Lạm dụng kháng sinh- Thận trọng khi điều trị ho
Thời tiết những ngày này liên tục thay đổi, ngày nắng ấm, đêm trở lạnh, độ ẩm không khí cao khiến tỷ lệ trẻ bị các bệnh đường hô hấp tăng hơn so với bình thường. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách phòng và chữa bệnh cho con, thậm chí nhiều người còn lạm dụng kháng sinh khi trẻ bị ho.
Dịch ép quả tắc, đường phèn kết hợp cao lá thường xuân và tinh dầu thảo dược giúp bổ phế, nhuận phế, giảm ho ở trẻ em
Sử dụng kháng sinh không đúng – Lợi bất cập hại
Ở Việt Nam, trẻ em mắc bệnh đường hô hấp chiếm 30 – 35% trong tổng số các loại bệnh và có tỷ lệ tử vong rất cao (40,5%), thậm chí bé còn bị mắc đi mắc lại nhiều lần trong năm (trung bình một trẻ có thể bị 2-3 lần trong 1 năm). Trẻ thường có các biểu hiện: ho, sốt, sổ mũi, trong đó ho là thường gặp nhất. Khi bé bị ho, nhiều bố mẹ rất lo lắng và muốn con nhanh khỏi bệnh nên đã tự ý đi mua kháng sinh cho con. Việc sử dụng kháng sinh khi chưa xác định được nguyên nhân không những không mang lại hiệu quả mà còn hưởng xấu đến sức khỏe của bé, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc như hiện nay.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia y tế, chỉ có 15% bệnh nhân có triệu chứng ho là nhiễm khuẩn và cần dùng đến kháng sinh, 85% bệnh nhân còn lại mắc ho là do virus hoặc các nguyên nhân khác. Kháng sinh chỉ phát huy hiệu quả trong trường hợp ho do vi khuẩn (bội nhiễm vi khuẩn sau khi nhiễm virus) và phải có sự hướng dẫn của bác sỹ.
Giải pháp giúp giảm ho an toàn
Để phòng tránh bệnh đường hô hấp khi chuyển mùa, các bậc phụ huynh nên giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá; giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhất là trước khi ăn, sau khi chơi đùa, đi vệ sinh; tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả) vv… Bên cạnh đó, khi trẻ bị ho cần tham khảo thông tin bác sỹ để sử dụng các sản phẩm trị ho cho trẻ an toàn phù hợp với lứa tuổi, cân nặng của trẻ.
Xu hướng ngày nay nhiều cha mẹ thường lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp giảm ho cho con mình. Trong đó phải kể đến một số loại thảo dược như: cao lá thường xuân, tinh dầu (tràm, húng chanh, gừng), dịch ép quả tắc (quất) và đường phèn.
Sự kết hợp các loại thảo dược trên có tác dụng giúp bổ phế, làm ấm đường hô hấp, giúp giảm ho, hỗ trợ làm giảm nôn (ói) khi ho cho trẻ. Đây là lựa chọn hiệu quả, an toàn cho các bà mẹ trong việc chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ em khi mắc các bệnh đường hô hấp và bị ho khi thời tiết chuyển mùa.
Theo TPO
Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm phổi cho trẻ
Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ cộng với sức đề kháng kém, trẻ em rất rất dễ mắc các bệnh, đặc biệt là viêm phổi. Dưới đây là cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ mà các cha mẹ nên lưu ý.
Ảnh minh họa
- Vào mùa nắng nóng, cơ thể thường bài tiết nhiều mồ hôi hơn, cơ thể có nguy cơ thiếu nước và các chất điện giải. Việc bổ sung đủ nước cho trẻ đồng thời cho ăn các loại rau củ quả, trái cây là rất cần thiết vừa bồi phụ nước, cung cấp thêm dinh dưỡng và vi chất.
- Để hạn chế trẻ mắc bệnh trong mùa hè, nhất là bệnh viêm phổi, trước hết trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế cho trẻ dùng nước đá, hoa quả lạnh trong tủ lạnh. Khi sử dụng máy điều hòa nên điều chỉnh nhiệt độ hợp lý không quá chênh lệch với nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Không nên để gió của máy điều hoà quạt thẳng vào người trẻ.
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn khiến trẻ em khó thích nghi, hơn nữa, việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu khiến da trẻ bị khô, khô họng khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên. Hơn nữa, trẻ dễ bị các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như H. influenzae, phế cầu, liên cầu... Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi.
- Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho tắm nước lạnh.
- Trong các trường hợp nhẹ, mới chớm bệnh, các mẹ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn cho trẻ, cho trẻ súc miệng bằng dung dịch súc họng hoặc nước muối loãng ấm hằng ngày. Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất.
- Nếu thấy các triệu chứng viêm phổi nặng hơn, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, kháng sinh.
Theo Vnmedia
Mùa nắng nóng trẻ vẫn rất dễ bị viêm phổi Một khi trẻ có những biểu hiện của việc như thở khò khè hay chảy nước mũi, cha mẹ cần nghĩ ngay tới trường hợp con mình rất có thể đã bị viêm phổi. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ Những ngày hè nắng nóng, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều có nhu cầu giải nhiệt cho cơ...