Làm dự án điện gió gây hỏng đường, Bạc Liêu buộc 2 công ty phải khắc phục
Tuyến đường tỉnh ĐT977 bị hư hỏng sau khi được “trưng dụng” phục vụ xe vận chuyển cho các dự án điện gió.
Chủ tịch Bạc Liêu đã yêu cầu nhà đầu tư điện gió phải khẩn trương sửa chữa.
Ngày 29/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều có văn bản đề nghị Công ty cổ phần năng lượng Hacom Bạc Liêu và Công ty cổ phần điện gió Kosy Bạc Liêu khẩn trương khắc phục, sửa chữa tuyến đường tỉnh ĐT.977 (tuyến Giồng Nhãn – Gò Cát).
Đây là 2 công ty có đầu tư làm dự án điện gió trên địa bàn huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
Trước đó, Bạc Liêu cho phép 2 công ty này khai thác tuyến đường Giồng Nhãn – Gò Cát dài khoảng 13,2 km, với tải trọng 16 tấn để vận chuyển vật tư, vật liệu, cấu kiện… phục vụ làm các dự án điện gió trên địa bàn huyện Hòa Bình.
Ngược lại, các nhà đầu tư phải có trách nhiệm hoàn trả nguyên trạng kết cấu mặt đường sau khi hoàn thành dự án.
Video đang HOT
Một đoạn đường bị hư hỏng, xuất viện “ổ voi” qua địa bàn huyện Hòa Bình (Ảnh: NH).
Theo ghi nhận của PV, thời gian qua trên tuyến đường Giồng Nhãn – Gò Cát lưu lượng xe tải phục vụ công trình, xe chở vật liệu của các công ty lưu thông liên tục đã khiến mặt đường xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.
Các đoạn hư hỏng tập trung nhiều từ khu vực khóm Chòm Xoài (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) đến khu vực xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) khiến việc lưu thông đi lại rất khó khăn.
UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, hiện nay các dự án điện gió đã hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành thương mại. Do đó, tỉnh đề nghị 2 công ty khẩn trương sửa chữa, khắc phục ngay nền, mặt đường của tuyến đường đối với các đoạn tuyến bị hư hỏng và các đoạn lề mở rộng bị sụp lún, sạt lở.
Yêu cầu của tỉnh Bạc Liêu trong việc khắc phục là sao cho nền mặt đường toàn tuyến sau khi sửa chữa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng từ tương đương trở lên so với kết cấu nền mặt đường trước đây. Thời gian hoàn trả phải hoàn thành trước 25/1/2022.
Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị các công ty tiếp tục chịu trách nhiệm duy tu, sửa chữa thường xuyên đoạn tuyến với thời gian kéo dài thêm 12 tháng kể từ khi hoàn thành việc khắc phục nêu trên.
Toàn bộ kinh phí thực hiện các công việc này do các nhà đầu tư tự chi trả. Hai công ty phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ (nếu có) do lỗi không chấp hành, phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, khắc phục.
Chủ tịch Bạc Liêu yêu cầu các công ty làm điện gió khẩn trương khắc phục những điểm hư hỏng trên tuyến đường Giồng Nhãn – Gò Cát (Ảnh: NH).
Tuyến đường Giồng Nhãn – Gò Cát là một trong những tuyến đường huyết mạch ven biển kết nối nhiều phường, xã của TP Bạc Liêu, huyện Hòa Bình. Tuyến đường được xây dựng khoảng 10 năm qua, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở vùng ven biển đi lại, giao thương, góp phần rất lớn phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Làm đường tránh để đưa thiết bị siêu trường, siêu trọng vào dự án điện gió
Tỉnh Bạc Liêu đã họp và thống nhất phương án xây dựng tuyến đường tránh để vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng phục các dự án điện gió.
Chủ tịch UBNd tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thông tin về việc giải quyết khó khăn trong việc vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ các dự án điện gió trên địa bàn.
Liên quan đến việc giải quyết khó khăn trong việc vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ một số dự án điện gió trên địa bàn, tại cuộc họp giao ban báo chí quý 1/2021 diễn ra sáng 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, tỉnh đã thống nhất phương án vận chuyển loại thiết bị này.
Theo ông Thiều, hiện tại, các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không đáp ứng được việc vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng, nên UBND tỉnh và nhà đầu tư đã thống nhất chọn phương án 1 (trước đó, nhà đầu tư đưa ra 3 phương án để khảo sát).
"Để vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng từ Cái Cùng đến bãi tập kết (rộng khoảng hơn 20ha), quãng đường di chuyển khoảng 5km. Như vậy, nhà đầu tư sẽ làm một tuyến đường tránh (cặp tuyến đường đê biển)", ông Thiều thông tin và cho biết thêm, hiện tại, UBND tỉnh đã giao cho Sở NN&PTNT phối hợp cùng đơn vị có liên quan cùng nhà đầu tư và địa khẩn trương triển khai làm tuyến đường tránh này.
Như Báo Giao thông đã đưa tin, các dự án điện gió trên địa bàn đều đang khẩn trương thi công đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Tuy nhiên, có 2 dự án đang gặp khó khăn về việc vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng.
Cụ thể, 2 dự án gồm: Nhà máy Điện gió KoSy - Bạc Liêu giai đoạn 1 (thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu), do Công ty cổ phần Điện gió KoSy - Bạc Liêu làm chủ đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 1.598 tỷ đồng; Dự án Nhà máy điện gió Hòa Bình 5 - giai đoạn 1 (thuộc các xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình), do Công ty cổ phần năng lượng Hacom Bạc Liêu làm chủ đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.
Theo Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu, do cơ sở hạ tầng của tỉnh này còn hạn chế, thực tế tuyến Giồng Nhãn - Gành Hào tải trọng đường chỉ thiết kế 10 tấn, còn cầu tối đa là 30 tấn, nhưng kiến nghị vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng tối thiểu là 60 tấn và tối đa là 160 tấn, thì không thể nào đáp ứng được.
JICA hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo Các dự án điện gió tại tỉnh Quảng Trị do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tham gia đồng tài trợ đã bắt đầu vận hành thương mại trước ngày 31/10. Theo công bố ngày 3/11 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 69 nhà máy điện gió (trong số 106 nhà máy) với tổng công suất 3.298,95 MW,...