Lạm dụng nước rửa tay khô trong mùa dịch COVID-19: chuyên gia cảnh báo có thể gây tổn thương đến đôi tay
Bác sĩ da liễu Trịnh Bạch San (Đài Loan) chỉ ra rằng, những người có làn da dị ứng nếu dùng nước rửa tay khô nhiều rất dễ mắc bệnh chàm hoặc viêm da tiếp xúc.
Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát mạnh, ngoài việc đeo khẩu trang thì chuyện vệ sinh tay sạch sẽ cũng là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus corona mới thông qua các giọt bắn (nước bọt) từ miệng người mắc bệnh. Lúc này, nếu nắm rõ cách rửa tay đúng thì bạn có thể tránh được nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, khi lạm dụng quá nhiều nước rửa tay khô thì những người có làn da dị ứng rất dễ bị nổi mẩn ngứa, đỏ da. Thậm chí, trong trường hợp xấu còn gặp phải hiện tượng da tay bong tróc, thô ráp, dẫn tới bệnh chàm, viêm da tiếp xúc.
Bác sĩ da liễu Trịnh Bạch San.
Theo bác sĩ da liễu Trịnh Bạch San (Trung tâm y tế Cơ Mỹ – Đài Nam, Đài Loan) cho biết, các thành phần trong nước rửa tay khô có chứa nhiều cồn hơn nên sẽ làm cho da dễ bị khô, gây kích thích, khó chịu. Đặc biệt, sau khi nước rửa tay khô lại trên da thì cồn cũng cũng sẽ bay hơi. Điều này làm độ ẩm trên da bị thiếu hụt, gây tổn thương cho da khi sử dụng quá thường xuyên.
Vì vậy, bác sĩ Trịnh Bạch San cũng kiến nghị mọi người nên cố gắng rửa tay dưới vòi nước sạch thay vì lạm dụng nước rửa tay khô hay khử trùng bằng cồn, nhất là với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị mẩn đỏ. Ngoài ra, sau khi rửa tay dưới vòi nước cũng nên bôi thêm kem dưỡng da để giữ ẩm cho da. Nhờ đó, làn da sẽ được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn.
Bác sĩ Trần Hiểu Quy
Bên cạnh đó, bác sĩ Trần Hiểu Quy (Khoa Y học Cổ truyền) còn giải thích thêm rằng, khoảng thời gian dài tiếp xúc với các chất tẩy rửa hay sử dụng nhiều cồn, nước rửa tay khô có thể phá vỡ tuyến bã nhờn trên bề mặt da, từ đó gây mẩn ngứa. Đặc biệt, sau khi nước rửa tay khô lại, làn da sẽ mất đi độ mềm mịn, xuất hiện các nếp nhăn, vết nứt và bong tróc.
Để vệ sinh bàn tay sạch sẽ ở nơi không có nguồn nước sạch, bác sĩ Trần Hiểu Quy gợi ý mọi người có thể dùng 500ml nước, hòa thêm 3ml tinh dầu tràm nguyên chất rồi khuấy đều lên là có thể dùng để rửa tay. Đây cũng là một biện pháp hữu ích giúp phòng chống COVID-19.
Rửa tay như thế nào để hạn chế nguy cơ lây nhiễm
Các chuyên gia đều khuyến cáo rằng, rửa tay thường xuyên là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh lây nhiễm virus corona mới. Bởi một trong những đường lây của virus là thông qua việc tiếp xúc với đôi bàn tay. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết cách rửa tay đúng cách để mang lại hiệu quả ngăn ngừa tốt nhất.
Dưới đây là hướng dẫn rửa tay ngoại khoa được bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ:
Source (Nguồn): Ettoday, Health
Cảnh báo mua nhầm nước rửa tay sát khuẩn phòng dịch Covid-19 'dỏm'
Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, sản xuất dung dịch rửa tay sát khuẩn "dỏm", bán hàng không rõ nguồn gốc. Chuyên gia cảnh báo, sử dụng nhầm nước rửa tay sát khuẩn 'dỏm' không chỉ mất tiền mà còn rước thêm bệnh.
