Làm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Mông
Nổi bật giữa màu xám của núi đá, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) thôn Pả Vi, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tạo được dấu ấn với du khách khi có dịp dừng chân trên hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng bản sắc văn hóa phong phú của đồng bào Mông, nơi đây là điểm đến thú vị cho du khách trong và ngoài nước khi đến Mèo Vạc.
Một góc Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi với nhà trình tường đặc trưng của dân tộc Mông. Ảnh: Thanh Thuận
Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi nằm trong vùng lõi Công viên địa chất toàn cầu – cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, với những dãy núi đá tai mèo lởm chởm, trùng điệp, những cung đường đèo uốn lượn giữa lưng trời. Nơi đây khá gần những điểm đến là danh lam, thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi gắn với những truyền thuyết ly kỳ như: Mê cung đá; Chuyện tình chàng Ba và nàng Út; sự tích vách đá trắng trên đỉnh núi cô Tiên…
Từ đây, du khách có thể tham quan một số di tích văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, như: Danh thắng Mã Pì Lèng, hóa thạch huệ biển, hang Rồng.
Mỗi cuối tuần, chợ phiên lại được mở ra trên triền đá với bức tranh đầy sắc màu của các dân tộc ít người, những váy áo thổ cẩm sặc sỡ đung đưa theo nhịp chân của những cô gái Mông từ các triền núi tìm đến chợ. Tại chợ phiên, những sản vật địa phương, những món ăn truyền thống, những bộ trang phục đặc trưng của người Mông… được bày bán tại chợ đã thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi thuộc huyện Mèo Vạc – vùng đất đa sắc màu văn hóa nổi tiếng với lễ hội Chợ tình Khau Vai. Đây được xem như một trong những phiên chợ đặc sắc nhất miền sơn cước Hà Giang. Hằng năm, cứ đến ngày 27-3 âm lịch, xã Khau Vai tổ chức lễ hội là người dân từ các huyện khác của Hà Giang và du khách từ khắp các tỉnh, thành lại nườm nượp đổ về Khau Vai, khám phá, tìm hiểu văn hóa, tham dự lễ hội.
Mặt khác, các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm giá trị nhân văn được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và phát huy giá trị, như: Lễ hội Cầu mưa của dân tộc Lô Lô, lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, lễ hội Múa trống của dân tộc Giấy, lễ Cấp sắc của dân tộc Dao… Những yếu tố tự nhiên thuận lợi và vốn văn hóa bản địa đặc sắc là những yếu tố giúp địa phương trở thành “miền đất hứa” trong phát triển du lịch cộng đồng.
Ghé thăm Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi, có thể nhận thấy sự thay đổi trong diện mạo, cảnh quan của làng, cũng như trong nếp sống, nếp nghĩ của người dân nơi đây. Làng được đưa vào khai thác dịch vụ du lịch cộng đồng từ cuối tháng 4-2019, có tổng diện tích trên 27.000m2, với các hạng mục chính: Nhà văn hóa 5 gian và nhà trưng bày sản phẩm 3 gian thiết kế theo kiến trúc nhà khung gỗ, trình tường, mái lợp ngói âm dương 2 tầng; hệ thống giao thông lát đá xẻ địa phương; hệ thống điện ngầm; bãi đỗ xe; 2 khu vui chơi và các hạng mục khác.
Ngôi làng với 100% người dân là người Mông, được quy hoạch tập trung với kiến trúc nhà trình tường đặc trưng của dân tộc Mông lợp ngói âm dương liền kề nhau; đường làng sạch sẽ, dọc các cung đường được trồng hoa, cây cảnh tạo cảnh quan cho ngôi làng. Qua công tác tuyên truyền của các ban, ngành tỉnh Hà Giang, người dân tộc Mông thôn Pả Vi đã dần thay đổi trong nhận thức, bắt đầu tiếp cận với phát triển du lịch và nhận thức rõ ý nghĩa của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Video đang HOT
Hiện nay, Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi có 28 hộ dân làm du lịch cộng đồng, giúp người dân trong thôn có thêm công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Các gia đình trong thôn Pả Vi đã xây dựng và phát triển dịch vụ homestay với quán ăn, sân chơi, quán cà phê, gian hàng trưng bày đồ lưu niệm như: Thổ cẩm, các vật dụng sinh hoạt thường ngày của đồng bào Mông… phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó, người dân thôn Pả Vi còn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong làm du lịch cộng đồng. Đến Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi, du khách được tận mắt chứng kiến và cùng trải nghiệm hay ngắm nhìn những sản phẩm thổ cẩm độc đáo mà bà con đã làm…
Tất cả các sản phẩm ở đây đều được làm ra từ chính đôi bàn tay của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từng công đoạn từ tước lanh, se sợi, dệt vải… đều được bà con dân bản làm tại chỗ để du khách chiêm ngưỡng. Sản phẩm thổ cẩm gồm các loại hàng như mũ, áo, váy, túi, bao đựng điện thoại…
Có dịp nghỉ lại thôn Pả Vi, du khách được ăn những món ăn dân dã, mang hương vị núi rừng; thưởng thức những tiết mục văn nghệ của những người dân nơi đây với tiếng khèn réo rắt của những chàng trai Mông, những điệu múa xòe hoa dập dìu, chìm đắm trong không gian đậm màu sơn cước khiến nhiều du khách không khỏi thích thú.
