Lâm Đồng thuộc miền nào? Bật mí Kinh nghiệm Du lịch Lâm Đồng đầy đủ
Là một trong những thành phố du lịch phát triển nhất cả nước, Lâm Đồng trong mắt khách du lịch luôn là một vùng đất mộng mơ, sáng sớm bao phủ bởi làn mây mờ trắng xóa.
Nhờ khí hậu mát mẻ cùng nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp mà lượng du khách đến Lâm Đồng mỗi năm ngày càng tăng.
Lâm Đồng ở đâu?
Về vị trí địa lý, Lâm Đồng nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên – Di Linh. Có độ cao 1500m so với mực nước biển, Lâm Đồng là tỉnh thành duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới với các nước quốc tế. Đặc biệt, Lâm Đồng cũng là tỉnh đầu tiên ở Tây Nguyên có đến 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Đà Lạt và Bảo Lộc. Lâm Đồng cách thành phố Hồ Chí Minh 300km và thủ đô Hà Nội 1414 km theo đường quốc lộ 1A.
Bản đồ tỉnh Lâm Đồng
Với độ cao trung bình từ 800 – 1000 m so với mực nước biển, Lâm Đồng có địa hình tương đối phức tạo, chủ yếu là núi cao, bình sơn nguyên cùng một số thung lũng bằng phẳng. Diện tích tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng khoảng 9,7 triệu km2. Nhờ cấu tạo địa hình độc đáo nên Lâm Đồng có khá nhiều cảnh quan kỳ thú, hệ thực vật đa dạng và thời tiết khí hậu thuận lợi phát triển ngành du lịch.
Tỉnh Lâm Đồng giáp với Khánh Hòa ở phía Đông Bắc, tỉnh Bình Phước và Đồng Nai ở phía Tây Nam, tỉnh Đắk Lắk ở phía Bắc, tỉnh Đắk Nông ở phía Tây, tỉnh Ninh Thuận ở phía Đông, tỉnh Bình Thuận ở phía Nam và Đông Nam. Có tọa độ địa lý từ 11˚12′- 12˚15′ vĩ độ bắc và 107˚45′ kinh độ đông, Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế trọng địa phía Nam nước ta. Không chỉ có thế mạnh phát triển du lịch mà Lâm Đồng còn có mũi nhọn kinh tế, có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, du lịch – dịch vụ, chăn nuôi gia súc và khoáng sản.
Khí hậu ở Lâm Đồng – Nên du lịch Lâm Đồng thời điểm nào?
Không chỉ quan tâm Lâm Đồng thuộc miền nào mà nhiều du khách còn muốn biết về đặc điểm khí hậu ở đây để có kế hoạch đi du lịch hợp lý. Nhìn chung trong cả nước, Lâm Đồng là một trong số ít các tỉnh có khí hậu tương đối mát mẻ và dễ chịu. Đó là lý lý do nơi này trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất nước ta. Chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, Lâm Đồng có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – tháng 11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau. Nhiệt độ ở Lâm Đồng tương đối thấp, đặc biệt là sáng sớm và tối muộn có khi sẽ giảm xuống dưới 18 độ C. Mỗi mùa Lâm Đồng sẽ có một vẻ đẹp khác nhau và bạn có thể đến đây bất cứ thời điểm nào trong năm cũng đều có những cảm xúc rất khác. Lâm Đồng mùa xuân từ tháng 1 đến 4 là mùa du lịch cao điểm. Đây là lúc mà hoa mai hoa đào nở đỏ rực khắp các con phố, người người nhà nhà cùng nhau đi du xuân.
Đà Lạt Lâm Đồng chiều hoàng hôn
Ngoài ra, nếu đến Lâm Đồng vào thời gian này, bạn còn được thưởng thức dâu tây Đà Lạt chín tới cực mọng nước. Lâm Đồng mùa hè từ tháng 5 – tháng 9 cũng rộn ràng không kém khi mà nơi này đang có khí hậu mát mẻ, thích hợp làm điểm đến tránh nắng nóng oi bức. Nếu đến Lâm Đồng vào khoảng thời gian này, bạn nên kiểm tra dự báo thời tiết và lựa chọn trang phục chống thấm nước, chuẩn bị ô dù để tránh những cơn mưa rào bất chợt nhé.
Bạn có thèm cảm giác se se lạnh được ngồi trong nhà và nhâm nhi ly cà phê nóng hổi? Hãy đến Lâm Đồng vào mùa thu đông nhé. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn dậy thật sớm để đi săn mây. Lâm Đồng mùa xuân có hoa đào thì mùa đông lại là lúc để hoa dã quỳ đua sắc khắp các nẻo đường. Vì thế, không có đáp án cố định cho câu hỏi nên đi Lâm Đồng vào thời điểm nào vì mỗi người với mỗi sở thích riêng sẽ có những cảm nhận khác nhau.
