Lâm Đồng: Phẫn nộ, 100 cây sầu riêng chết tức tưởi vì bị chặt gốc
120 cây sầu riêng của gia đình ông Nguyễn Văn Phạm (ngụ tại thôn 15, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) chết tức tưởi bởi bị kẻ xấu chặt hạ, cưa đổ, đẽo bạt gốc. Sự việc khiến khổ chủ và người dân hết sức phẫn nộ.
Ngày 17/4, Công an huyện Di Linh cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng các lực lượng và Công an xã Hòa Ninh tiến hành điều tra, truy tìm thủ phạm đã chặt hạ, cưa đổ, đẽo bạt gốc hơn 120 cây sầu riêng của gia đình ông Nguyễn Văn Phạm.
Những cây sầu riêng bị đẽo bỏ phần vỏ không thể phục hồi.
Ghi nhận của cơ quan chức năng địa phương, tại khu vườn của gia đình ông Phạm, có tổng cộng 120 cây sầu riêng bị kẻ xấu chặt hạ, cưa đổ và đẽo bạt gốc. Trong đó có 100 cây đã trồng 5 năm tuổi đang ra bông và 20 cây 1 năm tuổi. Đặc biệt, những cây sầu riêng này có 20 cây bị chặt hạ, 70 cây bị cưa đổ và 30 cây bị đẽo bạt sát gốc ngay dưới mắt ghép không thể phục hồi.
Những cây sầu riêng này đã 5 năm tuổi và đang cho hoa.
Trước đó, ông Phạm cho biết, ông đang tưới cà phê thì nghe người dân báo vườn sầu riêng của gia đình bị kẻ xấu chặt hạ. Nghe tin ông Phạm cùng vợ đã ra vườn kiểm tra thì xót xa thấy sầu riêng bị chặt hạ nằm ngổn ngang khắp vườn. Ngay sau đó, ông Phạm đã báo chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.
Sau khi nhận được tin báo, Công an xã Hòa Ninh đã đến hiện trường ghi nhận vụ việc và báo cáo Công an huyện Di Linh. Sau đó, Công an huyện Di Linh đã đến khám nghiệm hiện trường phục vụ công tác điều tra, truy tìm thủ phạm đã ra tay chặt hạ vườn rầu riêng của “khổ chủ”.
Video đang HOT
Ông Phạm xót xa dựng những cây sầu riêng bị kẻ xấu chặt phá.
Được biết, gia đình ông Phạm đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cùng công sức để trồng, chăm sóc vườn sầu riêng hơn 1ha. Vì vậy, gia đình ông Phạm mong muốn cơ quan chức năng tìm ra thủ phạm để xử lý nghiêm trước pháp luật giúp người dân yên tâm sản xuất, làm ăn.
Phong Lâm
Nghề "ăn cơm đứng" ở Lâm Đồng: Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai
Nhờ tức thời chuyển đổi khi thấy giá trị cao cùng với những lợi thế của địa phương nên nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Thu nhập hơn 100 triệu/năm
Đến các huyện Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lộc... vào những ngày tháng 10, thay vì những cánh đồng lúa, đồi cà phê bạt ngàn trước đây là những vườn dâu xanh tốt. Nhờ đánh giá được lợi thế của địa phương cũng như sự giúp đỡ của Hội nông dân, chính quyền địa phương mà người dân đã biết chuyển đổi cây trồng phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao.
Trồng dâu, nuôi tằm được xem là nghề đã có từ lâu của tỉnh Lâm Đồng. Chính vì vậy, khi người dân bắt đầu chuyển đổi phát triển ngành này cũng đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ.
Người dân ở Lâm Đồng đã có thu nhập hàng trăm triệu/năm nhờ trồng dâu nuôi tằm.
Cầm trong tay nắm lá dâu đang hái dở, bà Nguyễn Thị Dung (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) vui mừng cho biết: "Vài năm trở lại đây, nhờ giá kèm tằm cũng khá cao nên chúng tôi đã thoát cảnh đói nghèo, túng thiếu. Với 2.000m2 đất trồng dâu tằm, gia đình bà Dung nuôi liên tục, gối đầu và có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm".