Bảo tồn vốn văn hóa truyền thống để phát triển du lịch đang là mục tiêu của tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng. Du khách có dịp đến với Làng VHDLCĐ thôn Pả Vi – chốn núi rừng hùng vĩ không chỉ để ngắm cảnh, mà còn để thưởng thức nét đẹp văn hóa các dân tộc cũng như hòa mình vào cuộc sống của người dân tộc Mông nơi đây để chuyến đi có ý nghĩa hơn.
Khách du lịch nườm nượp đổ về Sa Pa trước giờ công bố thành lập thị xã
Tối nay (ngày 28/12) diễn ra lễ công bố thành lập thị xã Sa Pa (Lào Cai). Lượng khách đổ về đông nghịt khiến các khách sạn, nhà nghỉ ở Sa Pa đều tăng giá và luôn trong tình trạng "cháy" phòng. Đường vào các bản du lịch tắc nghẽn giao thông.
Chiều 28/12, Đài Khí tượng- Thủy văn Lào Cai cho biết, thời tiết Sa Pa có mưa trái mùa khá lớn trên diện rộng nhiệt độ thời tiết hạ sâu còn 7 độ C, ở đỉnh Fansipan hiện tại âm 2 độ C, sương mù giày đặc.
Mặc dù thời tiết mưa và rét nhưng du khách từ nhiều tỉnh thành phố vẫn đổ về khu du lịch Sa Pa.
Với cái rét 7 độ C, nhiều du khách bị cóng tay khi đi ra đường.
Không khí lạnh tràn về kéo theo mưa phùn nặng hạt khiến tiết trời càng tê buốt.
Sương mù dày đặc, khiến tầm nhìn ở Sa Pa hạn chế.
"Bọn mình có kế hoạch lên đây du lịch khi biết Sa Pa công bố thành lập thị xã sẽ có bắn pháo hoa. Nhưng lên đây tiết trời lạnh quá, chủ yếu ở trong khách sạn chứ không đi thăm quan được", Hoàng Trang, sinh viên đến từ Hà Nội nói.
Tiết trời lạnh, các quán đồ nướng ở Sa Pa luôn đông nghịt khách.
Cô gái người Mông địu con đi bán hàng rong tranh thủ sưởi tay ở bếp than ven đường dưới giữa tiết thời lạnh.
Sự kiện lễ thành lập thị xã Sa Pa được người dân nơi đây háo hức từ khi có nghị quyết của Quốc hội.
Càng về tối, sương mù ở đây càng dày đặc, ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện sân khấu phục vụ buổi lễ.
Các đường vào các bản du lịch ách tắc, lượng lực chức năng đang phân luồng giao thông.
Dù huyện Sa Pa đã cấm bán hàng rong, chèo kéo khách nhưng tình trạng này vẫn liên tiếp xảy ra.
Khi thấy du khách, những cậu bé đeo bám, này nỉ mua đồ, xin tiền. Ảnh Phóng viên báo bị cậu bé đi theo quãng đường dài để xin tiền.
Du khách thăm quan triển lãm ảnh về Sa Pa.
Tiết thời trên đỉnh Fansipan hiện 2 độ C. Nhưng nhiều du khách vẫn lên đây để thăm quan, trải nghiệm.
Theo chị Trần Hạnh (giám đốc một Cty chuyên khai thác các tour du lịch Hà Nội - Sa Pa) cho biết: Từ khi có tin Sa Pa công bố thành lập thị xã và có bắn pháo hoa, nhà xe đã huy động tăng cường thêm xe giường nằm cao cấp, xe ca bin, xe cabin tình yêu Love Forever, trứng hồng, Pokémon... đảm bảo nhu cầu đi đi Sa Pa cho du khách nhưng không đáp ứng đủ chỗ. "Hôm nay nhà xe chạy hơn 10 chuyến xe nhưng luôn kín khách. Để có vé khách đã phải đặt qua phần mềm trước đó. Hiện những khách sạn khu trung tâm Sapa đều kín phòng. Hiện nhiều khách sạn đều tăng giá phòng lên cao hơn so với giá ngày thường", chị Hạnh nói.
Pháo hoa được tập kết ở Sân vận động Sa Pa để phục vụ cho màn bắn pháo chào mừng diễn ra 21 giờ tối nay.
QUANG LỘC
Theo tienphong.vn
Niềm vui trên những cung đường... Gắn bó với việc viết báo phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tôi đã có dịp đi đến nhiều vùng miền của đất nước, kể cả những bản làng xa xôi, hẻo lánh khó khăn nhất. Theo những bước chân, nỗi mệt mỏi trong tôi dường như ngày một vơi đi khi được chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ...