc, chỉ 2$ mỗi trò

Nhận miễn phí một tựa game trị giá 200.000 đồng, game thủ chỉ mất một click duy nhất

Ubisoft hé lộ lộ trình ra mắt loạt game Assassin's Creed trong 6 năm tới, có thêm cả một game di động siêu phẩm

Keria khẳng định T1 sẽ trở lại đầy mạnh mẽ trong tương lai nhờ được Riot "tiếp tay"

Chiến thắng của TSW khiến fan VCS tranh luận dữ dội

Chưa từng bỏ tiền túi mua bất kỳ game nào, người chơi bất ngờ khoe bộ sưu tập game ấn tượng, hơn 200 trò

Ba tựa game siêu lén lút, người chơi phải trả giá đắt nếu tạo ra "tiếng động"

LCK cần cẩn thận, T1 đang có dấu hiệu trở lại

Bom tấn hay nhất năm 2025 bất ngờ bị "phốt" lỗi không ngờ, game thủ đặt ra vô số giả thuyết

Game bom tấn thế giới mở quá tự do, người chơi đầu độc cả thành phố, hạ gục hết NPC và cái kết không tưởng

LazyFeel tiếp tục phong độ cao, T1 "nằm không cũng bị vạ lây"
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025
Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ
Pháp luật
22:13:35 06/05/2025