Lạm dụng nha đam có thể bị yếu cơ, đau bụng
Sử dụng quá nhiều nước ép nha đam có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến các tác dụng phụ khác nhau như tiêu chảy, đau bụng, yếu cơ, sưng cổ họng…
Nha đam là chất trong suốt, giống như gel được tìm thấy bên trong lá của nó. Gel nha đam được tạo thành từ khoảng 96% nước và chứa vitamin A, B, C và E.
Nha đam là một nguyên liệu làm đẹp phổ biến. Nha đam không chỉ mang lại lợi ích trong việc làm đẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe khác.
Nha đam được biết đến trong việc chữa bệnh tiểu đường, viêm gan, giảm cân, bệnh viêm ruột, loét dạ dày, viêm xương khớp, hen suyễn, sốt, ngứa…
Nha đam còn được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm hương liệu, mỹ phẩm, thảo dược và thực phẩm bổ sung.
Nha đam mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó có một phần tác dụng phụ mà bạn có thể không biết.
Việc sử dụng quá nhiều nước ép nha đam có thể gây hại cho cơ thể (Ảnh: theo boldsky).
Việc sử dụng quá nhiều nước ép nha đam có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến các tác dụng phụ khác nhau như tiêu chảy, đau bụng, yếu cơ, sưng cổ họng và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới mất thị lực.
Tiêu thụ một lượng lớn nước ép nha đam trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến suy thận.
Tác dụng phụ của nha đam là gì?
1. Gây dị ứng da
Việc sử dụng nha đam trong một thời gian dài có thể gây dị ứng da như viêm, nổi mề đay và đỏ mí mắt.
Các tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các đốm tím. Hơn nữa, thoa gel nha đam và bước ra ngoài nắng có thể gây phát ban da và kích ứng hoặc đỏ, rát da.
2. Giảm lượng đường trong máu
Nha đam có liên quan đến việc giảm lượng đường trong máu và do đó bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng hơn trong khi tiêu thụ nha đam.
Video đang HOT
3. Biến chứng khi mang thai và cho con bú
Cả gel hoặc mủ của nha đam đều có thể không an toàn cho bà mẹ mang thai và cho con bú.
Trong trường hợp bà mẹ cho con bú, tiêu thụ nước ép nha đam có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ.Lý do là nha đam có thể kích thích co bóp tử cung và gây ra các biến chứng như sảy thai, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
4. Độc tính gan
Sử dụng nhiều nha đam có thể dẫn đến viêm gan. Sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycoside, anthraquinone, anthrones, profin, polymannans và acetylated mannans trong nha đam có thể can thiệp vào quá trình giải độc gan và điều này có thể dẫn đến tổn thương gan.
5. Suy thận
Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc (Digoxin, thuốc trị tiểu đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu) và có thể dẫn đến bệnh thận về lâu dài.
Vì vậy, các cá nhân bị bất kỳ vấn đề gì về bệnh thận phải tránh tiêu thụ nha đam.
6. Mất cân bằng điện giải
Tiêu thụ một lượng lớn nước ép nha đam có thể gây ra tiêu chảy và đau quặn dạ dày dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải.
Một trong những tác dụng phụ của việc uống nước ép nha đam là khó chịu ở dạ dày gây đầy hơi và đau dạ dày. 7. Khó chịu dạ dày
Nếu bạn đang đối phó với các vấn đề về dạ dày, bạn nên tránh uống nước ép nha đam.
8. Bệnh trĩ
Nếu bạn bị bệnh trĩ, đừng tiêu thụ nước ép nha đam vì nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
Ngoài ra, nha đam có thể ảnh hưởng đến người vừa trải qua phẫu thuật.
Trong và sau phẫu thuật, nha đam có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Nếu bạn chuẩn bị trải qua phẫu thuật, hãy ngừng tiêu thụ nha đam hai tuần trước khi phẫu thuật.
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net
Đến viện sinh, sản phụ bất ngờ chết trên bàn mổ
Sản phụ tử vong tại bệnh viện, người nhà bức xúc cho rằng do bác sĩ chủ quan, không mổ đẻ sớm mà để sản phụ chờ sinh quá lâu nên mất sức, dẫn tới tử vong.
Chị Dương Thị Sen, chị dâu của sản phụ Nguyễn Thị Huê (SN 1983, trú xã Thạch Tân, TP Hà Tĩnh) cho biết, khoảng 8h sáng ngày 30/4, chị Huê mang lần 3, thai đủ tháng có dấu hiệu đau bụng chuyển sinh, được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nhập viện.
Bệnh viện ĐK tỉnh Hà Tĩnh, nơi xảy ra sự việc
Tại đây, chị Huê được bác sĩ thăm khám và cho biết, sản phụ khỏe mạnh, tỉnh táo, nhập viện chờ tử cung mở để sinh.
Đến khoảng 11h30, sản phụ Huê đau bụng dữ dội nhưng tử cung vẫn chưa mở để sinh thường nên đi dạo nhẹ nhàng ở hành lang bệnh viện.
