Lâm Đồng: Lốc xoáy thổi bay hàng chục mái nhà
Trận lốc xoáy vào ngày 25/4 vừa quét qua 3 thôn của huyện vùng sâu vùng xa Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) thổi bay hàng chục mái nhà. Cơ quan chức năng phải cấp tốc tìm chỗ ở tạm để người dân ở tạm.
Nhà bị gió lốc làm hư hại
Sự việc xảy ra vào chiều 25/4, một cơn mưa lớn kéo dài hơn 30 phút, kèm theo lốc xoáy bất ngờ quét qua các thôn Đạ Nha, Hà Phú và Hà Mỹ (xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng) làm tốc mái hàng chục ngôi nhà và quật đổ nhiều cây xanh, cây trồng trên địa bàn, gây thiệt hại cho người dân nơi đây.
Theo Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Quốc Oai – ông Vương Duy An, thống kê sơ bộ, có gần 30 căn nhà của các hộ dân bị lốc xoáy làm tốc mái, trong đó 11 căn bị gió lốc thổi bay toàn bộ mái nhà. Vụ thiên tai mới xảy ra vào cuối giờ chiều hôm qua nên xã chưa kịp thống kê tài sản và cây trồng của các hộ bị thiệt hại. Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng gấp rút tìm địa điểm để các gia đình bị thiên tai trú tạm qua đêm, đồng thời huy động các lực lượng công an, dân quân, đoàn thanh niên… giúp người dân vận chuyển đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn.
Video đang HOT
LÊ NHUẬN
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả dông lốc, mưa đá
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 481/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá.
Từ đầu năm đến nay, dông lốc, sét, mưa đá, mưa lớn xảy ra nhiều đợt, trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Công điện nêu rõ:
Từ đầu năm đến nay, dông lốc, sét, mưa đá, mưa lớn xảy ra nhiều đợt, trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, làm 8 người chết; trên 40.000 nhà và 30.000 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại. Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 25-27/4 ở khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (có nơi trên 120mm/24h); nguy cơ cao xảy ra lốc sét, mưa đá trên diện rộng nhất là tại các địa phương vừa bị thiệt hại.
Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn tới các gia đình có người dân bị thiệt mạng do mưa lũ, dông lốc, sét, chia sẻ những khó khăn, mất mát của chính quyền và người dân vùng bị thiệt hại.
Để ứng phó hiệu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá, tập trung một số nhiệm vụ sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:
- Huy động lực lượng tại hỗ tập trung hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả dông, lốc, mưa đá (đồng thời lưu ý đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19); tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người thiệt mạng, hỗ trợ sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, đảm bảo chỗ ở cho các hộ dân bị thiệt hại, không để người dân bị thiếu đói. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, tổng hợp nhu cầu, gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh hiện tượng mưa lớn, dông, lốc sét, mưa đá có thể xảy ra trong những ngày tới.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tuyến thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá như: khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà khi có cảnh báo dông lốc, mưa đá; gia cố, bảo vệ mái nhà sử dụng vật liệu dễ bị tốc, vỡ (proximăng, ngói), thay thế bằng các vật liệu đảm bảo (mái tôn mạ kẽm); xem xét việc thu hoạch sớm hoặc che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo về tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục đưa tin kịp thời diễn biến của thời tiết, thiên tai và cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
3. Giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện; báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Khởi động dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lai Châu cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Sáng 16/1, tại Lai Châu, Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) tổ chức...