Ông Lê Quang Thôn (chồng bà Dung) gần đó tiếp lời: "Những năm trước đây, làm ăn đâu có để dư được đồng nào, từ năm 2016, thấy nghề trồng dâu, nuôi tằm được nên tôi đã bàn với vợ phá 2 sào đất trồng cà phê để trồng dâu giờ mới thấy quyết định của mình là đúng".
Trồng dâu nuôi tằm đang là nghề được người dân quan tâm, phát triển.
Cũng như gia đình ông Thôn, anh K'Tiêu (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà) cũng có của ăn, của để, dành được tiền gửi xuống TP. Hồ Chí Minh cho 3 người con ăn học. "Thấy nhiều người ở địa phương nuôi tằm rất ổn nên tôi đã quyết định đầu tư chuyển đổi 2.000 ruộng trồng lúa và 2.000m2 đất trồng cà phê đã già cỗi để trồng dâu siêu cành. 16 ngày nuôi là có kén để thu, nhà tôi lại nuôi liên tục gối đầu nên có tiền tiêu xài hàng tháng, dư thì đầu tư thêm phân bón vào vườn cà phê. Ngoài ra, phân tằm cũng được tôi tận dụng bón lại cho cây dâu nên rất tốt", anh K'Tiêu chia sẻ.
Anh K'Tiêu (áo trắng) đã thoát nghèo, có tiền cho các con ăn học nhờ trồng dâu, nuôi tằm.
Hiện nay, giá kén tằm tại Lâm Đồng giao động từ 130 - 150 ngàn đồng/kg nên thu nhập của người dân khá ổn định. Bên cạnh đó, kỹ thuật, công cụ nuôi tằm đơn giản và rẻ nên giá thành đầu tư của người dân cũng thấp so với các ngành nghề khác.
Phát triển bền vững
Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm đang phát triển rộng ở 11 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích dâu khoảng 6.800ha (chiếm gần 67% diện tích dâu cả nước). Chính vì thế, địa phương đang đẩy mạnh ngành tơ tằm theo hướng sản xuất hiệu quả, hình thành vùng nguyên liệu dâu tằm ổn định với diện tích dự kiến 10.000ha vào năm 2023 với sản lượng kén khoảng 14.000 tấn.
Ông Nguyễn Thái Sơn - Phó chủ tịch UBND thị trấn Đinh Văn cho biết, trên địa bàn thị trấn đã có khoảng 1.000 hộ dân người dân tộc thiểu số K'ho chuyển sang trồng dâu nuôi tằm trong thời gian qua. Đến nay, địa phương không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Người dân đã biết áp dụng mô hình trồng dâu nuôi tằm theo kỹ thuật và giống mới để nâng cao thu nhập.
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ giai đoạn 2019-2023.
"Hiện nay, chính quyền thị trấn Đinh Văn đang hỗ trợ cho các hộ chuyển đổi từ cây trồng khác sang cây dâu 500.000 đồng/sào để bà con có kinh phí đầu tư giống, mua phân bón chăm sóc dâu. Bên cạnh đó, địa phương đang tạo chuỗi liên kết, tìm doanh nghiệp để cùng đầu tư bao tiêu sản phẩm giúp bà con ổn định sản xuất", ông Sơn thông tin.
Giá kén tằm ở Lâm Đồng đang giao động ở mức 130 - 150 ngàn đồng/kg.
Trong khi đó, ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản Lâm Đồng cho biết, hiện địa phương đang triển khai đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ giai đoạn 2019-2023. Bên cạnh đó, tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên đã sản xuất được giống tằm lưỡng hệ quanh năm với chất lượng tốt hơn so với cả nước cũng như một số quốc gia trong khu vực.
Theo Danviet
Xe máy bốc cháy sau khi đối đầu ô tô, một người tử vong Sau cú tông trực diện với ô tô khi đi xe máy, ông Nguyễn Văn Sơn (62 tuổi, ngụ Tổ dân phố 11, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã tử vong. Chiều 30/10, Công an huyện Di Linh cho biết, đơn vị đang phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ...