Lâm Đồng sắp có huyện thứ 2 cán đích nông thôn mới
Với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của người dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đang chờ đợi từng ngày để trở thành huyện nông thôn mới (NTM) thứ hai của tỉnh Lâm Đồng sau huyện Đơn Dương.
14/14 xã đạt chuẩn
Đức Trọng là huyện nằm ở cửa ngõ phía Nam cách TP.Đà Lạt 30km, có điều kiện hạ tầng kết nối thuận lợi với Quốc lộ 27, 20, 28B, sân bay quốc tế Liên Khương… Huyện này còn nằm trên trục giao lưu kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt là TP.HCM, Buôn Ma Thuột, Duyên hải Nam Trung Bộ. Vì vậy, huyện có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội, cũng như thực hiện xây dựng NTM.
Nhiều mô hình kinh tế tại Đức Trọng có doanh thu cao, cá biệt có mô hình sản xuất hoa trong nhà kính đạt trên 2 tỷ đồng/ha/năm. Ảnh: V.L
Ông Võ Văn Phương – Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng vui mừng cho biết: “Đến nay, toàn huyện đã có 14/14 xã đạt chuẩn NTM và đang dần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn”.
Video đang HOT
Với mục tiêu trở thành huyện NTM thứ 2 của tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2011-2016, các đơn vị tại địa phương xây dựng các chương trình hành động cụ thể theo từng tháng, quý, năm. Tuy nhiên, sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành tiêu chí huyện NTM và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, huyện Đức Trọng đã rà soát và đối chiếu với các tiêu chí quy định tại quyết định này. Đến năm 2016, huyện Đức Trọng mới có 12/14 xã đạt chuẩn NTM, còn 2 xã chưa đạt chuẩn là Tà Năng và Đa Quyn. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tiêu chí huyện NTM chưa đạt chuẩn. Vì vậy Ban chỉ đạo NTM huyện xác định lại lộ trình và đăng ký xây dựng huyện Đức Trọng đạt chuẩn NTM vào năm 2018.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Là một huyện nằm cạnh một trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước là Đà Lạt, huyện Đức Trọng có những lợi thế nhất định để xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp.
Ông Võ Văn Phương cho biết: “Trong những năm qua, việc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu rau, hoa Đà Lạt được triển khai nhân rộng. Đến nay, toàn huyện đã có 152ha rau hoa được công nhận nhãn hiệu rau Đà Lạt. Tổng diện tích rau sản xuất theo hướng VietGAP đến nay là 435ha”. Vì phát huy được lợi thế, tiềm năng mà đời sống của người dân huyện Đức Trọng không ngừng được nâng cao.
Là huyện có chiều dài nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 20, vì vậy tiêu chí giao thông cũng được các cấp huyện đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng NTM. Từ khi bắt tay vào xây dựng NTM, toàn huyện đã triển khai làm các tuyến đường giao thông với tổng chiều dài là 242,886km. Trong đó đường trục xã, liên xã là 19km; đường trục thôn, xóm là 143,769km; đường ngõ xóm là 63,914km, đường trục nội đồng là 16,203km. Chính vì những nỗ lực không ngừng đó, toàn huyện đã có 14/14 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông.
Để đạt được kết quả trên, huyện đã tập trung các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm phát triển mọi lĩnh vực, đặc biệt khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành kinh tế, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo Danviet
Trồng sâm đương quy như trồng khoai, dân ở đây nhanh giàu
Đạ Ròn là một xã trọng điểm về chăn nuôi bò sữa tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng nhưng trong vài năm trở lại đây, bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển sang canh tác thêm các loại rau thương phẩm, trong đó đáng chú ý là phát triển cây sâm đương quy-một trong những dược liệu quý.
