Lâm Đồng: Trình độ CNC tương đương Thái Lan, Malaysia
Theo đánh giá của Sở NNPTNT, trình độ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC) của nông dân địa phương đã tương đương Thái Lan, Malaysia. Theo đó, công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt; hệ thống cảm biến trong điều khiển ẩm độ, nhiệt độ… đều được bà con áp dụng thành thục.
1ha đạt 320 triệu đồng
Báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho thấy, toàn tỉnh hiện có hơn 22.000ha rau, hoa, cây đặc sản sản xuất theo hướng CNC. Trong đó, rau CNC có gần 19.000ha (93,7% diện tích canh tác), giá trị sản xuất 450 triệu đồng/ha; hoa CNC có khoảng 3.600ha (giá trị sản xuất 800 triệu đồng/ha)…
Lâm Đồng cũng là tỉnh sở hữu diện tích nhà kính lớn nhất nước, với 4.040ha (2.070ha rau, 1.970ha hoa) trong đó 50ha nhà kính nhập khẩu đồng bộ có giá trị trên 20 tỷ đồng/ha; 694ha ứng dụng công nghệ điều khiển tự động, bán tự động về nhiệt độ, độ ẩm, cường độ và thời gian chiếu sáng; 19.507ha rau, hoa ứng dụng hệ thống tưới kết hợp châm phân tự động.
Toàn tỉnh đang tập trung đầu tư 19 vùng NNCNC theo tiêu chí của Bộ NNPTNT với gần 4.000 ha. Đồng thời tiếp tục quy hoạch bổ sung một số khu NNCNC phát triển theo hướng tiếp cận đa ngành gần 2.000 ha. Đến nay, Lâm Đồng đã có 2 vùng được công nhận đạt tiêu chí sản xuất NNCNC là Làng hoa Thái Phiên và Vạn Thành.
Sản phẩm nông nghiệp CNC hiện chiếm trên 30% giá trị sản xuất của ngành; 1ha đất canh tác mang lại 320 triệu đồng (cao gấp 2 lần, năng suất bình quân cao hơn từ 30 – 50% so với sản xuất thông thường).
Trình độ sản xuất nông nghiệp CNC của địa phương đã tương đương Thái Lan, Malaysia. Cụ thể là ứng dụng công nghệ nhân giống vô tính, cơ giới hóa trong làm đất, chăm sóc, thu hoạch để sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt; hệ thống cảm biến trong điều khiển độ ẩm, nhiệt độ; công nghệ chế biến sâu sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu như chè Olong, chè xanh và chè đen.
Sản xuất rau ứng dụng CNC tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. ảnh: Minh Anh
Người dân Lâm Đồng thường xuyên sử dụng màng phủ nông nghiệp 3-5 lớp có tác dụng chống tia cực tím, khuếch tán ánh sáng, hạn chế côn trùng, chống bám bụi và độ bền cao (5-7 năm). Canh tác không dùng đất được ứng dụng vào gieo ươm trên 2 tỷ cây giống thương phẩm rau hoa và cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; diện tích thủy canh đạt 20ha, giá thể 50ha (xơ dừa), khí canh cũng đã bước đầu thử nghiệm trên quy mô nhỏ.
Tới nay, tổng diện tích ứng dụng công nghệ cảm biến điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, CO2, cường độ ánh sáng trong canh tác rau, hoa cây đặc sản đạt 24,4ha. Hiện có 15 đơn vị ứng dụng mạng lưới vạn vật kết nối (Internet of Things) vào sản xuất, giảm chi phí nhân công trên 30%…Thống kê 7 năm qua, Lâm Đồng đã huy động hơn 22.500 tỷ đồng phát triển NNCNC. Trong đó, tỷ lệ nguồn vốn huy động của nhân dân hơn 64,5%, vốndoanh nghiệp hơn 26,6%, vốn tín dụng gần 7,4% và vốn ngân sách nhà nước gần 1,5%.