Địa điểm nổi tiếng ở Lâm Đồng
Video đang HOT
Nhà thờ Con Gà
Nhắc đến Lâm Đồng, không ai là không biết nhà thờ Con Gà. Đây là tên gọi được người dân quen miệng từ lâu, tên chính thức là nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari. Lý do mà nơi này được gọi là nhà thờ Con Gà là vì thiết kế trên đỉnh tháp chuông có hình chú gà rất lớn. Nhà thờ Công Giáo này là công trình kiến trúc do người Pháp xây dựng. Nằm ở số 13 đường Trần Phú, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nhà thờ con Gà lấy cảm hứng thiết kế từ nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu.
Nhà thờ Con Gà cổ kính và lãng mạn
Nếu là người ưa chuộng trường phái kiến trúc Roman, bạn chắc chắn sẽ mê mệt trước vẻ đẹp của nhà thờ Con Gà. Đừng quên chuẩn bị những bộ trang phục có tông màu trắng, đen, be để lên hợp với bức tường đằng sau nhé. Nhà thờ Con Gà có cấu trúc hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m và tháp chuông cao 47m. Nếu đứng từ đây, bạn có thể ngắm bao quát toàn thành phố Đà Lạt. Trong thánh đường chia làm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên.
Ga Đà Lạt
Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành năm 1938. Công trình do ông Moncet và Reveron thiết kế với kinh phí xây dựng là 200.000 francs hiện nay đang giữ rất nhiều kỉ lục như nhà ga cổ chạy bằng hơi nước duy nhất ở Đà Lạt, nhà ga cao nhất và nhà ga cổ lâu đời nhất ở Đông Dương (cùng với nhà ga Hải Phòng.
Lấy cảm hứng từ ngọn núi Langbiang hùng vĩ, nhà ga Đà Lạt dài 66,5m, cao 11 m và rộng 11,4m. Phía trước mặt nhà ga có chiếc đồng hồ – vật biểu tượng cực kỳ đặc trưng ghi lại thời gian mà bác sĩ Alexandre Yersin lần đầu tiên khám phá ra Đà Lạt. Đến đây, du khách luôn cảm thấy sửng sốt và choáng ngợp bởi lối kiến trúc cổ kính với ba mái hình chóp cách điệu. Ga Đà Lạt hiện đang phục vụ chính cho tuyến Thành phố Đà Lạt – Trại Mát dài dài 7m. Nhà ga đã được Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Nhà ga Đà Lạt là công trình do người Pháp xây dựng
Chợ Đà Lạt
Đi Lâm Đồng mà không có bức ảnh checkin tại chợ Đà Lạt thì thật là một điều đáng tiếc. Nằm trên con đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, chợ Đà Lạt là nơi tập hợp vô vàn các mặt hàng khác nhau cực kỳ đa dạng. Bạn có thể đến đây để mua sản vật tươi Lâm Đồng như dâu tây, bắp cải, súp lơ, su hào, các mặt hàng đan bằng len, mua hoa tươi hoặc các loại chè, mứt về làm quà. Chợ Đà Lạt hoạt động cả ngày nhưng tấp nập nhất vẫn là từ chiều trở về đêm.
Khi các tiểu thương trong sạp bắt đầu đóng cửa thì những gian hàng bên ngoài chợ bắt đầu hoạt động. Đây chính là thiên đường ẩm thực dành cho những tín đồ đam mê các món ăn vặt ở Đà Lạt. Từ bắp, khoai cho đến bánh tráng nướng, sữa đậu nành cứ thế đông nghìn nghịt cho đến thâu đêm. Hãy thử hòa mình trong dòng người này để cảm nhận không khí se se lạnh của xứ sở sương mù nhé.
Chợ Đà Lạt sầm uất nhất là vào buổi đêm
Đồi chè Cầu Đất
Khi đã biết Lâm Đồng thuộc miền nào, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được đặc điểm địa hình ở đây có nhiều đồi, núi đúng không nào? Đồi chè Cầu Đất là một trong số những địa điểm được lòng nhiều du khách vì vẻ đẹp xanh mướt của nó. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng chừng 23km về hướng đông nam, đồi chè Cầu Đất được bắt đầu khai thác từ năm 1922. Rộng lên đến 230 ha và nằm ở độ cao 1650 m so với mực nước biển, đồi chè này quanh năm xanh mát và trở thành địa điểm chụp ảnh sống ảo lý tưởng của giới trẻ.