"Em tôi đau bụng dữ dội, tôi cố động viên em chịu khó vì đau như vậy thì chắc sắp sinh. Tôi có lấy cho Huê một hộp sữa và bảo em ấy uống sữa. Lúc đấy bác sĩ đang nghỉ trưa.
Sau khi Huê uống sữa xong, ở hành lang nóng quá nên tôi dìu em tôi vào phòng nhưng lúc này thấy Huê đau quằn quại. Tôi bảo chồng của Huê đi gọi bác sĩ lại khám", chị Sen cho biết.
Người thân khóc ngất trước cái chết bất thường của sản phụ Huê
Cũng theo chị Sen, khi người nhà đi gọi bác sĩ lại khám thì khoảng 20p sau có một người trực đẻ tại bệnh viện tên là Hà lại thăm khám và hỏi han bệnh nhân.
"Chị Hà có hỏi em tôi đau như thế nào, nếu đau mạnh thì khám chứ đau vừa thì từ từ đã bởi khám nhiều sẽ bị viêm. Khám xong, chị Hà thông báo với chúng tôi là tử cung mới mở được 3 phân, tử cung mở chậm. Sau đó, họ đi nghỉ. Còn em tôi đau bụng mướt mồ hôi, mất sức", chị Sen nói.
Anh Trần Quốc Hồng, chồng của sản phụ Huê cho biết, thấy vợ đau bụng dữ dội nên anh đi gọi bác sĩ thêm lần nữa. Khoảng 20p sau, bác sĩ Nguyễn Viết Thọ, phó trưởng khoa sản lại thăm khám và cho biết, tử cung sản phụ mới mở được 4 phân.
"Vợ tôi đau tím người, chúng tôi nói với bác sĩ có thuốc gì để truyền trợ sức cho vợ tôi không chứ để như thế này vợ tôi sẽ không còn sức để đẻ.", anh Hồng cho hay.
Sau đó, người trực bệnh viện tên Hà lấy thuốc và dây truyền cho bệnh nhân. Sức khỏe của sản phụ lúc này rất yếu, đau quằn quại, bác sĩ phải lấy ven hai lần mới có thể truyền được thuốc cho sản phụ Huê.
Người thân chắp tay cầu nguyện cho sản phụ
Tuy nhiên, khi thuốc vừa chảy được khoảng 2 đến 3 giọt thì mắt bệnh nhân lờ đờ, tay chân tím tái. Thấy vậy, bác sĩ gọi bệnh nhân nâng bụng lên để đo tim thai cho trẻ. Nhưng sản phụ không còn phản ứng.
"Nhẽ ra lúc này bác sĩ phải mang đi cấp cứu ngay, nhưng người trực tên Hà cứ đứng gọi vợ tôi nâng bụng lên để đo tim thai. Vợ tôi có biết gì nữa đâu. Tôi chỉ nghe vợ tôi thở một tiếng thở dài và bất tỉnh hoàn toàn", anh Hồng nói.
Khoảng 13h20, bệnh nhân nguy kịch, bác sĩ cho sản phụ thở bằng ôxi và đưa đi mổ cấp cứu.
"Đưa vợ tôi đi mổ, bác sĩ bảo tôi ký giấy cam kết cắt tử cung để cầm máu cho vợ. Tôi hoảng loạn rồi đặt bút ký", chồng sản phụ đau khổ nói.
Khoảng 1h sau, ca mổ hoàn thành, bé trai được đưa vào lồng kính để chăm sóc. Còn chị Huê mất máu, bác sĩ kêu gọi mọi người hiến máu cứu sản phụ.
Khoảng 16h, bác sĩ thông báo với người nhà, sản phụ rơi vào tình huống xấu, không còn cách cứu chữa. Sau đó sản phụ Huê tử vong.
"Vợ tôi đau như thế nhưng gọi nhiều lần bác sĩ vẫn để chờ sinh chứ không đưa vợ tôi đi mổ là do bác sĩ chủ quan. Hiện tôi chưa nghe bác sĩ thông báo là vợ tôi chết vì nguyên nhân gì, tôi muốn yêu cầu bác sĩ làm rõ cái chết của vợ", ông Hồng nói.
Ông Hoàng Quang Trung, Phó giám đốc BV đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện bệnh viện đang làm rõ để kết luận nguyên nhân cái chết của sản phụ. Hiện sức khỏe trẻ sơ sinh đang ổn định.
"Sau cuộc họp hội đồng chúng tôi mới có phát ngôn về nguyên nhân sản phụ tử vong. Còn sơ bộ là do tai biến sản khoa và theo dõi tắc mạch ối. Bệnh nhân suy hô hấp ngay trên bàn đẻ", ông Trung nói.
Thiện Lương
Theo vietnamnet
Nhậu xỉn ăn nhầm thuốc diệt chuột Đi nhậu về, người đàn ông 42 tuổi ở Quảng Bình thấy mệt nên lấy kẹo ngậm cho tỉnh táo, không ngờ ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh nhân được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, ngày 30/4 trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, tâm lý bất an. Ông cho...