Hợp tác xã (HTX) dược liệu Như Ý nằm ven Quốc lộ 27 trên đường từ Đà Lạt về Đơn Dương thuộc xã Đạ Ròn, được thành lập từ tháng 1 năm 2018 do bà Đinh Thị Thi làm Giám đốc. Hiện tại HTX có 7 thành viên với tổng diện tích 5 ha. Đây là HTX dược liệu đầu tiên tại xã Đạ Ròn cũng như toàn huyện Đơn Dương chuyên cung cấp hạt giống, cây giống sâm đương quy cho nông dân trồng và thu mua sản phẩm cho bà con nông dân.
Bà Thi bên ruộng sâm đương quy của HTX
Mặc dù, HTX được thành lập từ tháng 1 năm 2018 nhưng theo bà Thi cho biết bà đã trồng và thu mua cây sâm đương quy từ đầu năm 2016, với diện tích trồng ban đầu là 0,7ha. Qua quá trình sản xuất, bà Thi nhận thấy cây sâm đương quy mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tiếp tục mở rộng diện tích canh tác.
Tổng chi phí đầu tư cho 0,1ha trồng cây sâm đương quy khoảng 30 triệu đồng, sản lượng thu về khoảng 3 - 3,5 tấn/0,1ha, giá thu mua củ tươi 20.000 - 25.000 đồng/kg. Như vậy sau khi trừ chi phí đầu tư, công chăm sóc thu hoạch,... thì nông dân cũng thu lãi khoảng 30 triệu đồng.
Sản phẩm thu về là củ tươi, HTX sấy khô và bán ra thị trường. Ngoài sản phẩm thô HTX còn cung cấp ra thị trường sản phẩm trà túi lọc đương quy. Bên cạnh cây sâm đương quy, HTX dược liệu Như Ý còn trồng và thu mua cây hoàn kỳ, cây đan sâm để làm trà túi lọc.
Mặc dù thời gian từ khi trồng đến thu hoạch cây sâm đương quy dài hơn so với các loại rau ngắn ngày (15-16 tháng mới cho thu hoạch) nhưng đối với cây đương quy, trước khi trồng chỉ cần xử lý đất kỹ, bón phân đầy đủ, tưới nước và nhổ cỏ theo định kỳ thì sẽ cho năng suất cao, không tốn nhiều thời gian chăm sóc như các loại cây trồng khác. Đặc biệt cây không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên rất an toàn cho sản phẩm cũng như an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
Từ những điều kiện thuận lợi mà HTX Như Ý đang đầu tư phát triển trong thời gian qua, trong năm 2018, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đơn Dương xây dựng mô hình trồng thực nghiệm cây sâm đương quy với tổng diện tích 1,7ha, trong đó Nhà nước hỗ trợ 75% chi phí mua cây giống cho các thành viên HTX.
Hiện nay cây đang sinh trưởng, phát triển tốt và dự kiến trong năm 2019 sẽ cho thu hoạch. Tháng 8 năm 2018 HTX dược liệu Như Ý đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp giấy chứng nhận VietGAP cho cây sâm đương quy, tạo động lực cho HTX ngày càng hoàn thiện và phát triển về chất lượng sản phẩm cây dược liệu đương quy trên địa bàn huyện, mở ra hướng đi mới cho cây dược liệu tại địa phương, giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Tuy nhiên do mới thành lập nên HTX vẫn còn gặp nhiều khó khăn như nguồn vốn để đầu tư cơ sở, trang thiết bị máy móc để làm ra thành phẩm trà đương quy, đầu ra của sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn do HTX tự chào hàng và tìm kiếm khách hàng nên chưa có thị trường ổn định. Hy vọng trong thời gian tới, HTX sẽ có thêm thành viên tham gia, để tạo đà phát triển ngày càng lớn mạnh, sản xuất ra được nhiều sản phẩm cung cấp ra thị trường và có nhiều người tin dùng sản phẩm trà của Hợp tác xã Như Ý.
Theo Danviet
Trả bệnh nhẹ cho viện tuyến huyện, xã Tại hội nghị triển khai công tác ngành y tế năm 2019 vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, nhiều BV tuyến trên đang loay hoay xử lý việc quá tải nên không tập trung được vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thay đổi thái độ phục vụ làm hài lòng người bệnh. Nguyên nhân là do...