Lâm Đồng: Mời chuyên gia, về xã vùng sâu mở lớp dạy nghề
Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 300.000 lao động nông thôn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề tại chỗ, cung ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất phi nông nghiệp và xuất khẩu lao động, tỉnh Lâm Đồng sẽ đào tạo nghề cho 26.000 – 27.000 lao động/năm.
Bà Nguyễn Thị Tường Vi – Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là việc làm vừa cấp bách vừa lâu dài. Cấp bách vì kỹ năng nghề của bà con quá thấp, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất; lâu dài vì việc đào tạo không thể trong ngày một ngày hai mà là một quá trình”.
Công nhân hái dâu tại vườn dâu Thắng Thịnh (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng). Ảnh: P.L
Cũng theo bà Vi, trên cơ sở chương trình, kế hoạch của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, hàng năm, trung tâm đã xây dựng kế hoạch mở lớp với nội dung và thời gian phù hợp với yêu cầu của từng địa phương theo phương châm linh hoạt.
Video đang HOT
Hầu hết học viên là các hội viên nông dân, con em nông dân vừa tham gia sản xuất vừa học các lớp dạy nghề nên tùy vào điều kiện, trung tâm dạy nghề sẽ tiến hành mở lớp theo 2 hình thức khác nhau. Đối với những huyện, thành phố gần, trung tâm sẽ mở các lớp tập trung. Ngược lại, với các xã vùng sâu, vùng xa, trung tâm sẽ mở các lớp lưu động nhằm tạo điều kiện thuận lợi về ăn, ở, đi lại cho học viên, đồng thời gắn với mô hình thực tiễn tại các cơ sở.
“Hiện nay, cán bộ của trung tâm vẫn còn ít, chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được, vì vậy đơn vị phải liên kết, hợp đồng, mời giáo viên các các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp kỹ thuật, cao đẳng nghề… về đào tạo nghề cho người dân. Tại địa phương, từ nay đến năm 2020, chúng tôi sẽ đào tạo nghề cho 300.000 lao động nông thôn. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 26.000 – 27.000 lao động, trong đó 40% để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, 60% để chuyển đổi ngành nghề tại chỗ, cung ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất phi nông nghiệp và xuất khẩu lao động” – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết.
Được biết, từ năm 2012 – 2018, Trung tâm Đào tạo nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Lâm Đồng đã trực tiếp phối hợp Hội Nông dân các huyện, thành phố, các ban, ngành mở 186 lớp dạy nghề ngắn hạn với hơn 14.000 học viên tham gia. Trong đó, đơn vị đã trực tiếp cấp chứng chỉ cho 182 học viên, cấp chứng nhận cho hơn 1.700 học viên, chủ yếu là các nghề sửa chữa máy nông nghiệp, cách ủ phân, bón phân, trồng dâu nuôi tằm, trống nấm… Trong số đó có hơn 2.000 học viên là người đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 17% tổng số học viên).
Theo Danviet
Lâm Đồng: Xót xa, nhà nghèo nuôi mãi được con bò bị trộm giết thịt
Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đang khẩn trương điều tra vụ trộm bò của người dân trên địa bàn xã Gia Bắc rồi giết lấy thịt.
Ngày 18/11, Công an huyện Di Linh cho biết, đơn vị đang khẩn trương điều tra vụ trộm bò người một người dân trên địa bàn xã Gia Bắc sau đó giết thịt. Cũng theo công an địa phương, đây là vụ trộm bò thứ hai diễn ra trên địa bàn xã Gia Bắc, trước đó vào cuối tháng 7, tại thôn Bộ Bê, gia đình ông K'Thám (37 tuổi) cũng bị kẻ gian bắt trộm con bò cái đưa vào bìa rừng giết lấy thịt.
Phần thịt của chú bò bị các đối tượng trộm bò để lại.
Theo thông tin trình báo của ông K'Thọ (39 tuổi, ngụ tại thôn Bộ Bê), vào ngày 14/11, ông cùng người thân phát hiện con bò cái cột trong vườn cà phê đã biến mất nên nhờ người đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Đến ngày hôm sau, gia đình ông K'Thọ phải nhờ thêm hàng xóm tìm kiếm con bò. Sau một hồi tìm kiếm, những người đi tìm đã phát hiện 1/4 con bò bị giết thịt cách nhà ông K'Thọ khoảng 3km tại bờ suối Đạ Đơn.
Hiện trường vụ trộm bò tại bờ suối Đạ Đơn.
Sau khi kiểm tra, ông K'Thọ xác định đây chính là con bò cái của gia đình mình. Tại hiện trường, nhiều phần thịt của con bò nằm bên bờ suối vẫn chưa được kẻ gian mang đi. Vụ việc ngay sau đó đã được ông K'Thọ báo chính quyền địa phương.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an xã Gia Bắc đã có mặt tại ghi nhận hiện trường, đồng thời báo cáo Công an huyện Di Linh để điều tra làm rõ hành vi táo tợn của các đối tượng trộm bò.
Theo Danviet
Trồng có 2 sào dưa hấu tí hon Nam Mỹ, mỗi ngày thu 7 triệu Mỗi ngày, 2 sào dưa hấu tí hon Nam Mỹ cho gia đình anh Nguyễn Định thu hoạch trên 100kg trái. Với giá hiện nay, mỗi ngày gia đình anh thu về trên 7 triệu đồng. Năm 2015, anh Nguyễn Định, ngụ phường 8, TP Đà Lạt, Lâm Đồng được người bạn chia sẻ về giống dưa hấu tí hon Nam Mỹ hay...