Tuổi đời của đồi chè này đã lên đến hơn 100m. Muốn đến đây, bạn chỉ cần đi theo hướng đường cầu Ông Đạo, rẽ qua đường Trần Quốc Toản. Khi thấy vòng xoay ở khách sạn Dalat Palace, bạn đi tới đài truyền hình Lâm Đồng, đường Hùng Vương và đi theo quốc lộ 20. Chỉ cần nhìn thấy bảng hiệu thôn Cầu Đất nghĩa là bạn đã đến nơi. Còn gì tuyệt vời hơn ngắm nhìn những đồi chè xanh mơn mởn nối đuôi nhau tít tắp, xa xa là những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh nằm ẩn mình dưới tán cây.
Đồi chè Cầu Đất xanh mơn mởn
Nhà thờ Domaine De Marie
Ở Lâm Đồng có nhiều nhà thờ đẹp và nhà thờ Domaine De Marie chắc chắn là nơi bạn không nên bỏ qua. Với tên gọi khác là nhà thờ Vinh Sơn, nhà thờ Mai Anh, nhà thờ này được xây dựng từ những năm 1938. Kiến trúc của tòa nhà thờ gồm hai nhà nguyện và hai nhà tu viện với diện tích mặt đất khoảng khoảng 12 ha. Chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 1 km nên du khách có thể thuận tiện ghé thăm nhà thờ cổ kính và trang nghiêm này.
Nhà thờ Domaine De Marie không chỉ dùng làm nơi sinh hoạt của những con chiên mà còn dùng với mục đích công ích như nuôi dạy trẻ em mồ côi, dạy nghề dệt, thêu, vẽ tranh cho các em. So với kiểu nhà thờ cổ điển, nhà thờ Domaine De Marie có phần cách tân và hiện đại hơn. Với chiều rộng 11m, chiều dài 33, ngay giữa nhà thờ là sảnh chính kết nối hai đường bậc thang đi lên cửa chính.
Nhà thờ Domaine De Marie là địa điểm check in nổi tiếng ở Lâm Đồng
Thác Dambri
Thác Dambri là thác lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trong tiếng K’Ho, Dambri có nghĩa là chờ đợi. Tên gọi này xuất phát từ truyền thuyết về người phụ nữ chung thủy với chàng chàng trai mà mình đã phải lòng. 2 dòng nước ở độ cao 60m chảy hiên ngang hùng vĩ xuống chân thác khiến bất cứ du khách nào cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp của nó. Nằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 18km và thành phố Đà Lạt 100km, con đường đi vào thác Dambri tương đối thoải mái. Bạn chỉ cần vượt qua chiếc cầu bằng xi măng dài khoảng 20m là đã có thể thưởng thức cảnh tượng dòng nước cuồn cuộn.
Làng gà Đarahoa dưới chân núi Voi
Nằm nép mình dưới chân núi Voi sừng sững, làng gà Đarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng là nơi sinh sống của hơn 300 hộ dân đồng bào DTTS với những nét văn hóa, truyền thống đặc sắc, cùng chuyện tình thủy chung nhưng bi đát của cặp đôi trai tài gái sắc từ tục lệ thách cưới.
Tượng gà khổng lồ được đặt ở giữa làng
Chuyện xung quanh tượng gà
Đến thăm làng gà Đarahoa những ngày cuối tháng 8, ngôi làng giờ đã thay da đổi thịt, đường vào làng được nâng cấp để trải bê tông, nhìn xung quanh không còn những ngôi nhà sập xệ được làm bằng tre, nứa thay vào đó là những căn nhà khang trang, đẹp đẽ, người dân nơi đây chất phát, thật thà, mến khách...
Theo như người dân chia sẻ, công việc chủ yếu của họ là lên nương, làm rẫy, họ theo chế độ mẫu hệ, còn bức tượng gà trống được làm bằng bê tông, cao 3,2m, nặng khoảng 8 tấn, gà có đôi chân to khỏe đặc biệt với 9 chiếc cựa, đặt trên một mô đất cao 1,5m ở giữa làng, bức tượng gà còn gắn liền với câu chuyện tình cảm đầy đau thương.
Những già làng tại đây vẫn thường kể lại câu chuyện này, để nhắc nhở con cháu xóa bỏ hủ tục thách cưới, ép duyên thời lạc hậu. Chuyện kể rằng, ngày xưa làng gà dưới chân núi Voi bấy giờ, tên gọi là Đarahoa, thổ ngữ Cơ ho có nghĩa là suối trên ngàn. Trong cộng đồng có đôi trai gái yêu nhau thắm thiết, là nàng Hơ Bia (người Chill) và chàng K'Tiên (người Cơ Ho), nhà Hơ Bia lại quá nghèo, không xứng với gia đình K'Tiên giàu có quyền thế.
