Lâm Đồng: Sẽ thí điểm bảo hiểm bò sữa
Nhằm đưa bảo hiểm nông nghiệp vào thực tiễn, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân, nông thôn, Tổng Công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam -ABIC đã lựa chọn địa bàn tỉnh Lâm Đồng để thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm bò sữa trước khi triển khai trên diện rộng.
Chiều ngày 14.9, tại TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng), Công ty Cổ phần bảo hiểm ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) và Tổng Công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình thí điểm Bảo hiểm sữa bò tại Lâm Đồng.
Toàn cảnh hội nghị triển khai thí điểm Bảo hiểm bò sữa tại Lâm Đồng.
Mục đích của hội nghị nhằm giới thiệu, trang bị cho hệ thống đại lý về kế hoạch triển khai sản phẩm, phương thức triển khai, hiểu về sản phẩm để có thể khai thác trên địa bàn. Thông qua lớp tập huấn ABIC và Vinare giới thiệu với Sở Nông nghiệp hướng phát triển mới để đưa bảo hiểm (BH) nông nghiệp đi vào thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương, đó là không đánh giá giá trị tài sản khi mua BH hoặc khi có tổn thất (để tránh xung đột với biến động về giá thực tế của nông sản trong suốt thời hạn hợp đồng bảo hiểm).
Với sứ mệnh hoạt động, phát triển kênh phân phối, liên kết ngân hàng BH bền vững hiệu quả, đặt trọng tâm phát triển các sản phẩm BH liên quan đến khu vực nông nghiệp nông thôn, qua 10 năm hoạt động ABIC đã phát triển mạng lưới kênh phân phối khoảng 3.000 chi nhánh phòng, gia dịch toàn quốc với 20.000 đại lý viên. Hàng năm, ABIC cấp đơn BH cho 1,7 triệu người nông dân, chi trả bồi thường BH mỗi năm trên 300 tỷ đồng cho người được bảo hiểm đã phần nào chia sẻ khó khăn với người nông dân khi không may mắn xảy ra sự kiện BH góp phần ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh của bà con khu vực nông thôn.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thái Liêm – Phó giám đốc Agribank Lâm Đồng II phát biểu tại hội nghị.
Ngoài sản phẩm sức khỏe cho người vay vốn, các sản phẩm khác của ABIC cho khu vực nông nghiệp như trâu, bò thịt, bò sữa, cây cao su, cây keo…với tổng doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp đạt 22,21 tỷ đồng. Bước đầu đem lại hiệu quả và tiếp cận đúng nhu cầu của nông dân và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh đó, ABIC và Nhà tái bảo hiểm có một số kiến nghị như: Đề nghị Sở Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ABIC sẽ triển khai thí điểm BH bò sữa trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho ABIC trong quá trình triển khai thí điểm và hỗ trợ để hệ thống đại lý của ABIC (cán bộ tín dụng Agribank) trong quá trình bán bảo hiểm cho khách hàng. Đề nghị sở xem xét hỗ trợ phí BH theo như đề án thí điểm để giảm thiểu gánh nặng tài chính cho hộ nông dân.
Chi cục Chăn nuôi, thú y, thủy sản Lâm Đồng hỗ trợ cho ABIC trong quá trình giám định tổn thất khi có sự kiện bảo hiểm xảy và được sự ủng hộ nhiệt tình và quyết liệt của Ban lãnh đạo Agribank các cấp.
Theo Danviet
Vụ phá rừng tại Nam Ban: Yêu cầu xử lý dứt điểm
UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu UBND huyện Lâm Hà khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng tại tiểu khu 270, lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Ban quản lý để lấn chiếm đất.
Ngày 8.9, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Lâm Hà điều tra, xử lý đối tượng vi phạm vụ cắt 45 cây gỗ thông tại tiểu khu 270 (khu phố Bạch Đằng, thị trấn Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng).
Những cây thông 20 năm tuổi bị chặt phá để chiếm đất. Ảnh: Văn Long
Ngày 6.9, sau buổi kiểm tra thực tế của đoàn liên ngành gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo UBND huyện Lâm Hà, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND huyện Lâm Hà và các đơn vị liên quan xử lý dứt điểm các khu vực rừng bị phá, ken cây, san ủi đất trái quy định.
Một trong những gốc thông có đường kính 50cm bị chặt hạ. Ảnh: Văn Long
Đối với diện tích rừng trên, gần 1.000m2 với 42 cây thông trồng bị ken (đã chết 40 cây) và diện tích san ủi trái phép thuộc lô b, khoảnh 4, tiểu khu 270, tổ dân phố Thăng Long, UBND tỉnh yêu cầu tổ chức giải tỏa, di dời ngay số gạch đá tại khu vực đã san ủi, chặt cây, thu gom 40 cây thông đã chết và trồng lại ngay trong vòng tháng 9.
Khu vực thông bị chết đừng và đất bị san ủi trái phép. Ảnh: Văn Long
Trước đó, báo Dân Việt đã đưa tin "Lâm Đồng: Rừng thông 20 năm tuổi lại bị chặt phá để chiếm đất". Cụ thể, ông Nguyễn Phúc Thái, Chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban, cho biết có 45 cây thông khoảng 20 năm tuổi tại tiểu khu 270, thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Ban quản lý đã bị chặt phá.
Lực lượng chức năng đo và khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng. Ảnh: Văn Long
Ông Thái cũng cho biết, diện tích này bị phá đến 3 lần, lần cuối vào ngày 19.8. Cơ quan chức năng đã lập biên bản và đang tiến hành điều tra, làm rõ.
Theo Danviet
Xả trạm BOT cao tốc Liên Khương - Đà Lạt dịp Festival hoa Ngày 21/12, tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong 7 ngày diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2017, trạm thu phí BOT Định An trên đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt sẽ được mở cửa cho các phương tiện lưu thông tự do mà không phải mua vé qua trạm. Theo đó, thời gian mở cửa trạm miễn...