Lâm Đồng: “Thiếc tặc” băm nát rừng đầu nguồn
Điều đáng nói, trước khi ngành chức năng huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) ra quân truy quét các đối tượng đã biết trước nên mọi máy móc đã bị “ thiếc tặc” cất giấu, khi đoàn kiểm tra rút đi những địa điểm này vẫn hoạt động trở lại như thường.
Những năm qua nhiều người từ các tỉnh phía Bắc đổ về các tiểu khu 142, 140, 143, 133, 144 (xã Đạ Sar), 119, 136, 120, 97, 95 (xã Đa Nhim), khu vực thôn Lán Tranh (Xã Đưng K’nớ), khu vực thôn Long Lanh (xã Đạ Chais), huyện Lạc Dương lập lán trại, đưa máy móc vào ngang nhiên đào đãi thiếc trái phép. Đặc biệt, dọc theo dòng suối Đạ Khai, đoạn từ đường 723 vào thủy điện Đạ Khai dài cả chục kilomet đã bị “thiếc tặc” đào bới tứ tung khiến dòng nước bị tắc nghẽn nhiều đoạn.
Theo quan sát của phóng viên ngày 17/4, chỉ trong vòng 3km đã có 4 máy xúc cùng nhiều máy bơm nước có công lớn được các đối tượng huy động vào việc đào đãi thiếc tạo ra hàng trăm hố sâu từ 5- 8m, rộng khoảng 30m2 ăn sâu vào các chân rừng và đất canh tác của người dân.
Nhiều diện tích đất rừng đầu nguồn Đa Nhim bị bới tung để khai thác thiếc
Người dân địa phương cho biết, việc đào đãi thiếc trái phép nơi đây diễn ra hoàn toàn công khai. Do các đối tượng khai thác thiếc trái phéo hoạt động cả ngày lẫn đêm với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều xe cơ giới nên nên diện tích đất rừng bị tàn phá ngày càng nhanh.
Ông Sử Thanh Hoài – Chánh văn phòng UBND huyện Lạc Dương – cho biết, những năm qua huyện Lạc Dương là một điểm nóng về khai thác thiếc, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo giải toả, truy quét các điểm khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện do ông Phó chủ tịch UBND huyện Phạm Triều làm trưởng ban thường xuyên truy quét nhưng vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Hiện cứ mỗi tháng huyện Lạc Dương lại tổ chức 2 lần truy quét “thiếc tặc”, trọng tâm là “đánh” vào những điểm nóng trên địa bàn thuộc các tiểu khu , 95, 97, 140, 143, 144, 133 và khu vực lòng hồ thủy điện Đạ Khai.
Video đang HOT
Hàng trăm hồ sâu ăn vào lòng đất được tạo ra bởi “thiếc tặc”
Trong khi đó, ông Đoàn Quang Giao – trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Lạc Dương – lại thừa nhận, trong thời gian qua, ngành chức năng của huyện Lạc Dương đã nhiều lần ra quân truy quét “thiếc tặc” nhưng hiệu quả đem lại không cao. Bởi trước khi đoàn kiểm tra có mặt toàn bộ xe cơ giới cùng nhiều thiết bị máy móc đắt tiền đã được các đối tượng kịp thời cất giấu khiến cho đoàn chỉ tịch thu và tiêu hủy được một số vật vụng khai thác thô sơ.
Ông Giao cho rằng, trước khi ngành chức năng xuất quân truy quét những đối tượng đào đãi thiếc trái phép tại các vị trí kiểm tra đã được ai đó báo trước. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến công tác đấu tranh, ngăn chặn thiếc tặc lộng hành trong nhiều năm qua tại huyện Lạc Dương kém hiệu quả.
Dưới đây là những hình ảnh về “”thiếc tặc” tàn phá rừng đầu nguồn Đa Nhim được phóng viên ghi lại trong ngày 17/4:
Phục vụ hoạt động khai thác thiếc trái phép là những xe cơ giới hiện đại…
Và những hố sâu như thế này đang xuất hiện ngày một nhiều trong các cánh rừng thuộc xã Đa Nhim, Đạ Sar, Đạ Chais, huyện Lạc Dương
Máy nổ công suất lớn dùng để hút, bơm nước phục vụ việc đào đãi
Sự xuất hiện của những người lạ mặt không hề làm gián đoạn công việc của những đối tượng đào đãi thiếc nơi đây
Bàn đãi thiếc
Trong rừng sâu hàng chục chiếc máy nổ vẫn tập nập hoạt động
Để có được thiếc, ngoài sử dụng máy xúc múc bỏ lớp đất ở trên, các đối tượng đào đãi thiếc còn phải sử dụng hai máy nổ; một máy dùng để bơm nước vào hố…
Máy còn lại có công suất lớn hơn hút cả nước, đất, cát đẩy lên bàn đãi
Một điểm khai thác thiếc trái phép ngay bên đường đi cách UBND xã Đa Nhim khoảng 2km
Theo Bee.net.vn
Tỉnh Bình Định cấm xuất titan thô
Ngày 27/03, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản việc nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển ti tan thô ra khỏi địa bàn tỉnh.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 28/3/2012, tỉnh Bình Định nghiêm cấm các tổ chức, cá mua bán, vận chuyển ti tan thô (quặng thô chưa qua chế biến, không đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định) ra ngoài tỉnh mà chỉ được được phép mua bán ti tan thô với các nhà máy chế biến ở trong tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn, Công ty cổ phần Cảng Thị Nại, Công ty cổ phần Tân Cảng Miền Trung tiếp tục tổ chức thực hiện việc không làm thủ tục bốc xếp ti tan thô tại các cảng.
Nạn khai thác titan lậu vẫn tràn lan.
Công an, Sở Giao thông Vận tải và Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định... phối hợp, tăng cường lực lượng trên các trục giao thông và tại các vùng giáp ranh ở cuối tỉnh, nhất là tại khu vực tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên để kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các trường hợp vận chuyển, mua bán ti tan thô trái phép, không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định.
Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 năm trở lại đây UBND tỉnh Bình Định có chỉ thị cấm xuất titan thô ra ngoài tỉnh. Lần trước vào cuối năm 2011, khi nạn mua bán, khai thác, vận chuyển titan trái phép diễn ra rầm rộ, công khai. Hầu hết số titan trái phép này đều bị xuất lậu ra nước ngoài.
Tuy nhiên, sau quyết định cầm lần thứ nhất của UBND tỉnh Bình Định, tình trạng khai khai thác, vận chuyển titan trái phép chỉ lắng xuống một thời gian rồi lại tái phát. Từ sau Tết Âm lịch đến nay, nạn khai thác, vận chuyển titan trái phép lại bùng phát tại các xã Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải... của huyện Phù Cát. Hầu hết số titan khai thác trái phép này đều được chở vào các cảng ở TP Quy Nhơn để tiêu thụ.
Theo Bee.net.vn
Titan "lậu"... phơi trên tỉnh lộ Trong vòng hai năm trở lại đây, tình trạng người dân khai thác titan trái phép diễn ra ngày càng rầm rộ tại các xã Cát Thành, Cát Khánh, Cát Hải của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Mặc dù chính quyền địa phương đã vào cuộc nhưng do cách làm không kiên quyết, không duy trì thường xuyên nên nạn khai thác...