Người dân kể lại quá trình xây dựng tượng gà trống
Để cưới được nhau, theo tục lệ, nhà gái phải chuẩn bị 5 con trâu, 20 xà rông (váy) và 5 con gà để bắt chồng. Thế nhưng, bố của K'Tiên vì không muốn con trai mình về làm rể nhà nghèo, nên đã thách cưới rất cao, đòi gia đình Hơ Bia phải có 100 chiếc xà rông. Ngoài ra, còn phải có trâu, bò, chiêng, chóe để làm của hồi môn.
Vì tình yêu với chàng K'Tiên, nàng Hơ Bia lặn lội khắp nơi để tìm kiếm những lễ vật đó. Thế nhưng, khi gia đình Hơ Bia đem sính lễ tới nhà, gia đình của K'Tiên đòi Hơ Bia phải có thêm một con gà 9 cựa, giống như trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao".
Không quản ngại khó khăn, nàng Hơ Bia tiếp tục lên rừng để tìm gà 9 cựa. Nàng đi, đi mãi và không thấy trở về với buôn làng. Vì quá yêu thương Hơ Bia, chàng K'Tiên cũng lên rừng đi tìm người yêu. Chàng đi, đi mãi và cũng không quay trở về. Sau này dân làng mới biết cả hai đều đã chết trong rừng. Cảm động tình yêu của hai người, những đàn voi rừng kéo về khóc và gục chết, hình thành dãy núi Voi hùng vĩ ngày nay.
Cũng từ đó, câu chuyện tình của nàng Hơ Bia và chàng K'Tiên là nguồn cảm hứng cho kiến trúc sư Lữ Trúc Phương - người thiết kế con gà trống khổng lồ đặt ngay bên hồ chứa nước sạch để phục vụ người dân tái định cư làng Đarahoa, dưới chân núi Voi vào năm 1978.
Con đường vào làng Đarahoa đang từng bước được chính quyền địa phương nâng cấp, sửa chữa
Phát triển du lịch
Tượng gà không chỉ là biểu tượng của dân làng, mà còn là nơi tụ họp sau những mùa vụ bội thu, vào những ngày này, quanh tượng gà những nhịp điệu cồng chiêng vang lên, mọi người múa hát vui vẻ, cầu mong cho cuộc sống bình yên, đôi lứa yêu nhau hạnh phúc; đồng thời, nhắc nhở người dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, cùng nhau xây dựng đời sống và phát triển kinh tế xã hội.
Nhiều năm qua, làng Gà đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Tận dụng lợi thế này, nhiều phụ nữ Cơ Ho đã phục hồi lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Các sản phẩm thổ cẩm được dệt bằng phương pháp thủ công hoa văn sinh động, đa dạng được bán cho du khách làm vật kỷ niệm.
Nhiều mặt hàng thổ cẩm do người dân xã Hiệp An làm được bày bán cho du khách
Theo thông tin từ UBND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), núi Voi là khu căn cứ hoạt động cách mạng quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến Pháp và Mỹ, khu căn cứ núi Voi vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích như; hầm chiến đấu, hầm hoạt động bí mật, nơi huấn luyện tân binh của cách mạng đã sống và hoạt động tại đây.
Năm 2013, khu căn cứ kháng chiến núi Voi đã được công nhận là Khu di tích lịch sử cấp tỉnh. Bên cạnh đó, khu vực này, cùng với rừng già, nhiều năm qua đã hình thành tuyến du lịch leo núi, đi bộ xuyên rừng hấp dẫn du khách. Núi Voi còn có hàng trăm cây thông đỏ đặc biệt quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam mà tuổi đời của cây đã lên tới hàng trăm năm.
Thời gian tới, huyện Đức Trọng sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh khảo sát, khôi phục, tôn tạo một số di tích có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược tại căn cứ địa cách mạng Núi Voi.
Đồng thời, phát huy giá trị văn hóa bản địa tại Làng gà Đarahoa với việc phục dựng nhà rông, nhà sàn của đồng bào Cơ Ho, Chill tôn tạo cảnh quan khu vực tượng gà trống, nhằm phát huy nét văn hóa nghệ thuật, cồng chiêng để phục vụ du khách, phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.
3 nhà thờ đẹp nhất cho đêm Giáng sinh ở Đà Lạt Noel thường vào độ cuối năm, những ánh đèn ling linh được trưng bày khắp các ngõ nghách phố phường vẽ nên bức tranh sống động đầy sắc màu, người người tấp nập đổ xô về nhà thờ cầu nguyện, hoà chung không khí ấm áp của mùa giáng sinh khiến cho Đà Lạt trở nên nhộn nhịp, rực rỡ hơn. Nhà thờ...