Lâm Đồng ưu tiên giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
Cùng với các chính sách đầu tư của Trung ương, những năm qua tỉnh Lâm Đồng đã ưu tiên đầu tư nhiều chương trình, dự án tại các xã nghèo, huyện nghèo, vùng dân tộc thiểu số.
Nhờ đó chỉ trong 3 năm (từ 2016 – 2018), cả tỉnh đã giảm được 6.862 hộ nghèo, bình quân mỗi năm, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 1,27%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3,54%.
5 năm có 25 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn
Lâm Đồng có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20%, nhưng chiếm tới 60% số hộ nghèo của tỉnh, đây cũng chính là những khó khăn lớn nhất trong công tác giảm nghèo. Do vậy, khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Lâm Đồng xác định ưu tiên đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Mô hình trồng hoa hồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Vũ Đình Đông
Theo Sở Lao động – Thương binh và xã hội (LĐTBXH) tỉnh Lâm Đồng, năm 2014, Lâm Đồng có 36 xã đặc biệt khó khăn, nhưng đến năm 2018 chỉ còn 11 xã đặc biệt khó khăn. Như vậy, trong 5 năm, địa phương đã có 25 xã thoát khỏi tình trạng xã đặc biệt khó khăn.
Video đang HOT
Thống kê của Sở LĐTBXH tỉnh Lâm Đồng cho thấy, nếu như đầu năm 2011 số hộ nghèo toàn tỉnh là 34.578 hộ, thì đến cuối năm 2018 toàn tỉnh còn 9.046 hộ nghèo, tức là có hơn 25.000 hộ thoát nghèo. Những con số này cho thấy tính hiệu quả, bền vững trong việc triển khai chương trình giảm nghèo ở địa phương.
Bà Lê Thị Thêu – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Lâm Đồng cho biết, các địa phương có mức giảm nghèo cao trong 3 năm gần đây là TP.Đà Lạt và các huyện Cát Tiên, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương.
Tuy vậy, tốc độ giảm nghèo giữa các khu vực trong tỉnh còn chênh lệch, tỷ lệ hộ nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cao, đời sống của nhiều hộ nghèo còn thiếu thốn.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng công trình, hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo còn hạn chế. Trong khi đó việc huy động nguồn lực xã hội gặp nhiều khó khăn, nhất là huy động nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Đặc biệt, tình trạng di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc đến phá rừng làm rẫy trái phép trong rừng sâu đã tạo áp lực lớn trong công tác giảm nghèo gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Kết hợp lồng ghép các chương trình
Bà Lê Thị Thêu cho biết, trong thời gian tới, Lâm Đồng sẽ quan tâm chỉ đề ra nhiều giải pháp, chính sách để đẩy mạnh công tác giảm nghèo. Sở LĐTBXH sẽ triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách giảm nghèo chung như y tế, giáo dục, dạy nghề, vay vốn ưu đãi, nhà ở… nhằm từng bước cải thiện điều kiện sống, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của nhóm nghèo nhất, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Đối với hộ vừa thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ thông qua ưu tiên dạy nghề, giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ đất sản xuất…
Với các giải pháp trên, Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn dưới 1,9%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 4,8%, đồng thời đưa huyện Đam Rông thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (huyện 30a).
Tỉnh cũng phấn đấu không còn xã có trên 15% hộ nghèo, riêng đồng bào dân tộc thiểu số không còn xã có trên 20% hộ nghèo. Tập trung cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo của tỉnh đến cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015, riêng hộ nghèo ở huyện nghèo, các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần. Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% – 25%/năm; mỗi năm có ít nhất 20% hộ gia đình nghèo, cận nghèo tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, theo bà Lê Thị Thêu – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Lâm Đồng, bên cạnh những giải pháp đã được thực hiện hiệu quả, Lâm Đồng sẽ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm giúp bà con thoát nghèo bền vững. Cụ thể như: Hỗ trợ hộ vừa thoát nghèo, đồng bào dân tộc thông qua ưu tiên dạy nghề, giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước, hỗ trợ đất sản xuất, cho vốn vay ưu đãi,… Lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới với Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình 135 giai đoạn III.