Nhờ việc mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại và tổ chức lại bộ máy sản xuất theo hướng ứng dụng CNC, nhiều nông dân, chủ trang trại, HTX trên địa bàn trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp.
Video đang HOT
Thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm, xúc tiến giới thiệu sản phẩm, các sở ngành tỉnh Lâm Đồng đã chủ động liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản CNC với TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và các tỉnh, thành miền Trung – Tây Nguyên. Nhờ vậy, hiện có khoảng 60% sản lượng ứng dụng CNC được tiêu thụ qua hợp đồng.
Hướng đến mục tiêu mới
Trên cơ sở những sản phẩm đặc trưng gắn với quá trình hình thành và phát triển của Đà Lạt – Lâm Đồng bao gồm
rau, hoa, cà phê và du lịch canh nông, toàn tỉnh hiện có 19 nhãn hiệu chỉ dẫn tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước được công nhận như: Trà B’Lao, rau Đà Lạt, hoa Đà Lạt, cà phê Di Linh, cà phê Arabica Langbiang, sầu riêng Đạ Huoai, diệp hạ châu Cát Tiên, gạo nếp quýt Đạ Tẻh, mác mác Đơn Dương, tơ lụa Bảo Lộc…
Thống kê cho thấy, các sản phẩm này bước đầu đã phát huy hiệu quả và được phân phối trong hệ thống các siêu thị có uy tín trong nước như Co.opmart, BigC, MM Mega Market đồng thời tham gia vào thị trường xuất khẩu. Sản lượng sản phẩm bình quân của các doanh nghiệp tăng khoảng 30%, giá trị thương phẩm tăng 15% so với khi doanh nghiệp chưa sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Theo Nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, đến năm 2020 giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đạt 170 triệu đồng/ha/năm, có 20% diện tích đất canh tác ứng dụng CNC theo tiêu chí mới, đạt 35-40% giá trị sản xuất của ngành; ít nhất 50% sản phẩm CNC được tiêu thụ qua chuỗi thực phẩm an toàn.
Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng định hướng đến năm 2025 có giá trị sản xuất đạt trên 220 triệu đồng/ha/năm, ít nhất 70% diện tích được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn và bền vững, trong đó tập trung thực hiện công tác quy hoạch; xây dựng các cơ chế, chính sách; thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng tâm để thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC…
Theo Danviet
Mọi thứ về nông nghiệp 4.0 đều có trong cuốn sách này
Với độ dày 312 trang, cuốn Chuyên đề Toàn cảnh nông nghiệp 4.0 do báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt phối hợp với Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành trong tháng 11.2018 sẽ cho độc giả cái nhìn toàn cảnh và tổng thể về xu hướng nông nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ cả trên thế giới và Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, cả thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, còn gọi là công nghiệp 4.0 và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 chính là áp dụng những thành tựu công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên những cánh đồng bằng máy móc hiện đại, sử dụng phương pháp điều khiển từ xa,... để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, cải thiện đời sống và làm giàu cho nông dân.
Bìa cuốn chuyên đề được trình bày ấn tượng, hiện đại.
Để đón đầu cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0, Chính phủ, các bộ ban ngành và địa phương đã có nhiều quyết sách nhằm tiếp cận và triển khai để hiện thực hóa giấc mơ đưa Việt Nam trở thành một trong những cường quốc đứng đầu về nông nghiệp. Các tập đoàn, doanh nghiệp và kể cả nông dân cũng đang tập trung ứng dụng các công nghệ mới, cách thức quản lý mới để tạo ra những bước đột phá mới trong sản xuất.
Đây chính là lý do để BBT Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt xuất bản chuyên đề: Toàn cảnh nông nghiệp 4.0 nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 cả trên thế giới và Việt Nam.
Trong cuốn sách có thể thấy những công nghệ sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Cuốn chuyên đề này như một cẩm nang, món quà dành cho những ai quan tâm và thực sự xem nông nghiệp 4.0 là một cơ hội để khởi nghiệp, để phát triển sản xuất; đồng thời giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi cách mạng 4.0 tác động đến nông nghiệp như thế nào, doanh nghiệp, nông dân cần phải ứng xử ra sao.