Sử dụng nước rửa tay đạt chuẩn để đảm bảo diệt khuẩn, bảo vệ sức khỏe - Ảnh: Duy Tính
Vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 8, TP.HCM kiểm tra một công ty mỹ phẩm (ở P.11, Q.Tân Bình), phát hiện công ty này đang sản xuất gel rửa tay sát khuẩn không có tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa. Đội đã lập biên bản giao công ty bảo quản 5.000 chai gel rửa tay để xử lý.
Tiếp đó, Đội Quản lý thị trường số 12 cũng đã kiểm tra một công ty ở P.5, Q.Gò Vấp và phát hiện công ty này đang kinh doanh nước rửa tay diệt khuẩn dạng gel không nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được phép lưu hành.
Lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để làm nước rửa tay làm "dỏm" bán ra thị trường không chỉ khiến người dân tốn tiền mà còn gia tăng nguy cơ mang bệnh do nước sát khuẩn này không diệt được virus, vi khuẩn.
Hậu quả tai hại khi mua nhầm nước rửa tay giả, kém chất lượng
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là hiệu quả
Chuyên gia hóa học Nguyễn Đình Độ cho biết, nước rửa tay khô và nước rửa tay dạng lỏng thường là hai mặt hàng gần đây rất hút hàng trên thị trường do dịch bệnh Covid-19. Cả hai loại đều có tác dụng khử mùi, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, trong đó nước rửa tay khô được ưa chuộng vì tiện lợi.
Theo chuyên gia, thành phần chế tạo nên nước rửa tay khô gồm ethanol (có khả năng thẩm thấu cao, đi qua màng tế bào gây đông tụ protein làm chết vi khuẩn); chất ô xy hóa (như nước ô xy già, triclosan... giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn); glycerol (giúp da không bị khô); gel (giúp làm đặc) và màu, mùi.
Tuy nhiên, gần đây, một số cơ sở lợi dụng dịch bệnh Covid-19, chạy theo lợi nhuận đã sản xuất các loại nước rửa tay khô không tuân thủ nguyên tắc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Chẳng hạn, họ chỉ dùng hai thành phần là ethanol và gel làm nên nước rửa tay khô, bỏ qua các thành phần quan trọng và giá thành khá cao là glycerol và các chất ô xy hóa.
Chuyên gia lưu ý, nước rửa tay thường có nhiều loại, đơn giản nhất là dung dịch ethanol 70o hiệu quả diệt khuẩn cao. Tuy nhiên, nhiều người thích dùng ethanol cao độ hơn trong rửa tay, chẳng hạn dùng ethanol 96o, vì nghĩ nó sẽ sát trùng tốt hơn. Điều này không đúng, vì nếu dùng dung dịch ethanol từ 75o trở lên sẽ làm protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh, hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nhưng cũng lưu ý, nếu dùng thấp hơn 70o thì hiệu quả sát trùng không cao.
Chuyên gia Nguyễn Đình Độ khuyến cáo, hiệu quả nhất vẫn là sử dụng xà phòng và nước sạch để rửa tay thường xuyên, đúng với khuyến cáo của ngành y tế.
Theo thanhnien.vn
Nếu bạn đang nghĩ tắm nước nóng tốt, diệt COVID 19, cần xem lại ngay điều này Nhiều người nghĩ tắm nước nóng càng lâu càng tốt, thậm chí mách nhau tắm nước nóng diệt được COVID - 19. Thói quen tắm nước nóng tốt cho sức khỏe nhưng ngược lại gây hại khi làm điều dưới đây. Gần đây, trên mạng xã hội truyền nhau về việc tắm nước nóng diệt COVID - 19. Thực tế, việc tắm nước...