“Đặc biệt, không huy động đóng góp của gia đình nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà đẩy mạnh xã hội hóa nhằm tạo điều kiện cho các hộ thoát nghèo bền vững; thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, bà Thêu nói.
Thời gian qua, từ nguồn kinh phí 1,3 tỷ đồng, Lâm Đồng đã hỗ trơ đao tao 23 lơp nghề cho gần 600 hoc viên với các nghề như sưa chưa xe may, gò hàn, trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Từ đó tạo ra thêm nhiều việc làm, sinh kế cho người nghèo.
“Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”
Theo Danviet
Lâm Đồng: Mời chuyên gia, về xã vùng sâu mở lớp dạy nghề
Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 300.000 lao động nông thôn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề tại chỗ, cung ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất phi nông nghiệp và xuất khẩu lao động, tỉnh Lâm Đồng sẽ đào tạo nghề cho 26.000 - 27.000 lao động/năm.
Bà Nguyễn Thị Tường Vi - Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là việc làm vừa cấp bách vừa lâu dài. Cấp bách vì kỹ năng nghề của bà con quá thấp, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất; lâu dài vì việc đào tạo không thể trong ngày một ngày hai mà là một quá trình".
Công nhân hái dâu tại vườn dâu Thắng Thịnh (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng). Ảnh: P.L
Cũng theo bà Vi, trên cơ sở chương trình, kế hoạch của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, hàng năm, trung tâm đã xây dựng kế hoạch mở lớp với nội dung và thời gian phù hợp với yêu cầu của từng địa phương theo phương châm linh hoạt.
Hầu hết học viên là các hội viên nông dân, con em nông dân vừa tham gia sản xuất vừa học các lớp dạy nghề nên tùy vào điều kiện, trung tâm dạy nghề sẽ tiến hành mở lớp theo 2 hình thức khác nhau. Đối với những huyện, thành phố gần, trung tâm sẽ mở các lớp tập trung. Ngược lại, với các xã vùng sâu, vùng xa, trung tâm sẽ mở các lớp lưu động nhằm tạo điều kiện thuận lợi về ăn, ở, đi lại cho học viên, đồng thời gắn với mô hình thực tiễn tại các cơ sở.
"Hiện nay, cán bộ của trung tâm vẫn còn ít, chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được, vì vậy đơn vị phải liên kết, hợp đồng, mời giáo viên các các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp kỹ thuật, cao đẳng nghề... về đào tạo nghề cho người dân. Tại địa phương, từ nay đến năm 2020, chúng tôi sẽ đào tạo nghề cho 300.000 lao động nông thôn. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 26.000 - 27.000 lao động, trong đó 40% để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, 60% để chuyển đổi ngành nghề tại chỗ, cung ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất phi nông nghiệp và xuất khẩu lao động" - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết.
Được biết, từ năm 2012 - 2018, Trung tâm Đào tạo nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Lâm Đồng đã trực tiếp phối hợp Hội Nông dân các huyện, thành phố, các ban, ngành mở 186 lớp dạy nghề ngắn hạn với hơn 14.000 học viên tham gia. Trong đó, đơn vị đã trực tiếp cấp chứng chỉ cho 182 học viên, cấp chứng nhận cho hơn 1.700 học viên, chủ yếu là các nghề sửa chữa máy nông nghiệp, cách ủ phân, bón phân, trồng dâu nuôi tằm, trống nấm... Trong số đó có hơn 2.000 học viên là người đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 17% tổng số học viên).
Theo Danviet
Lâm Đồng: Xót xa, nhà nghèo nuôi mãi được con bò bị trộm giết thịt Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đang khẩn trương điều tra vụ trộm bò của người dân trên địa bàn xã Gia Bắc rồi giết lấy thịt. Ngày 18/11, Công an huyện Di Linh cho biết, đơn vị đang khẩn trương điều tra vụ trộm bò người một người dân trên địa bàn xã Gia Bắc sau đó giết thịt. Cũng theo...