Cuốn sách được chia làm 4 phần: Phần 1: Cái nhìn toàn cảnh, tập hợp những ý kiến chỉ đạo, đánh giá của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về nông nghiệp 4.0; các bài viết sâu sắc, gợi mở những hướng phát triển nông nghiệp 4.0 trong tương lai của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân VN Thào Xuân Sùng và nhiều nhà quản lý, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.
Vườn rau hiện đại của VinEco cũng xuất hiện.
Trong phần này cũng cho bạn đọc thấy các chính sách, cơ chế cho nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 đã sẵn sàng; những xu hướng phát triển của thế giới...
Phần 2: Những người tiên phong, mở ra một bức tranh đầy triển vọng của nông nghiệp 4.0, nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam khi chưa bao giờ làn sóng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp lại mạnh mẽ đến thế. Sức hút của chính sách, tiềm năng to lớn của nông nghiệp đã lôi kéo những cái tên trước đây chưa từng làm nông nghiệp như Hòa Phát, FLC, Masan, T&T, Vingroup,... vào cuộc và ngay lập tức tạo ra sự đột phá trong canh tác, chất lượng cây trồng, vật nuôi nhờ những ứng dụng công nghệ vượt trội.
Hay cánh đồng cỏ rộng lớn của TH ở Nga.
Bạn đọc có thể dễ dàng được chiêm ngưỡng vườn rau 5 sao mướt xanh của VinEco với những thiết bị hiện đại, được điều khiển chỉ qua một cú click chuột; chiêm ngưỡng cánh đồng hướng dương, cỏ ngút ngàn của TH ở tận xứ sở bạch dương hay trang trại của FLC mà ở đó cây cối cũng có quyền được nghe nhạc; trầm trồ trước nhà máy thức ăn chăn nuôi hiện đại của Hòa Phát hay có thể cảm nhận hương vị cà phê lan tỏa của Nutifood...
Còn đây là nhà máy hiện đại của Hòa Phát.
Chính những doanh nghiệp này đang từng bước tạo ra diện mạo mới cho nông nghiệp Việt Nam.
Phần 3: Tôi là nông dân 4.0 dành khá nhiều trang viết tôn vinh những nông dân mạnh dạn đi đầu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập. Hành trình của họ dù còn nhiều gian nan, vất vả nhưng rất đáng tự hào vì đã đại diện cho một thế hệ nông dân mới, dám nghĩ dám làm. Có thể kể đến những cái tên như: Tô Hiến Thành, Võ Quan Huy,...
Chân dung những nông dân thời đại mới.
Phần 4: Lan tỏa, ghi nhận các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 đã đi vào cuộc sống, hiện thực hóa bằng các mô hình sản xuất hiện đại ở Lâm Đồng, Bạc Liêu, Hà Nam, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp,... Từ thực tế phát triển ở các địa phương này cho thấy, nếu chính quyền vào cuộc một cách tích cực, mời gọi doanh nghiệp đầu tư thì ngay cả bất lợi cũng có thể biến thành lợi thế.
Và những địa phương mạnh dạn tạo cơ chế thúc đẩy phát triển nông nghiệp 4.0.
Vậy thì còn chờ gì nữa, bạn đọc quan tâm có thể tìm đến cuốn sách này. Mọi nhu cầu xin liên hệ theo địa chỉ mail: anhthontnn@gmail.com. Số điện thoại: 0912438302; 0985460293.
Theo Danviet
"Đánh số" vườn cà phê trên mạng Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, dù ngồi ở bất kỳ nơi nào bạn cũng có thể định vị được vườn cà phê của mình trên Google Maps. Tham vọng này đang dần trở thành hiện thực ngay tại huyện Di Linh - một trong những vùng trọng điểm trồng cà phê chè (Arabica) của tỉnh Lâm Đồng. Tìm hướng đi...